Cách tắm khi có vết thương đáng xem nhất 2024

Xem Cách tắm khi có vết thương đáng xem nhất 2024

Cùng viết bởi Jonas DeMuro, MD

Tham khảo     X

Bài viết này đã được cùng viết bởi Jonas DeMuro, MD. Tiến sĩ DeMuro là bác sĩ phẫu thuật chăm sóc sức khỏe trẻ em được cấp bằng hành nghề tại New York. Ông đã nhận bằng MD của Trường Y khoa Đại học Stony Brook vào năm 1996. Ông đã hoàn thành chương trình nghiên cứu về Chăm sóc khẩn cấp trong phẫu thuật tại Hệ thống Y tế Do Thái North Shore-Long Island và từng là thành viên của Trường Đại học Phẫu thuật Hoa Kỳ (ACS).
Có 11 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 24.412 lần.

Hoạt động thường ngày trong đời sống có thể gây trở ngại và khó chịu trong quá trình phục hồi sau phẫu thuật, và việc tắm rửa không phải là ngoại lệ. Đa số các vết mổ cần được giữ khô ráo, cho nên bạn chỉ nên vệ sinh thân thể theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ. Một số chỉ dẫn bao gồm chờ đợi trong khoảng thời gian quy định trước khi tắm rửa, bịt kín vết mổ cẩn thận, hoặc cả hai. Tùy thuộc vào từng hình thức phẫu thuật, thói quen vệ sinh bình thường nay có thể trở nên bất tiện do chuyển động hạn chế, cộng thêm việc xác định khu vực tắm rửa an toàn không mấy dễ dàng. Bạn cần thực hiện thói quen tắm rửa theo phương pháp an toàn nhằm tránh nhiễm trùng và bị thương.

Các bước

Phần 1 của 4:Vệ sinh Khu vực Xung quanh Vết mổ An toàn

1Tuân theo hướng dẫn tắm bồn hoặc vòi sen do bác sĩ phẫu thuật chỉ định. Bác sĩ là người hiểu rõ quá trình sau phẫu thuật, và cách tốt nhất để thực hiện các bước tiếp theo trong giai đoạn phục hồi.

  • Mỗi bác sĩ đều đưa ra chỉ dẫn rõ ràng để thực hiện trong vài ngày đầu sau khi phẫu thuật, bao gồm hướng dẫn khi nào là an toàn để bắt đầu tắm rửa. Chỉ dẫn chủ yếu dựa trên hình thức phẫu thuật đã tiến hành và cách thức bịt kín vết mổ trong quá trình phẫu thuật.
  • Hướng dẫn về việc vệ sinh cơ thể được cung cấp khi bạn xuất viện. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ kịp thời liệu thông tin này có đưa ra đúng lúc hay không để bạn chủ động ngăn chặn nhiễm trùng, tránh tổn thương, và tiếp tục quá trình phục hồi.

2Tìm hiểu cách thức bịt kín vết mổ. Biết rõ về phương pháp đóng kín vết mổ có thể hỗ trợ bạn trong việc phòng ngừa tổn thương và nhiễm trùng.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Bốn phương pháp phổ biến được sử dụng để bịt kín vết mổ đó là: chỉ khâu phẫu thuật; kim bấm; gạc băng vết thương (hay miếng dán hình cánh bướm hoặc băng dính); và keo dán mô dạng lỏng.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Hầu hết bác sĩ phẫu thuật cũng băng bó chống thấm nước lên vết mổ để bạn có thể tắm rửa bình thường nếu cảm thấy thuận tiện.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Vết mổ được bịt kín bằng keo dán mô tiếp xúc với nước 24 tiếng sau khi phẫu thuật có thể được dùng trong hầu hết trường hợp.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Chỉ khâu có thể được gỡ bỏ sau khi các mô đã lành hẳn, hoặc tự động thẩm thấu, và sẽ tan vào trong da mà không cần phải gỡ bỏ bằng tay.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Việc chăm sóc vết mổ được đóng kín bằng chỉ khâu cần phải gỡ bỏ bằng tay, trong khi kim bấm, hoặc gạc băng vết thương tương tự như miếng dán hình cánh bướm thường yêu cầu giữ cho vùng da khô ráo trong thời gian dài. Bạn có thể thực hiện bằng cách tiếp tục tắm bọt, hoặc che kín vết mổ trong khi tắm rửa.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

3Rửa sạch vết mổ nhẹ nhàng. Nếu vết mổ không cần bịt kín, bạn nên chăm sóc bằng cách tránh chà xát hoặc dùng khăn lau mạnh lên khu vực đó .[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Vệ sinh bằng xà phòng dịu nhẹ kết hợp với nước, nhưng không được để xà phòng hoặc sản phẩm vệ sinh dính vào vết mổ. Để nước chảy nhẹ nhàng lên khu vực vết mổ.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Hầu hết bác sĩ khuyến cáo tiếp tục sử dụng xà phòng và sản phẩm chăm sóc tóc thường ngày.

4Lau khô vết mổ thật nhẹ nhàng. Sau khi tắm xong, bạn cần gỡ miếng dán che lên vết mổ (như gạc hoặc băng, nhưng không được gỡ băng dán mỏng), và để cho vết mổ khô ráo hoàn toàn.

  • Dùng khăn sạch hoặc miếng gạc chạm nhẹ lên vết mổ.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Không chùi mạnh cũng như không gỡ bỏ chỉ khâu nổi lên, kim bấm, hoặc miếng băng vết thương vẫn còn đang cố định trên vết mổ.
  • Tránh đụng vào vết mổ và để nguyên lớp vảy cho đến khi tự động rụng xuống, vì lớp vảy này có tác dụng bảo vệ vết mổ không bị chảy máu.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

5Thoa kem hoặc thuốc mỡ được chỉ định. Tránh sử dụng thuốc đắp lên vết mổ trừ khi bạn được bác sĩ phẫu thuật hướng dẫn cụ thể.[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Việc thay băng theo hướng dẫn của bác sĩ thường bao gồm sử dụng thuốc đắp. Kem hoặc thuốc mỡ kháng sinh thường được kê sử dụng trong khi thay băng, nhưng bạn chỉ nên dùng thuốc đắp nếu được bác sĩ hướng dẫn.[12] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

6Cố định miếng băng vết thương/miếng dán hình cánh bướm. Sau thời gian quy định giữ vết mổ khô ráo tuyệt đối. Tình trạng miếng băng ẩm ướt là bình thường; tuy nhiên, bạn không nên tháo khỏi vết mổ cho đến khi chúng tự động tách rời khỏi da.[13] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Nhẹ nhàng thấm khô vùng da nhạy cảm, kể cả miếng băng vết thương miễn là chúng bám chặt trên bề mặt da.

Phần 2 của 4:Giữ cho Vết mổ luôn Khô ráo

1Bạn nên duy trì vết mổ luôn khô ráo tuyệt đối nếu được bác sĩ hướng dẫn. Việc giữ khô vết mổ có nghĩa là không nên tắm rửa trong vòng 24 đến 72 tiếng sau khi phẫu thuật và thường là cách hiệu quả để ngăn ngừa vết mổ bị nhiễm trùng và nhanh lành hơn.[14] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Có nhiều biến chứng đi kèm với phẫu thuật, và rủi ro nhiễm trùng hoặc tổn thương vết mổ có thể được khắc phục bằng cách tuân theo chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ.[15] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Chuẩn bị sẵn miếng gạc để chấm nhẹ lên vùng da nhạy cảm nếu cần trong suốt cả ngày, thậm chí ngay cả khi bạn không được tiếp cận nguồn nước.

2Bịt kín vết mổ. Tùy thuộc vào hướng dẫn cụ thể của bác sĩ phẫu thuật, bạn có thể tắm rửa nếu thấy phù hợp, nếu như vết mổ ở vị trí mà bạn có thể bịt kín cẩn thận bằng vật liệu chống thấm nước.

  • Đa số bác sĩ phẫu thuật sẽ đưa ra hướng dẫn rõ ràng về cách thức mà họ ưu tiên sử dụng để che vết mổ trong khi tắm rửa.
  • Dùng miếng bọc nhựa trong suốt, túi ni lông, hoặc miếng bọc kiểu quấn chặt để bịt kín hoàn toàn vết mổ. Dùng băng dán y tế xung quanh mép để tránh nước chảy vào khu vực nhạy cảm.[16] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Đối với những khu vực khó chạm tới, bạn có thể nhờ người thân hoặc bạn bè cắt túi hoặc bọc nhựa để che đậy vết mổ và dùng băng dán cố định trên da.
  • Đối với phần vai và lưng trên, ngoài việc bịt kín vết mổ, bạn có thể dùng túi nhựa choàng lên để giữ nước, xà phòng, và dầu gội không chảy vào vết mổ trong khi tắm. Còn nếu vết mổ nằm trên ngực, bạn nên dùng túi nhựa giống như yếm để che phần da nhạy cảm.[17] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

3Tắm rửa bằng bọt xốp. Cho đến khi hướng dẫn nói rằng có thể tiến hành vệ sinh cơ thể, bạn có thể dùng bọt xốp để làm sạch nhưng vẫn giữ cho vết mổ không bị ảnh hưởng.[18] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Dùng bọt xốp hoặc khăn nhúng vào nước pha xà phòng dịu nhẹ. Lau khô bằng khăn sạch.

4Tránh tắm bồn. Đa số bác sĩ khuyến nghị nên tắm sau khi thời gian quy định giữ khô vết mổ trôi qua, và khi bạn cảm thấy thuận tiện trong việc vệ sinh thân thể.[19] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Không nên nhúng vết mổ, ngồi trong bồn nước lạnh hoặc nóng, hay đi bơi ít nhất ba tuần hoặc cho đến khi bác sĩ cho phép.[20] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

5Tắm nhanh. Thường thì bác sĩ phẫu thuật sẽ đề nghị chỉ nên đi tắm khoảng năm phút cho đến khi sức khỏe hồi phục và vết mổ đang có dấu hiệu lành.[21] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

6Duy trì sự ổn định. Bạn có thể nhờ người khác tắm cho bạn vài lần đầu tiên khi bắt đầu vệ sinh cơ thể của mình.[22] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Tùy thuộc vào hình thức phẫu thuật, bạn có thể sử dụng ghế đẩu, ghế tựa, hoặc tay vịn để duy trì ổn định và tránh bị ngã.[23] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Vết mổ trên đầu gối, chân, mắt cá chân, bàn chân và lưng có thể gây trở ngại trong việc duy trì cân bằng an toàn trong phòng tắm nhỏ, do đó bạn nên dùng ghế đẩu, ghế tựa hoặc tay vịn để hỗ trợ cơ thể.

7Cố định vị trí cơ thể sao cho vết mổ tránh xa dòng nước chảy. Tránh để nước chảy mạnh lên vết mổ.

  • Điều chỉnh dòng nước trước khi đi tắm để tạo nhiệt độ phù hợp và điều chỉnh luồng nước để bảo vệ vết mổ.

Phần 3 của 4:Ngăn ngừa Nhiễm trùng

1Nhận biết dấu hiệu nhiễm trùng. Nhiễm trùng là biến chứng thường gặp do phẫu thuật gây nên.[24] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Liên lạc với bác sĩ ngay lập tức nếu bạn cho rằng viết mổ đang nhiễm trùng.[25] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Triệu chứng nhiễm trùng bao gồm sốt cao từ 38,3°C trở lên, buồn nôn và nôn mửa, đau nặng, và tấy đỏ xung quanh vết mổ, nhạy cảm với cơn đau, chạm vào vết mổ thấy ấm, dịch tiết có mùi hoặc có màu xanh hay vàng, cũng như tình trạng sưng tấy xung quanh vết mổ .[26] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 300.000 người trải qua phẫu thuật mỗi năm ở Hoa Kỳ sẽ bị nhiễm trùng. Và không may, 10.000 người trong số đó bị tử vong do nhiễm trùng.[27] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

2Nhận biết nguy cơ nhiễm trùng cao. Một số tính chất và tình huống có thể khiến cho một người không may bị nhiễm trùng, hoặc vết mổ hở cao hơn so với những người khác.

  • Một số yếu tố nguy cơ bao gồm béo phì, tiểu đường, hoặc hệ miễn dịch kém, suy dinh dưỡng, dùng corticosteroid, hoặc hút thuốc.[28] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

3Lưu ý phòng ngừa liên quan đến vệ sinh cơ bản. Các bước chung mà bạn có thể thực hiện tại nhà để ngăn ngừa nhiễm trùng bao gồm rửa tay kỹ và thường xuyên, cũng như sử dụng dụng cụ y tế sạch sẽ để thay băng và sau khi tắm để thấm khô vùng da nhạy cảm.[29] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Luôn rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, đổ rác, chạm vào vật nuôi, tiếp xúc với quần áo bẩn, chạm vào bất cứ thứ gì ở bên ngoài, và sau khi tiếp xúc với đồ dùng thay băng bị vấy bẩn.[30] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Lưu ý khuyên người thân và khách thăm nhà rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với người vừa mới phẫu thuật.[31] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Ngưng hút thuốc ít nhất hai tuần trước khi phẫu thuật nếu có thể, mặc dù vậy bạn nên ngưng khoảng bốn đến sáu tuần. Hút thuốc làm vết mổ lâu lành,[32] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn  ngăn chặn các mô chữa lành không được tiếp cận oxy và có nguy cơ gây nên viêm nhiễm.[33] X Nguồn tin đáng tin cậy PubMed Central Đi tới nguồn

Phần 4 của 4:Nhận biết Thời điểm Cần gọi Bác sĩ

1Liên lạc với bác sĩ nếu bạn bị sốt. Triệu chứng sốt nhẹ sau khi phẫu thuật lớn là hoàn toàn phổ biến, nhưng nếu sốt trên 38,3 °C thì có thể vết mổ đã bị nhiễm trùng.[34] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Các dấu hiệu nhiễm trùng khác cảnh báo bạn phải gọi bác sĩ ngay lập tức bao gồm tấy đỏ vùng da xung quanh, mủ tiết ra từ vết mổ, dịch tiết có mùi hoặc có màu bất thường, nhạy cảm với cơn đau trên da, chạm vào có cảm giác ấm, hoặc sưng tấy ở khu vực vết mổ.[35] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

2Liên lạc với bác sĩ nếu vết mổ bắt đầu chảy máu. Rửa tay thật sạch, sau đó dùng miếng gạc hoặc khăn sạch thấm nhẹ vết máu. Gọi bác sĩ ngay lập tức.[36] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Không đè mạnh lên vết mổ. Bạn chỉ nên dùng lực nhẹ và bọc kín phần da bằng gạc sạch và khô cho đến khi gặp được bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế khác để kiểm tra.[37] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

3Tìm kiếm chăm sóc y tế nếu bạn gặp phải triệu chứng bất thường. Nếu bị đau bụng, buồn nôn và nôn mửa, hoặc vàng da hay mắt, thì bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.[38] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Hoặc nếu bạn thấy triệu chứng cục máu xuất hiện: xanh xao, khi chạm vào tứ chi thì rất mát, đau ngực, khó thở, một cánh tay hoặc chân sưng tấy bất thường.[39] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

Hiển thị thêm

Bạn đang tìm hiểu bài viết Cách tắm khi có vết thương đáng xem nhất 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.