Nội dung chính
Xem Cách xác định huyệt vùng lưng 2024
Đau lưng là tình trạng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, là dấu hiệu của nhiều loại bệnh lí cơ xương khớp khác nhau như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, cũng có thể là dấu hiệu của của việc sai tư thế lâu ngày dẫn đến co cơ, Để giảm đi những cơn đau nhức do các bệnh cơ xương khớp, nhiều người tìm đến các phương pháp điều trị không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, Châm cứu lưng từ lâu đã được sử dụng và đưa lại nhiều hiệu quả. Để biết thêm về châm cứu lưng mời các bạn cùng YouMed tham khảo bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
- Khi nào thì nên sử dụng các huyệt vùng lưng để châm cứu?
- Một số huyệt vùng lưng thường sử dùng
- Một số lưu ý khi châm cứu lưng
Khi nào thì nên sử dụng các huyệt vùng lưng để châm cứu?
Bệnh cấp hoặc mãn tại vùng lưng
Theo y học hiện đại
Đau vùng cột sống thắt lưng do nguyên nhân cơ học chiếm khoảng 90-95% các trường hợp đau vùng cột sống thắt lưng. Đa số không tìm ra nguyên nhân, thoái hóa cột sống thắt lưng, hoặc do tổn thương địa đệm. Bệnh thường diễn tiễn mạn tính, đau cơ học, kèm hoặc không kèm với đau thần kinh tọa.
Đau lưng thường do nhiều nguyên nhân khác nhau
Theo y học cổ truyền
Đau lưng do phong hàn thấp xâm nhập vùng lưng: Do sống lâu ở vùng ẩm thấp hoặc dầm mưa dãi nắng nhiều, hoặc vào mùa đông Hàn tà ngưng tụ, thấp tà dính trệ không hóa làm tắc trở kinh mạch vùng lưng, đẫn đến xương khớp ở vùng lưng bị tê cứng, tổn thương gây đau. Châm cứu: Giáp tích L1-L5, thận du, đại trường du, hoàn khiêu, ủy trung, dương lăng tuyền, a thị huyệt.
Khí trệ huyết ứ vùng lưng: Do chấn thương, té ngã hoặc bệnh lâu ngày khí huyết vận hành không thông làm huyết ứ lưu trệ vùng thắt lưng gây đau
Thận tinh hư tổn gây đau mỏi vùng lưng: Bẩm sinh tiên thiên bất túc, hoặc lao động quá sức, tuổi già làm thận tinh hư hao không nuôi dưỡng được vùng thắt lưng gây đau. Khi chức năng thận suy giảm, thận hư sẽ dẫn tới hiện tượng vùng thắt lưng đau nhức âm ỉ dài ngày.
Ngoài ra trong một số bệnh về ngũ tạng, cũng có thể dùng các phương huyệt ở vùng lưng.
Một số huyệt vùng lưng thường sử dùng
Một số huyệt vùng lưng thường dùng
Giáp tích
Vị trí: Ở lưng và thắt lưng mỗi bên cột sống có 17 huyệt xếp theo hai hàng thẳng từ ngang mỏm gai đốt sống lưng1 đến ngang mỏm gai đốt sống thắt lưng 5, mỗi đầu mỏm gai mỗi đốt sống ngang ra 0,5 tấc là một huyệt.
Tác dụng: chữa Ho, suyễn, lao, các bệnh mãn tính.
Đại trữ
Vị trí: Huyệt nằm ở vùng lưng trên, nằm giữa đốt sống lưng D1 D2, mỗi bên đo ra 1,5 thốn
Tác dụng: Đau cổ vai gáy, đau nhức mỏi xương; sốt, cảm mạo, đau đầu.
Phong môn
Vị trí: vùng lưng trên, nằm giữa đốt sống lưng D2- D3, mỗi bên đo ra 1,5 thốn.
Tác dụng: Đau mỏi cổ vai, đau mỏi lưng, sốt, ho, suyễn, cảm mạo, đau đầu.
Phế du
Vị trí: nằm giữa đốt sống lưng D3 D4, mỗi bên đo ra 1,5 thốn.
Tác dụng: Bổ ích phế khí, thanh hư nhiệt, thối nhiệt, hòa vinh huyết; dùng để điều trị đau nhức tại chỗ, cứng gáy, vẹo cổ, đau lưng, sốt, ho hen.
Quyết âm du
Huyệt còn có tên quyết du, khuyết âm du, khuyết du.
Vị trí: Nằm giữa đốt sống lưng D4 D5 mỗi bên đo ra 1,5 thốn.
Tác dụng: đau tại chỗ, hồi hộp, đánh trống ngực, ho, nôn.
Tâm du
Vị trí: Nằm giữa đốt sống lưng D5 D6 mỗi bên đo ra 1,5 thốn.
Tác dụng: dưỡng tâm an Thần, lý huyết điều khí, thanh Thần định chí,; Dùng để điều trị đau nhức tại chỗ, hoảng hốt, hay quên, hồi hộp, đánh trống ngực, trẻ em chậm nói, ho, ho ra máu, động kinh.
Cách du
Vị trí: giữa đốt sống lưng D7 D8, mỗi bên đo ra 1,5 thốn.
Tác dụng: lý khí hóa ứ, hòa vị khí, bổ hư tổn, thư hung cách; dùng để điều trị đau lưng, ăn kém, nấc, sốt, huyết hư, huyết nhiệt, ra mồ hôi trộm,
Can du
Vị trí: giữa đốt sống lưng D9 D10, mỗi bên đo ra 1,5 thốn.
Tác dụng: bổ vinh huyết, khử thấp nhiệt ở can đởm, tiêu ứ; dùng để điều trị đau nhức tại chỗ, hoa mắt, chóng mặt, sưng đau mắt, đau dạ dày, hoàng đản, cuồng.
Đởm du
Vị trí: giữa đốt sống lưng D10 D11, mỗi bên đo ra 1,5 thốn.
Tác dụng: thanh đởm hỏa, thanh tiết tà nhiệt ở can đởm, hòa vị lý khí, thư ngực,khử thấp nhiệt. Dùng để điều trị đau tại chỗ, đầy bụng, nôn mửa, nuốt khó, miệng đắng, đau Thần kinh liên sườn, hoàng đản.
Tỳ du
Vị trí: giữa đốt sống lưng D11 D12, đo ra mỗi bên 1,5 thốn.
Tác dụng: phò thổ trừ thủy thấp, điều tỳ khí, hòa vinh huyết, trợ vận hóa; dùng để điều trị đau nhức tại chỗ, tiêu hóa kém, đầy bụng, không muốn ăn, nấc, tiêu chảy, hoàng đản, mạn kinh phong trẻ em, các chứng về đờm, phù thũng.
Vị du
Vị trí: giữa đốt sống lưng D12 L1 mỗi bên đo ra 1,5 thốn.
Tác dụng: điều vị khí, hóa thấp tiêu trệ; dùng để điều trị đau nhức tại chỗ, cơn đau dạ dày, sườn ngực đầy tức, đầy bụng, nôn, ợ hơi, lạnh bụng, trẻ bú rồi nôn, tiêu chảy.
Tam tiêu du
Vị trí: giữa đốt sống thắt lưng L1 L2, mỗi bên đo ra 1,5 thốn.
Tác dụng: điều khí hóa, lợi thủy thấp ; Dùng để điều trị đầy bụng, ăn không tiêu, phù thũng, nôn ói.
Thận du
Vị trí: giữa đốt sống lưng L2 L3, mỗi bên đo ra 1,5 thốn.
Tác dụng: bổ thận, khu thủy thấp, mạnh lưng xương, minh mục thông nhĩ, ích thủy tráng hỏa,;dùng để điều trị đau lưng, kinh nguyệt không đều, di mộng tinh, , đái dầm, đái máu, đái đục.
Đại trường du
Vị trí: giữa đốt sống lưng L4 L5 ,mỗi bên đo ra 1,5 thốn.
Tác dụng: sơ điều đại tiểu trường, điều trường vị, lý khí, hòa trệ, lợi thắt lưng gối; dùng để điều trị đau tại chỗ, táo bón, đau trướng bụng, tiêu chảy, liệt chi dưới.
Tiểu trường du
Vị trí: giữa đốt sống cùng S1 S2, mỗi bên đo ra 1,5 thốn.
Tác dụng: thông lý tiểu trường, hóa tích trệ, phân thanh trọc, lợi thấp thanh nhiệt, điều bàng quang; dùng để điều trị trĩ, đái máu, đái dầm, đái rắt, di tinh, đau tức bụng dưới.
Bàng quang du
Vị trí: giữa đốt sống lưng S2 S3, đo ra mỗi bên 1,5 thốn.
Tác dụng: điều bàng quang, lợi lưng xương, tuyên thông hạ tiêu;dùng để điều trị đau vùng thắt lưng cùng, tiểu rắt buốt, bí tiểu, tiểu dầm, tiêu chảy, táo bón, đau vùng sinh dục ngoài.
Chí thất
Vị trí: giữa đốt sống lưng L2 L3, mỗi bên đo ra 3 thốn.
Tác dụng: bổ thận ích tinh, lợi thủy thấp; dùng để điều trị đau cứng thắt lưng, liệt dương, di mộng tinh, đái rắt, bí đái, sưng sinh dục ngoài.
Thiên tông
Vị trí: Ở vùng xương bả vai, nằm ở chỗ lõm giữa 1/3 trên và 2/3 dưới của đường nối từ điểm giữa gai vai và góc dưới xương bả vai.
Tác dụng: Đau vai, yếu liệt chi trên, viêm quanh khớp vai.
Kiên tĩnh
Vị trí: Huyệt nằm ở vùng cổ gáy, tại trung điểm của đường nối giữa mỏm gai đốt sống cổ 7 và đầu ngoài mỏm cùng vai.
Tác dụng: Đau mỏi cổ vai, đau mỏi lưng; tắc sữa, viêm tuyến vú.
Một số lưu ý khi châm cứu lưng
Điện châm vùng lưng
Chọn kim
Chọn độ dài kim tùy thuộc độ dày cơ vùng định châm.
Kiểm tra lần cuối cùng xem kim châm có đảm bảo yêu cầu không? Loại bỏ kim quá cong,hoặc rỉ sét, móc câu
Sát trùng da
Bệnh nhân được sát trùng bằng kỹ thuật vô trùng trong bệnh viện.
Châm qua da
Yêu cầu khi châm kim qua da: bệnh nhân không đau hoặc ít đau. Do đó thao tác châm phải nhanh, gọn, dứt khoát.
Để đạt được yêu cầu trên, cần phải chú ý đến các nội dung sau:
- Cầm kim thật vững: cầm bằng 3 hoặc 4 ngón tay ở đốc kim.
- Cầm thẳng kim.
Châm cứu lưng là biện pháp chữa bệnh thường dùng trong y học cổ truyền. Để chữa bệnh hiệu quả cũng như hạn chế những tai biến thì người bệnh cần tìm tới những cơ sở châm cứu uy tín, chất lượng. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Youmed sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Cách xác định huyệt vùng lưng 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.