Cách vắt sữa mẹ bằng tay 2024

Xem Cách vắt sữa mẹ bằng tay 2024

Cùng viết bởi Julie Matheney, MS, CCC-SLP, CLEC, IBCLC

X

Bài viết này đã được cùng viết bởi Julie Matheney, MS, CCC-SLP, CLEC, IBCLC. Julie Matheney là chuyên gia tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ được ủy ban quốc tế chứng nhận và người sáng lập của The LA Lactation Lady, một doanh nghiệp tư vấn về nuôi con bằng sữa mẹ tại Los Angeles, California. Cô có hơn 8 năm kinh nghiệm tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ. Cô có bằng MS về Bệnh học Lời nói-Ngôn ngữ của Đại học Miami và có Chứng chỉ Kỹ năng Lâm sàng về Bệnh học Lời nói-Ngôn ngữ (CCC-SLP). Cô cũng có chứng chỉ chuyên gia tư vấn giáo dục về nuôi con bằng sữa mẹ của Đại học California, San Diego.
Bài viết này đã được xem 11.076 lần.

Khi nuôi con, nhiều bà mẹ thường vắt sữa để giảm tức sữa, ngăn ngực chảy xệ, và bảo quản sữa để dùng dần. Đối với nhiều người, vắt sữa bằng tay thoải mái hơn là dùng máy hút sữa. Bạn có thể vắt sữa ở bất cứ nơi đâu mà không cần dùng dụng cụ hay thiết bị nào đặc biệt. Vắt sữa cũng giúp bạn có nhiều sữa hơn và sữa cũng tiết ra dễ dàng hơn nhờ vào sự tiếp xúc da kề da mà máy hút sữa không thể thay thế được. Nếu bạn muốn tìm hiểu cách vắt sữa bằng tay, hãy tiếp tục đọc và bắt đầu với bước 1 nhé.

Các bước

Phần 1 của 2:Chuẩn bị

1Rửa tay. Bạn cần rửa sạch tay trước khi tiến hành vắt sữa. Nếu bạn rửa tay bằng nước lạnh, hãy để tay ấm lên một chút trước khi chạm vào bầu vú. Vắt sữa khi tay lạnh sẽ lâu hơn. Nếu bạn chuẩn bị vắt sữa lần đầu tiên và không biết chắc phải làm thế nào, hãy nhờ y tá hoặc ông xã giúp đỡ.

2Nhúng một chiếc khăn vào nước ấm và đặt lên bầu vú khoảng 2 phút. Bước này không bắt buộc nhưng sẽ tốt cho quá trình vắt sữa.

3Mát xa bầu vú. Để chuẩn bị kỹ càng hơn trước khi vắt sữa bằng tay, bạn có thể dùng tay hoặc khăn mềm mát xa bầu vú. Bạn chỉ cần xoa bóp, mát xa quầng vú hai bên để giúp bầu vú thư giãn và sẵn sàng tiết sữa.

Phần 2 của 2:Tiến hành vắt sữa

1Ngồi thẳng và nghiêng người về phía trước. Tư thế này giúp bạn luôn thoải mái và có thể vắt sữa dễ dàng hơn. Hơn nữa ở tư thế ngồi bạn cũng vắt được nhiều sữa hơn là khi đứng hoặc nằm.

2Đặt ngón tay lên các túi sữa trong bầu ngực. Bạn cần đặt tay giống như hình chữ C ở trên hoặc dưới núm vú. Bạn làm như sau:

  • Đặt ngón cái bên trên núm vú, cách núm vú khoảng 2.5 cm.
  • Đặt ngón trỏ dưới núm vú khoảng 2.5 cm, thẳng hàng với ngón cái.
  • Điều chỉnh vị trí các ngón tay sao cho thoải mái và phù hợp với cỡ ngực.
  • Giữ nguyên tay trên ngực ở tư thế như vậy.

3Dùng lực ấn vào phía thành ngực. Bạn hãy ấn nhẹ nhàng và chắc chắn chứ đừng dùng lực bóp vào bầu vú. Bạn không nên đè ép quá chặt hoặc kéo căng quầng vú vì làm như vậy sẽ khiến sữa khó tiết ra hơn. Thay vào đó, hãy ấn ngón cái và ngón trỏ trực tiếp vào các mô ngực, hướng vào phía thành ngực. Bạn cần ghi nhớ một vài điều khác như sau:

  • Nhớ dùng ngón tay ấn vào trong, không bóp ra ngoài, và lăn chứ không miết các ngón tay.
  • Lăn các ngón tay về phía trước để ép sữa ra từ các tia sữa ở dưới quầng vú và núm vú.
  • Khép các ngón tay khi vắt sữa. Các ngón tay xòe ra sẽ giảm hiệu quả của quá trình vắt sữa.
  • Nếu có bầu ngực lớn, bạn hãy nâng nhẹ chúng trước khi ấn.

4Vắt sữa. Dùng ngón cái và các ngón tay khác tạo lực cuộn hướng ra ngoài, đồng thời dùng lực cuộn này ép vào bầu ngực. Bạn hãy ấn, ép và sau đó thả lỏng. Một khi đã quen tay, bạn có thể vắt theo nhịp điệu giống như khi em bé đang bú vậy, và điều này sẽ giúp cho việc vắt sữa càng dễ dàng hơn.

  • Ngực của mỗi phụ nữ không giống nhau. Bạn cần tùy vào ngực của mình để tìm ra vị trí vắt được nhiều sữa nhất.
  • Bạn cũng có thể thử vắt sữa bằng cách mát xa, vắt sữa, sau đó lại mát xa.

5Bảo quản sữa trong bình. Nếu chỉ vắt sữa để khiến cho ngực thoải mái hơn, bạn có thể vắt sữa vào một chiếc khăn hoặc vắt trực tiếp xuống bồn. Còn nếu muốn vắt sữa để dành dùng dần thì bạn cần làm một số việc như sau:

  • Dùng túi đựng sữa chuyên dụng để chứa sữa.
  • Vắt sữa trực tiếp vào bình để bảo quản.
  • Dùng phễu để rót sữa vào bình hoặc túi chứa sữa nếu cần thiết.
  • Dùng cốc có miệng rộng, chẳng hạn như cốc uống cà phê hoặc lọ thủy tinh nhỏ. Khi đã vắt đầy sữa vào cốc, bạn có thể rót sữa vào bình hoặc túi để dự trữ.

6Lặp lại quá trình vắt sữa với bầu vú còn lại. Với mỗi bên vú, bạn nên thay đổi vị trí các ngón tay một chút để có thể vắt được toàn bộ sữa trong tuyến sữa. Mát xa qua lại giữa hai bầu ngực cũng sẽ kích thích sữa tiết ra nhiều hơn.

Lời khuyên

  • Bạn nên để một chiếc khăn ở cạnh để lau sữa bị tràn hay nhỏ ra ngoài. Khi vắt sữa, đôi khi dòng sữa sẽ không chảy thẳng vào bình nên có thể bạn sẽ bị một ít sữa bắn ra người hoặc quần áo.
  • Đôi khi bạn cần cố gắng một vài lần mới có thể vắt được sữa bằng tay. Nếu như kết quả lần đầu vắt sữa không được như ý, bạn hãy kiên trì thử lại.
  • Bạn có thể dùng bất kỳ tay nào để vắt sữa. Một số người dùng tay phải vì họ thuận tay phải, những người thuận tay trái lại có xu hướng dùng tay trái nhiều hơn. Hãy sử dụng tay mà bạn thấy hiệu quả nhất.

Cảnh báo

  • Không bóp bầu vú. Bầu vú có thể trở nên nhạy cảm trong thời gian bạn cho con bú nên bóp chặt sẽ khiến bạn bị đau.
  • Không kéo núm vú ra ngoài để vắt sữa. Bạn nên ấn vào quầng vú để ép sữa chảy ra từ túi sữa.

Bạn đang tìm hiểu bài viết Cách vắt sữa mẹ bằng tay 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)