Cách vẽ biểu đồ kiểm soát bằng Excel 2024

Xem Cách vẽ biểu đồ kiểm soát bằng Excel 2024

Lược dịch từ bài viết p Control Chart của trang SPC EXCEL

Nhiều khách hàng ngày nay quan sát chất lượng theo nhiều cách khác nhau. Không chỉ khách hàng muốn các sản phẩm đạt được các chỉ tiêu kỹ thuật, họ còn muốn những tiêu chí chất lượng khác liên quan tới sản phẩm. Những thứ này bao gồm độ chính xác của giấy tờ như giao hàng, giao hàng đúng hẹn, và trả lời điện thoại khi khách hàng gọi tới. Làm sao để theo dõi những tình huống này theo thời gian? Biểu đồ kiểm soát p sẽ được dùng trong trường hợp này, là một công cụ hữu ích để xác định sự biến động của dữ liệu có/không, ví dụ các công việc giấy tờ đúng hay sai.

BIỂU ĐỒ KIỂM SOÁT P

Biểu đồ kiểm soát p được sử dụng để quan sát các dữ liệu có/không. Chỉ có hai kết quả khả dĩ: đối tượng đạt hoặc không đạt yêu cầu. Biểu đồ p được dùng để xác định tỷ lệ của các đối tượng lỗi trong một nhóm đối tượng là nhất quán theo thời gian hay không.

Để sử dụng biểu đồ kiểm soát p, ta phải đếm đối tượng và phải thõa mãn hai yêu cầu sau:

  1. Xem xét n đối tượng. Đếm là số lượng đối tượng lỗi không đạt yêu cầu trong n đối tượng.
  2. Giả sử p là xác suất một đối tượng không đạt yêu cầu. Giá trị p phải giống nhau cho mỗi đối tượng trong n đối tượng.

    VÍ DỤ

    Một nhóm trong phòng kế toán muốn cải thiện quy trình xử lý hóa đơn. Nhóm cố để làm giảm chi phí của xử lý hóa đơn bằng cách giảm tỷ lện hóa đơn lỗi. Một hóa đơn được xem là lỗi nếu nó chứa thông tin sai như giá, mã hóa đơn, địa chỉ hoặc tên trên hóa đơn. Nhóm quyết định lấy ngẫu nhiên 100 hóa đơn hằng này. Nếu hóa đơn có một hoặc nhiều hơn lỗi thì được xem là hòa đơn lỗi. Dữ liệu trong 25 ngày được lấy như dưới đây.

    Day NumberInvoices Inspected (n)Number Defective (np)Fraction Defective (p)
    1100220.22
    2100330.33
    3100240.24
    4100200.20
    5100180.18
    6100240.24
    7100240.24
    8100290.29
    9100180.18
    10100270.27
    11100310.31
    12100260.26
    13100310.31
    14100240.24
    15100220.22
    16100220.22
    17100290.29
    18100310.31
    19100210.21
    20100260.26
    21100240.24
    22100320.32
    23100170.17
    24100250.25
    25100210.21

    Kích thước nhóm con là n = 100. Giá trị p của mỗi nhóm con được tính toán và điền vào bảng như trên: p = np/n trong đó np là số lượng lỗi phát hiện trong mỗi nhóm con.

    GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH VÀ GIỚI HẠN KIỂM SOÁT

    Giá trị trung bình của n và p được tính như sau:

    Do kích thước nhóm con là không đổi, giá trị trung bình của kích thước nhóm con là 100. Các giá trị giới hạn kiểm soát được tính như sau:

    XÂY DỰNG BIỂU ĐỒ

    Giá trị của p, giá trị trung bình và giới hạn kiểm soát được biểu diễn như trong hình. Biến số đang được khảo sát ở đây là tỷ lệ hóa đơn lỗi theo ngày. Trung bình mỗi ngày có 25% hóa đơn lỗi được tạo ra và tỷ lệ hóa đơn lỗi biến động trong khoản từ 11% đến 37%. Quy trình là ở dạng kiểm soát thống kê, đồng nhất và có thể dự đoán được. Chỉ có những nguyên nhân bình thường xuất hiện trong quy trình. Chú ý rằng điều này không có nghĩa là quy trình này là chấp nhận được. 25% hóa đơn lỗi trung bình là một tỷ lệ lớn và cần thực hiện các biện pháp để giảm tỷ lệ lỗi. Biểu đồ Pareto là một ví dụ có thể được dùng cho việc xác định lý do và tần suất xuất hiện lỗi.

    KÍCH THƯỚC NHÓM CON THAY ĐỔI

    Khi xây dựng một biểu đồ kiểm soát p, nếu có thể kích thước nhóm con nên giữ nguyên không đổi. Nếu không thì giá trị n không nên dao động quá 25%. Ảnh hưởng của kích thước nhóm com có thể thấy từ các phương trình xác định giới hạn kiểm soát. Nếu kích thước nhóm con thay đổi quá nhiều, trung bình kích thước nhóm con có thể là một ước lượng không chính xác về n. Trong trường hợp đó, các giới hạn kiểm soát phải được tính cho mỗi kích thước nhóm con khác nhau. Trong công thức tính giới hạn kiểm soát, nbar được thay bằng n, kích thước thực sự của nhóm con.

    Một công ty theo dõi phần trăm của sản phẩm đúng được gửi đến từ nhà cung cấp. Dữ liệu được thu thập trong 25 tuần như bảng sau:

    WeekNumber Shipped (n)Number Shipped Correctly (np)% Correct (p)LCLpUCLp
    1917986.80%93.60%101.30%
    28181100.00%93.60%101.80%
    3473983.00%93.60%104.30%
    4999899.00%93.60%101.00%
    5120120100.00%93.60%100.30%
    6423992.90%93.60%104.90%
    7847690.50%93.60%101.60%
    8948893.60%93.60%101.20%
    9695985.50%93.60%102.40%
    10656396.90%93.60%102.70%
    1112112099.20%93.60%100.30%
    1212510382.40%93.60%100.20%
    13514996.10%93.60%103.90%
    1410810799.10%93.60%100.70%
    15868497.70%93.60%101.50%
    1613112796.90%93.60%100.00%
    1712210787.70%93.60%100.30%
    18221881.80%93.60%109.30%
    19695782.60%93.60%102.40%
    20656498.50%93.60%102.70%
    21979294.80%93.60%101.10%
    2210910899.10%93.60%100.60%
    2312310887.80%93.60%100.20%
    24949297.90%93.60%101.20%
    25827996.30%93.60%101.70%

    Kích thước nhóm con thay đổi mỗi tuần. Trong trường hợp này, chúng ta phải tính giới hạn kiểm soát cho từng tuần, giới hạn kiểm soát thay đổi theo sự thay đổi của kích thước nhóm con.

    Share this:

    • Biểu đồ kiểm soát u
    • November 7, 2018
    • In “Control Chart”
    • Biểu đồ kiểm soát np
    • November 19, 2018
    • In “Control Chart”
    • Định nghĩa vận hành/ Phân tích hệ thống đo lường
    • October 27, 2018
    • In “Control Chart”

Bạn đang tìm hiểu bài viết Cách vẽ biểu đồ kiểm soát bằng Excel 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)