Xem Cách tạo hứng thú cho trẻ mầm non 2024
Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ Mẫu giáo trong giờ giáo dục âm
nhạc
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục tiêu chăm sóc giáo dục cần phát triển một số giá trị, nét tính cách, phẩm
chất cần thiết theo độ tuổi: Mạnh dạn, tự tin, độc lập, sáng tạo, linh hoạt
Ở trường mầm non đặc biệt là với độ tuổi mầm non âm nhạc là một trong những
loại hình nghệ thuật, phát triển năng lực cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập
trung chú ý, khả năng diễn tả hứng thú của trẻ. Qua bộ môn này đời sống tinh
thần của trẻ ngày càng phong phú hơn, góp phần hình thành và phát triển nhân
cách một cách toàn diện cho trẻ.
Dạy hát và vận động cho trẻ mẫu giáo là yếu tố cần thiết trong giáo dục âm
nhạc. Học hát và vận động là từ chỗ trẻ chưa biết đến biết và luyện tập để nhuần
nhuyễn.Tuy nhiên, trong quá trình dạy mới, luyện tập, ôn luyện nếu chỉ dạy bình
thường thực hiện các bước dập khuôn theo hướng dẫn chương trình chăm sóc
giáo dục, thì trẻ sẽ rất dễ chán, hoạt động thiếu hứng thú. Theo quan điểm, mục
đích giáo dục theo định hướng đổi mới thì giáo viên phải là người hướng dẫn,
tạo cơ hội cho trẻ hoạt động vui chơi, tìm tòi khám phá. Trẻ tham gia hoạt động
một cách hứng thú chủ động để phát triển, khả năng cá nhân. Trẻ hoạt động
không bị áp đặt, được trao đổi nhận xét để trở nên năng động hơn. Chính vì vậy
muốn thực hiện tốt việc giáo dục âm nhạc cho trẻ, ngoài việc giáo viên có khả
năng, kiến thức âm nhạc thì người giáo viên cũng cần phải biết đặc điểm tâm
sinh lý lứa tuổi của trẻ trong mối quan hệ âm nhạc để có phương pháp dạy trẻ
thích hợp.
Thông thường để dạy trẻ mẫu giáo học hát hay vận động, cô giáo thường sử
dụng biện pháp làm mẫu, rồi trẻ thực hiện theo cô nhiều lần theo tổ, nhóm, cả
lớp thực hiện đến khi thuộc lời ca hay vận động. Như vậy trẻ cũng sẽ thuộc bài,
song sẽ gây sự nhàm chán không kích thích được quá trình học tập của trẻ, mất
nhiều thời gian mới có được kết quả như mong muốn.
Tuổi mẫu giáo là lứa tuổi học bằng chơi, chơi mà học đối với trẻ chơi là hoạt
động chủ đạo, chơi là phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ. Trò
chơi trong học tập có ý nghĩa giáo dục và phát triển to lớn. Tính hấp dẫn của
hành động chơi trong trò chơi giúp trẻ tích cực hoạt động, kích thích ngôn ngữ
của trẻ, từ đó hình thành một loạt các sản phẩm trí tuệ cần thiết cho sự tiếp thu
kiến thức mới như nhanh trí, linh hoạt
Trong một chừng mực nào đó trò chơi còn là phương tiện, biện pháp dạy học,
vừa là hình thức tổ chức dạy học cho trẻ, chơi được sử dụng trong quá trình dạy
học nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của trẻ. Do đó phải sử dụng nhiều
biện pháp thủ thuật trong giờ học để gây thú và thu hút sự tập trung vốn rất ngắn
của trẻ. Nếu trong quá trình dạy trẻ hát và vận động mà giáo viên sử dụng linh
hoạt một số biện pháp chơi giúp cho trẻ có sự thi đua, thêm hứng thú kích thích
quá trình học tập của trẻ, sẽ không mất nhiều thời gian mà kết quả sẽ tết hơn.
Với đặc điểm tâm sinh lý cùng với ý nghĩa của trò chơi đối với trẻ mẫu giáo mà
tôi đã bổ sung một số biện pháp gây hứng thú trong quá trình dạy trẻ mẫu giáo
học hát và vận động.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Trong quá trình thực hiện bộ môn này, tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn
sau:
1. Thuận lợi.
*BGH: Được Ban giám hiệu và tổ chuyên môn luôn góp ý tạo điều kiện về cơ sở
vật chất, đồ dùng dạy học giúp tôi có điều kiện thực hiện tết bộ môn giáo dục âm
nhạc .
* Phụ huynh: Nhiều phụ huynh quan tâm, nhiệt tình với việc dạy và học của cô
và trẻ. Đã có nhiều phụ huynh nhiệt tình ủng hộ những nguyên vật liệu giúp cô
giáo tận dụng để cùng trẻ làm đồ dùng phục vụ cho bộ môn giáo dục âm nhạc.
Trẻ: Khả năng nhận thức của trẻ khá đồng đều, hầu hết đã qua lớp nhà trẻ và
mẫu giáo bé nên đã được làm quen với các hoạt động của bộ môn giáo dục âm
nhạc.
Giáo viên: Giáo viên yêu thích âm nhạc, có khả năng về âm nhạc.
2. Khó khăn.
– Khả năng nhận thức về âm nhạc của trẻ không đồng đều
– Một số trẻ có khả năng cảm nhận về âm nhạc kém.
3. Một số hiện pháp gây hứng thú trong quá trình dạy trẻ MGN MGL học
hát và vận động.
3.1.Biện pháp sử dụng trò chơi phân vai.
Trong quá trình dạy trẻ học hát, ngoài biện pháp dạy trẻ thông thường cô giáo
linh hoạt sử dụng trò chơi phân vai để dạy trẻ hát giúp trẻ thấy hứng thú tham
gia hoạt động, trẻ dễ nhớ lời ca, nhanh thuộc bài và cũng hiểu lời ca sâu sắc hơn.
Trò chơi phân vai là một trong những biện pháp được sử dụng có hiệu quả trong
quá trình dạy trẻ học hát. Trẻ vừa hát vừa diễn vai các nhân vật (làm chú bộ đội,
bác sĩ, công nhân, cô giáo, phi công)
Ví du l: Ở chủ điểm nghề nghiệp
Khi dạy trẻ bài ước mơ xanh của Phan Nghĩa, tôi đã sử dụng biện pháp chơi là
cho trẻ vừa hát vừa đội mũ và nhập vai các nhân vật có trong bài như: Công
nhân, bác sĩ, cô giáo, bộ đội, phi công bởi bài hát này tuy nhạc không quá khó
song lại rất nhiều lời nên trẻ khó nhớ, rất dễ nhầm nên tôi đã sử dụng biện pháp
này như một yếu tố kích thích sự chú ý, ghi nhớ có chủ định giúp trẻ nhanh
thuộc mà không bị căng thẳng (cho mỗi tổ đóng vai 1 nhân vật). Như vậy trẻ
vừa chú ý nghe nhạc, vừa chú ý lời ca mà lại rất hứng thú.
Ví dụ 2: Với chủ điểm Giao thông
Khi dạy trẻ bài Kiến học giao thông của Dương Đoàn tôi cũng tiến hành
tương tự là cho mỗi tổ nhập vai 1 loại kiến (kiến vàng, kiến đen, kiến lửa) và
thấy trẻ tiếp thu bài rất nhanh, không có sự nhầm lẫn, trẻ hứng thú với giờ học
và giờ học rất vui.
Tương tự như vậy tôi đã thực hiện biện pháp chơi phân vai này ở nhiều bài hát
với các chủ điểm khác như như bài: Đố Quả chủ điểm Thế giới thực vật
Bài: Tôm, cá, cua thi tài chủ điểm Thế giới động vật
3.2. Biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học tự tạo.
Do đặc điểm của trẻ rất thích đồ chơi, đặc biệt là những gì mới lạ hay những thứ
do chính bàn tay trẻ tham gia làm cùng cô. Nên trong quá trình dạy hát và vận
động cho trẻ tôi đã đưa vào sử dụng một số đồ dùng tự tạo đơn giản, gần gũi với
trẻ đã kích thích được trí tò mò, mong muốn được khám phá vì thếtrẻ hứng thú
với hoạt động âm nhạc hơn. Thời gian để trẻ đạt được yêu cầu bài học không bị
kéo dài.
Ví du l:
Cô và trẻ cung làm những con rối tay bằng bìa, xốp đơn giản với hình ảnh các
nhân vật trong bài ước mơ xanh của Phan Nghĩa, những chiếc mũi cùng với
những đuôi kiến với bài Kiến học giao thông của Dương Đoàn, bài Tôm, cua,
cá thi tài.*. Trong giờ học trẻ được sử dụng những dụng cụ do chính trẻ tham
gia làm cùng cô (tô màu, dán) trẻ thấy rất phấn khởi tạo được không khí hào
hứng, giờ học diễn ra một cách thoải mái, kết quả tốt.
Ví dụ 2: Bằng những nguyên liệu do trẻ và phụ huynh đóng góp, cô và trẻ đã
trang trí cho hình thức bên ngoài và thực hiện tạo ra các sản phẩm là một bộ gõ
sáng tạo với đa dạng chủng loại.
– Dụng cụ gõ bằng vỏ lon bia, nước ngọt với sỏi hay vỏ hến hay hạt na bên
trong.
– Dụng cụ gõ bằng vỏ các loại hộp sữa nhựa nhỏ, kết hợp với những loại sỏi, hột
hạt nhỏ bên trong. Tương tự với các loại khác như:
– Bằng vỏ con trai to.
– Bằng gáo dừa.
– Bằng những viên cuội to.
Với bộ gõ trên trẻ được khám phá nhiều âm thanh khác nhau.
Cô giáo đã cho trẻ sử dụng những dụng cụ đó làm phương tiện cho trẻ vận
động dưới hình thức thi đua giữa các tổ, chơi chuyền sỏi (trẻ ngồi vòng tròn cả
lớp để vừa hát vừa dùng sỏi gõ xuống sàn theo yêu cầu của giờ học là gõ theo
nhịp theo tiết tấu chậm và chuyền cho bạn). Như vậy trong quá trình hát kết hợp
vận động chuyền sỏi trẻ phải tập tung, có sự phối hợp giữa các trẻ để thực hiện
cho đúng, tránh làm hỏng lần chơi của cả lớp, tuy vậy vẫn không gây căng thẳng
cho trẻ mà trẻ vẫn thấy rất thoải mái khi tham gia vận động.
Hay với các dụng cụ gõ khác: Vỏ dừa, lon bia cô cho trẻ luân phiên sử dụng
giữa các tổ trong giờ học để gây hứng thú cho trẻ, đồng thời khi sử dụng các
nhạc cụ đó trẻ có thể đưa ra những nhận xét về âm thanh của từng loại.
Với những dụng cụ có tính sáng tạo, mới lạ sẽ giúp trẻ đến với hoạt động âm
nhạc một cách tích cực hơn, hiệu quả hơn, đồng thời tạo điều kiện cho trẻ phát
triển tai nghe chính xác hơn, cảm thụ âm nhạc đồng bộ hơn.
Ví dụ 3:
Khi dạy tre bài Đố quả giai điệu bài hát không khó, song bài hát lại có nhiều
lời vì vậy trẻ rất dễ nhầm lẫn trong quá trình học hát. Nếu cô sử dụng đồ dùng
minh hoạ như khi trẻ hát Quả gì mà chua chua thể’ cô đưa ra bức tranh hay quả
khế nhựa, tương tự với câu hát khác. Như vậy trẻ sẽ không bị nhầm lời và không
bị ngắt quãng nhiều, trong quá trình học hát. Nó cũng có tác dụng như một biện
pháp sửa sai trong quá trình học hát, trẻ sẽ nhớ lời nhanh hơn.
Ví dụ 4:
Để tổ chức các trò chơi nhằm ôn luyện các bài hát, trẻ nhớ tên bài hát ở cuối tiết
học hay ở tiết biểu diễn, tôi đã làm và sử dụng một số đồ dùng tự tạo khác như:
Chiếc hộp kì diệu, đó là một cái hộp có nhiều ngăn, các ngăn đều có cửa, bên
ngoài là chữ số hoặc các chấm tròn, hình ảnh con vật, hoa quả được thay đổi
theo chủ điểm. Bên trong là tranh hoặc các đồ vật liên quan đến một bài hát nào
đó Khi trẻ mở ngăn mình chọn sẽ phải thể hiện bài hát có nội dung liên quan đến
hình ảnh, đồ vật có trong ngăn đó.
– Cùng với mục đích trên, tôi có thể sử dụng một đồ dùng khác là một bảng quay
có kim chỉ, xung quanh là hình ảnh cổ liên quan đến nội dung các bài hát, Với
các trò chơi có tên gọi khác nhau như Vòng quay kỳ diệu, Bánh xe sổ. Với
đồ dùng trên không những sử dụng trong tiết giáo dục âm nhạc mà còn được sử
dụng trong nhiều môn học khác như: Làm quen môi trường xung quanh, làm
quen với toán, làm quen với văn học, chữ viết. Những đồ chơi trên thực sự có ý
nghĩa với trẻ là Học bằng chơi chơi mà học.
3.3.Biện pháp sử dụng các trò chơi khác.
Trò chơi ở đây không phải là một phần trong bố cục bài dạy mà nó chỉ có vai trò
là yếu tố chơi trong quá trình dạy trẻ hát và vận động. Nhằm mục đích giúp trẻ
hứng thú tham gia hoạt động, không bị căng thẳng, mệt mỏi, nhằm chán, thời
gian để đáp ứng yêu cầu của bài học không bị kéo dài.
Ví dụ 1:
Trong giờ học hát, vận động cô cho trẻ chơi hát theo nhịp tay cô yêu cầu: Khi
2 tay cô đánh nhịp rộng trẻ hát to, hai tay cô đánh nhịp hẹp trẻ hát nhỏ lại.
Ví dụ 2: Chơi hát nối tiếp.
Cô đánh nhịp một tay về phía tổ nào thì tổ đó hát, khi cô đánh nhịp bằng cả hai
tay cả lớp hát.
Ví dụ 3: Chơi Hát đối, hát đuổi.
Với bài Đố quả: Chia trẻ thành 2 đội hoặc đội nam đội nữ hoặc tổ 1- tổ
2, một đội hát Quả gì mà chua chua thể.
– Đội kia đố lại: Xin thưa rằng quả khế tương tự đến hết bài.
– Với bài Mẹ dặn bé giáo dục dinh dưỡng có thể dạy ở chủ điểm bản thân hoặc
chủ điểm gia đình.
Đội 1 (nữ)
Đội 2 nam)
Bạn ơi có biết
Mẹ dặn chúng mình
Nếu muốn thông minh ăn cho đủ chất
Đạm quan trọng nhất Cá thịt, tôm, cua
Đu đủ, chuối, na
Hồng da sáng mắt
Muốn được béo chắc Cơm mì gạo khoai
Thêm chút mỡ bơ
Bé sẽ lớn nhanh
Với trò chơi này trẻ cũng rất nhanh thuộc bởi khi trẻ không hát mà đội bạn hát
trẻ sẽ được nghe đồng thời phải chuẩn bị cho lượt hát của mình nên trẻ vẫn phải
tập trung cao, mà rất hứng thú tham gia.
Ví dụ 4:. Chơi Đánh tay theo nhịp, tiết tấu chậm, tiết tấu nhanh cùng với bạn
làm thành từng đôi quay mặt vào nhau để chơi.
Với các trò chơi trên giáo viên linh hoạt sử dụng trong từng loại tiết, từng bài
cho phù hợp kết hợp với các biện pháp truyền thống giúp giờ học đạt kết quả
cao.
* Ngoài các trò chơi trên để kích thích sự sáng tạo ở trẻ cô giáo động viên
trẻ có thể sử dụng các bộ phận của cơ thể (lắc đầu, lắc hông, tay, chân) để thể
hiện các vận động sáng tạo theo phách, nhịp, tiết tấu.
3.4. Biện pháp tổ chức tiết học dưới hình thức một buổi biểu diễn hay một
chương trình nghệ thuật, một cuộc thi.
– Biện pháp này là giáo viên thiết kế một giờ học hát hay giờ vận động dưới hình
thức một chương trình văn nghệ phù hợp với từng chủ điểm.
Ví dụ:
+ Chương trình Vui múa hát chào đón năm học mới chủ điểm Trường mầm
non.
+ Chương trình: Bé vui hát mừng xuân chủ điểm Tết và mùa xuân.
+ Hội thi Tiếng hát bé mầm non.
Tiếng hát Hoạ Mi
Với biện pháp này cô giáo đóng vai trò người dẫn chương trình trình tự tiết
học được thể hiện khéo léo dưới một kịch bản của một chương trình. Để thực
hiện biện pháp này phần chuẩn bị của cô giáo sẽ công phu hơn, song giờ học
cũng đem lại kết quả rất cao trẻ hứng thú tham gia chương trình.
Ví dụ:. Chủ điểm Nghề nghiệp
Đề tài: Dạy và vận động bài Cháu yêu chú công nhân
– Trò chơi
– Nghe hát: ước mơ xanh của nhạc sĩ Phan Nghĩa.
Lứa tuổi: Mẫu giáo nhỏ
Số lượng : 20 25 trẻ
Thời gian: 20 25
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Kiến thức.
– Trẻ thuộc chính xác giai điệu, lời ca của bài hát Cháu yêu cô chú công nhân.
– Trẻ biết vận động vỗ tay theo nhịp kết hợp với bài hát thành thạo.
2. Kỹ năng.
– Trẻ thực hiện kỹ năng vỗ đệm theo nhịp thành thạo.
– Biết thể hiện các vận động sáng tạo.
– Luyện khả năng nghe nhạc.
– Trẻ hiểu và chơi đúng luật.
3. Thái độ.
– Tham gia tích cực hoạt động tập thể.
– Chú ý, lắng nghe và thực hiện tốt yêu cầu của giờ học.
B. CHUẨN BỊ:
– Phông có chữ Hội thi tiếng hát bé mầm non.
– Đàn oóc gan.
– Các dụng âm nhạc cho cô và trẻ: Xắc xô, phách, mõ, mũ dừa, bộ gõ tự tạo (vỏ
lon bia, vỏ hộp sữa, bỏ trai).
Những con rối tay về các nghề (Bác sĩ, cô giáo) bộ đội, phi công, công nhân) do
cô và trẻ đã làm.
– 1 thùng đựng đồ kín.
– 1 chiếc hộp kỳ diệu.
C. TIẾN HÀNH.
1. Ổn định.
Cô: Để chuẩn bị tốt cho liên hoan Tiếng hát bé mầm non của trường vào
tuần tới. Hôm nay lớp A6 tổ chức hội thi Tiếng hát Hoạ Mi để chọn ra những
phần biểu diễn hay nhất đại diện cho lớp đi tham dự liên quan nhé?
2. Nội dung.
Phán 1 có tên gọi Ai đoán giỏi
Phần 1 có tên gọi Ai biểu diễn giỏi
Hội thi gồm 3 phần: Phần 1 có tên gọi Đoán tên bài hát
Phần 1 : Ai đoán giỏi.
Hướng dẫn: Cô để một số đồ dùng trong 1 thùng kín mời lần lượt 3 từng trẻ lên
chơi. Trẻ có nhiệm vụ thò tay lấy thử trong thùng nói tên vật đó và được dùng
trong nghề gì?
(Cái bay, cái bàn xoa, 1 bức tranh về cô thợ may).
– Tất cả những thứ vừa được lấy ra giúp các con nghĩ tới bài hát gì? (Cháu
yêu cô chú công nhân).
– Trẻ nói tên bài hát: Tác giả?
– Các con đã thuộc bài hát này chưa? Hãy cùng hát lại bài hát này.
+ Cả lớp hát lại 1 lần.
– Bài hát này có tiết tấu hơi nhanh nói về tình cảm của các bé với các cô chú
công nhân vì vậy khi thể hiện các con cần hát với tốc độ hơi nhanh và nét mặt
vui tươi phấn khởi hơn.
+ Và bây giờ cô muốn biết xem các bạn trai hay các bạn gái thuộc hơn, mời các
bạn trai sang phía tay trái của cô. Các bạn gái sang phía tay Phải của cô để cùng
biểu diễn lại bài hát này nhé.
+ Trẻ trai (gái) đứng theo yêu cầu của cô để hát lần 2.
– Cô thấy các con đã rất thuộc bài hát này rồi, các con có muốn biểu diễn bài này
tại liên hoan không, nhưng nếu phần biểu diễn của các con lại vừa hát vừa kết
hợp vỗ đệm theo bài hát chắc sẽ hay hơn rất nhiều.
+ Theo các con bài hát này nên vỗ đệm theo cách nào? (trẻ trả lời).
+ Cô thấy có bạn nói vỗ đệm theo nhịp cũng hay đấy.
Nhưng vỗ tay theo nhịp là như thế nào? (trẻ trả lời).
Phần 2: Ai biểu diễn giỏi.
– Vậy trước khi các con thi với nhau, cô và các con cùng tập vỗ đệm theo nhịp
với bài hát này đã nhé.
– Cô hát kết hợp vỗ đệm theo nhịp lần 1 .
– Lần 2 kết hợp phân tích.
Vỗ đệm theo nhịp là vỗ tay vào phách mạnh đầu tiên ở mỗi Ô nhịp. Bài hát này
không có nhịp lấy đà vì vậy tiếng vỗ tay đầu tiên rơi vào tiếng chú.
– Cả lớp cùng hát và vỗ đệm theo cô (3 lần).
– Cô thấy các con đã thể hiện vỗ đệm theo nhịp với bài hát khá thành thạo.
– Bây giờ là lúc 3 tổ thi với nhau xem tổ nào có phần biểu diễn hay nhất.
– Từng tổ hát kết hợp vận động đệm theo nhịp (có kết hợp dụng cụ âm nhạc).
Sau mỗi phần biểu diễn của các tổ là đánh giá nhận xét của các bạn và cô giáo.
– Bây giờ sẽ là một yêu cầu khó hơn cho các con, các con hãy tìm đôi cho mình
và cùng quay mặt vào nhau để vừa hát vừa đánh tay theo nhịp cùng bạn (trẻ
quay tìm đôi và thực hiện một lần)
– Tiếp theo sẽ là phần biểu diễn của các nhóm (Mời lần lượt 2 nhóm biểu diễn).
Vừa rồi các con đã cùng thi đua hát kết hợp vỗ đệm theo nhịp bài hát. Bây
giờ bạn nào giỏi nghe ra cách vận động khác minh hoạ cho bài hát mà không
phải là vỗ đệm.
Cả lớp thực hiện vận động sáng tác bằng các bộ phận của cơ thể trẻ (Cô
nhân xét tuyên dương).
Phần 3:
Để thưởng cho phần biểu diễn xuất sắc của các con sẽ là một trò chơi có tên gọi:
Đoán tên bài hát.
Hướng dẫn: Đây là chiếc hộp kỳ diệu. Đằng sau mỗi cánh cửa có thể là một bức
tranh, cũng có thể là một đồ vật liên quan đến bài hát. Bạn lên chơi có nhiệm vụ
chọn một cánh cửa và sẽ đoán tên bài hát dựa trên bức tranh hay đồ vật có sau
cánh cửa đó. Nếu đoán sai quyền trả lời sẽ dành cho một bạn ở dưới.
– Cho trẻ chơi 3 4 lần.
Qua phần biểu diễn của các con cùng với sự thông minh khi tham gia trò chơi cô
quyết định tất cả lớp A6 sẽ được đi tham dự liên hoan Tiếng hát bé mầm non
của trường ta.
– Các con đã vừa biểu diễn rất thành công bài hát về nghề gì?
Thế còn các con có ước mơ lớn lên mình sẽ làm nghề gì?
* Để kết thúc hội thi cô xin gửi tặng các con bài hát ước mơ xanh của
Phan Nghĩa.
Bài hát kể về ước mơ của các bạn nhỏ. Các con hãy cùng lắng nghe xem các bạn
ước mơ gì nhé.
– Cô hát lần 1 .
Hỏi trẻ tên bài hát? Tác giả?
– Các con thấy bài hát kể về những nghề gì? Các con có muốn biểu diễn cùng
cô? Cô và các con đã làm được những con rối về các nghề các con hãy đi lấy
con rối về nghề có trong bài hát mà con thích để cùng minh hoạ cho bài hát của
cô nhé.
– Lần 2 cô biểu diễn cùng trẻ, bằng các con rối.
– Tuyên bố kết thúc hội thi.
* Tóm lai:
Việc sử dụng biện pháp gây hứng thú cho trẻ trong quá trình dạy hát và dạy vận
động bằng việc sử dụng các trò chơi; ở đây trò chơi đóng vai trò là yếu tố chơi
giúp cho trẻ được luyện tập hát và vận động mà không thấy chán và mệt mỏi,
ngược lại trẻ rất hứng thú vì giữa trẻ có sự thi đua, kích thích hoạt động học
tập của trẻ. Tiết học không bị kéo dài mà lại tăng hiệu quả cho giờ học. Vì vậy
giáo viên cần hiểu để lựa chọn biện pháp cho phù hợp với bài dạy, độ tuổi.
III. KẾT QUẢ.
Trong quá trình thực hiện các biện pháp gây hứng thú cho trẻ khi học hát và vận
động tôi đã thu được kết quả sau:
1. Làm phong phú thêm các đồ dùng, đồ chơi phục vụ bộ môn giáo dục âm
nhạc, cụ thể:
– Các con rối về các nhân vật trong 1 số bài hát:
+ Ước mơ xanh
+ Kiến học giao thông.
– Một bộ gõ gồm nhiều thể loại:
+ Bằng gáo dừa
+ Xắc xô bằng: vỏ lon bia, vỏ hộp sửa của trẻ, vỏ con trai và cùng trẻ trang trí
cho sinh động.
– Một bảng quay
– Một chiếc hộp đa năng.
2. Kết quả trên trẻ.
Trẻ hát đúng nhạc, lời ca, hồn nhiên 90%
– Sử dụng nhạc cụ cho bài hát thành thạo 87 ® 90%
– Trẻ nhanh thuộc lời ca và giai điệu của bài hát.
– Trẻ thành thạo các loại vận động theo yêu cầu độ tuổi kết hợp với các trò chơi .
– Các giờ Giáo dục âm nhạc trẻ rất vui, phấn khởi và hứng thú tham gia, giờ học
rất nhẹ nhàng hiệu quả cao.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
– Qua thực tế giảng dạy bộ môn tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm để thực
hiện tết nội dung dạy hát và vận động cho trẻ giáo viên cần:
+ Yêu âm nhạc Có khả năng về âm nhạc.
+ Nắm chắc phương pháp bộ môn Giáo dục âm nhạc .
+ Cô và trẻ tích cực làm đồ dùng sáng tạo thay đổi hình thức theo chủ điểm.
+ Tích cực tham khảo và vận dụng những trò chơi trên truyền hình và trò chơi
dân gian biến tấu thành những trò chơi đơn giản, phù hợp với nội dung bài dạy
và chủ điểm.
* Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Qua thời gian áp dụng các biện pháp trên vào thực tế giảng dạy bộ môn
Giáo dục âm nhạc cho trẻ. Tôi thấy trẻ lớp tôi tiến bộ rõ nét vì thế tôi cũng đã
trao đổi với các bạn đồng nghiệp trong trường để cùng thực hiện các biện pháp
đố. Kết quả là trẻ không chỉ ở lớp tôi mà trẻ trong trường có không năng cảm
thụ âm nhạc tết hơn, sử dụng các nhạc cụ đơn giản tết hơn. Học hát và vận động
nhanh hơn, hiệu quả hơn và tiết học rất thoải mái, nhẹ nhàng. Trẻ không có cảm
giác nhàm chán hay căng thẳng.
V. KẾT LUẬN.
Trên đây là một số biện pháp gây hứng thú trong quá trình dạy mẫu giáo nhỏ
mẫu giáo lớn học hát và vận dụng mà tôi đã đúc kết trong quá trình thực hiện bộ
môn và đã thu được kết quả khả quan. Tôi mạnh dạn trình bày rất mong được sự
góp ý của Ban Giám hiệu, Tổ chuyên môn và các bạn đồng nghiệp cho những ý
kiến của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2007
NGƯỜI THỰC HIỆN
Trần Thị Hạnh
* Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ MG nhỡ phát triển khả năng âm nhạc
thông qua các hoạt động âm nhạc
Đặt vấn đề
Giáodục âm nhạc là một hoạt dộng nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ,
ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ. Trẻ có khả năng thể hiện những cảm
xúc của mình trong quá trình cảm thụ và thể hiện các tác phẩm âm nhạc.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trẻ được nghe nhạc cổ điển từ trong bào
thai sẽ kích thích điễn não giúp não phát triển tăng trí thông minh sau này. Đối
với trẻ mần non thì âm nhạc là môn học giúp trẻ phát triển một cách toàn diện
nhất. Thông qua âm nhạc trẻ sẽ linh hoạt hơn, mạnh dạn hơn, thông minh hơn
qua việc tự sáng tạo ra các động tác ming hoạ cho các bài hát. Khi trẻ vận động
theo nhạc sẽ thúc đẩy sự vận động cơ thể, sự nhanh nhẹn khéo léo qua các động
tác.
Hơn nữa khi nghe nhạc, trẻ cảm nhận được tình cảm, nội dung các bài hát. Đồng
thời âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời
sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. Nhịp điệu, tiết tấu vui vẻ của các bài hát
giúp trẻ có những niềm vui, hào hướng và phẩn khởi, những bài hát êm dịu đưa
trẻ đến tình cảm nhẹ nhàng. Như những bài hát ru trẻ có cảm giác nhẹ nhàng và
liên tưởng đến mẹ, những bài hát vui nhộn trẻ đập tay, nhảy Những bài hát có
giai điệu buồn, lắng đọng trẻ thể hiện những động tác đu đưa nhẹ nhàng. Trẻ ở
lứa tuổi này đã biết tích luỹ và có khả năng so sánh và đánh giá khái niệm âm
nhạc đơn giản nhất như: Phân biệt âm thanh to nhỏ, cao thấp, âm sắc của giọng
hát, nhạc cụ, tính chất êm dịu ngân nga, giai điệu sổi nổi linh hoạt của nhịp điều.
Chính vì những cảm nhận của trẻ về âm nhạc như vậy đã giúp trẻ phát triển trí
tưởng tượng phong phú thông qua âm nhạc.
Qua đề tài này bản thân tôi luôn trăn trở và suy nghĩ. Trong quá trình chăm sóc
và giáo dục trẻ, đặc biệt là giảng dạy bộ môn âm nhạc luôn làm thế nào để giúp
trẻ`hứng thú hơn, cảm thụ tốt các tác phẩm âm nhạc.
II- Giải quyết vấn đề
1. Nhận định vấn đề thuận lợi và khó khăn
1.1. Thuận lợi:
– Giáo viên:
+ Giáo viên có trình độ chuyên môn, nắm vững phương pháp dạy của các
bộmôn. Có ưu thế về âm nhạc, như hát và sử dụng đàn
+ Giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, các tiết kiến tập, môi
trường và trang trí môi trường học tập trong và ngoài trường.
– Cơ sở vật chất:
+ Nhà trường trang bị đàn cho nhiều chức năng hiện đại, đầu đĩa, tivi.
+ Tủ thư viện nhà trường có nhiều tư liệu, sách, tuyển tập các trò chơi âm nhạc,
bài hát để giáo viên lựa chọn khi dạy trẻ.
1.2. Khó khăn:
– Dụng cụ âm nhạc nghèo nàn, ít chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong tiết
dạy.
– Khả năng sáng tạo động tác minh hoạ cho bài hát của trẻ, kiến thức của nhiều
trẻ trong lớp không đồng đều.
– Trong lớp có nhiều cháu còn non, sức khoẻ yếu, hay nghỉ học nên khả năng
tiếp thu bài còn chậm.
2. Các biện pháp thực hiện:
2.1. Gây hứng thú cho trẻ trước khi vào giờ học
– Tôi vào bài một cách sinh động để thu hút sự chú ý của tẻ vào tiết học bằng các
hình thức như:
Ví dụ: Chủ điểm: Bản thân khi dạy với đề tài: Cái mũi, tôi cho trẻ chơi trò
chơi: Tai mắt mũi mồm để trẻ liên tưởng đến bài hát và đồng thời trẻ khắc sâu
hơn nữa các bộ phận trên cơ thể của mình.
Ví dụ: Chủ điểm: Gia đìnhkhi tôi dạy trẻ bài hát Em lên bốn, tôi phối kết
hợp cùng phụ huynh trong lớp quay những đoạn video clip hay những đoạn
phim khi trẻ hoạt động ở nhà, trẻ chơi với các bạn tại nhà để thu hút sự tập
chung chú ý của trẻ vào giờ học. Hoặc tôi hoá trang đóng vai các nhân vật trong
bài hát. Ví dụ: Chủ điểm: Thế giới Động vật khi dạy với đề tài: Chú chuột
nhắt, tôi hoá trang và đóng vai chú chuột nhắt để gây sự húng thú của trẻ..
2.2. Tổ chức các tiết học nhẹ nhàng
– Trong quá trình tiến hành tiết dạy một nội dung góp phần không nhỏ tạo nên sự
hứng thú của trẻ vào giờ học đó chính là sự chuyển tiếp các nội dung trong giờ
học. Cách chuyển tiếp các nội dung từ dạy hát sang nghe hát Cũng cần những
hình thức để thu hút trẻ. Ví dụ khi dạy đề tài : Cái mũi ở chủ điểm Bản thân
sau khi dạy xong nội dung vận động theo nhạc bài Cái mũi tôi chuyển sang
nội dung nghe hát bài: Thằng Tý sún, tôi cùng trẻ trò chuyện lại về tác dụng
của cái mũi với cơ thể đồng thời kết hợp cho trẻ đọc bài thơ Cái mũi và cho
trẻ xem điều bất ngờ khi trẻ đọc thơ xong. Lúc này cô đã hoá trang thành
Thằng Tý sún trẻ rất hứng thú vì vậy mà các giáo viên cũng nên chú trọng nội
dung này.( ảnh)
– Hơn nữa khi tổ chức các hoạt động âm nhạc các giáo viên cũng cầncần xácđịnh
mục đích giáo dục âm nhạc cho trẻ là giúp trẻ cảm nhận âm nhạc thông qua thực
hiện các hình thức ca hát, vận động theo nhạc, nghe hát và chơi các trò chơi âm
nhạc. Từ đó sẽ hình thành và phát triển ở trẻ khả năng cảm nhận giai điệu, nhịp
điệu, tiết tấu âm nhạc trọng tâm của tiết dạy. Chính vì vậy khi tổ chức các hoạt
động âm nhạc đa dạng dựa vào hoạt động trọng tâm.
Ví dụ: Nếu xác định trọng tâm của giờ hoạt động chung là nâng cao kỹ năng ca
hát cho trẻ thì giáo viên có thể chỉnh sửa cho trẻ hát với các hình thức nâng cao
như: hát to, hát nhỏ, hát nối tiếp. Hát đối đáp từng câu hát, hát tập thể có lĩnh
xướng.
Nếu xác định trọng tâm là nâng cao kỹ năng vận động theo nhạc thì cần phải
bám theo chương trình yêu cầu vận động với hình thức nào?( Múa hay gõ đệm).
Nếu gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu chậm. Từ đó giáo viên
sẽ sáng tạo, linh hoạt hướng dẫn trẻ thực hiện sinh động các vận động.
– Trong giờ học rèn tính tập thể cho trẻ: Cả lớp , tổ, nhóm trẻ, tính tập chung chú
ý, tính tự lập độc lập. Khi trẻ biểu diễn các bài hát điêụ múa giúp trẻ nhút nhát,
thiếu tự tin sẽ trở nên mạnh dạn, hồn nhiên hơn trẻ hoà nhập tốt hơn trong cộng
đồng.
null
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Cách tạo hứng thú cho trẻ mầm non 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.