Cách pha nước mắm chấm rau sống 2024

Xem Cách pha nước mắm chấm rau sống 2024

Cách làm nước chấm rau sống ngon tuyệt vời. Chỉ cần những mẹo đơn giản sau bạn đã có nước chấm thật ngon cho món rau sống,

CÁCH LÀM NƯỚC CHẤM RAU SỐNG

Rau sống chấm sốt cà chua

Hì hì, món này không biết gọi tên là gì. Chả là vào mùa đông, mẹ mình  thỉnh thoảng lại làm món này. Mình cảm giác các loại rau củ quả vào mùa  đông thường tươi ngon mỡ màng hơn hay sao đó. Cà chua mùa đông cũng to,  mọng đỏ và ngọt hơn, cùi dày hơn. Rau xà lách, rau mùi cũng tươi non  mơn mởn hơn.

Bà nội mình đặc biệt thích món này. Từ hồi còn bé lắm, mỗi lần bà lên  nhà mình chơi là mẹ sẽ phải nấu món này vài lần cho bà thưởng thức. Đĩa  rau chỉ gồm có xà lách và rau mùi thôi, vậy mà giữa cái lạnh mùa đông,  ăn vào lại cảm thấy ấm áp. Mùa hè bà lên thì cũng nấu món này, nhưng cảm  giác ăn sốt nóng vẫn tuyệt hơn.

Sốt cà chua làm rất đơn giản. Phi thơm đầu hành trắng với ít dầu ăn,  cắt cà chua vào, thêm nước mắm (nước mắm nhé, sẽ làm sốt cà rất thơm và  rất ngọt) nấu đến khi cà chua mềm ra, hành lá cắt khúc bỏ vào nữa là  được bát sốt ngon lành nóng hổi rồi.

Món ăn giản dị mà nhiều ý nghĩa. Bỗng dưng cảm thấy nhớ nhà lắm.

Cách pha nước chấm cho một số món ăn

Nhiều  phụ nữ nấu ăn không tệ nhưng lại luôn lúng túng trong khâu pha nước  chấm. Việc giắt túi công thức dành cho một số món ăn cơ bản sẽ giúp  bạn yên tâm. Nguyên liệu- Nước mắm

Nguyên liệu:

– Bột ngọt

– Tiêu

– Ớt

– Bột canh

– Nước lọc

– Đường

– Gừng

– Tỏi

Cách làm:

Cách làm chấm rau muống luộc:  Nước mắm vắt ít chanh, thêm vài lát ớt. Nếu nước mắm mặn thì cho thêm  chút nước lọc, tùy khẩu vị có thể cho chút mì chính hay đường.

Chấm nem, bánh gối, rau sống:  Để có một bát con nước chấm, bạn cần 100 ml nước, giấm, đường, nước mắm  mỗi thứ 30 ml (có thể thêm bớt tùy khẩu vị), tỏi, ớt vừa đủ. Giã tỏi và  ớt, hòa với giấm. Hòa tan đường trong nước, sau đó hòa với nước mắm rồi  cho hỗn hợp dấm, ớt, tỏi vào. Cắt thêm vài lát ớt cho đẹp.

Chấm các món rán tẩm bột: Công thức tương tự như trên nhưng bớt nước để tăng độ mặn.

Mẹo luộc rau xanh

Các chị em phụ nữ vẫn hay than  phiền về những đĩa rau luộc kém hấp dẫn về màu sắc. Một vài mẹo nhỏ giúp  rau sau khi luộc vẫn xanh mượt, giữ nguyên độ giòn.

– Cách đơn giản nhất là khi luộc rau, cho một ít dầu ăn vào, nhờ đó mà rau trông xanh và bóng hơn.

– Ngay khi vớt rau đã luộc ra khỏi nồi,  cho ngay vào thố nước lạnh. Đợi rau nguội hoàn toàn mới được vớt ra. Rau  sẽ vẫn giữ được màu sắc tươi ngon trong nhiều giờ. Nếu muốn giòn có thể  cho vào ngăn lạnh, khi nào dùng bạn chỉ việc lấy chúng ra.

– Ngoài ra bạn có thể vắt vài giọt chanh  trong khi luộc . Vừa giữ được màu xanh tươi của rau, vừa không làm mất  hương vị ban đầu.

CÁCH PHA CÁC LOẠI NƯỚC CHẤM NGON

Mỗi món ăn đều có loại nước chấm riêng biệt, và nhờ có nước chấm, bữa cơm của bạn mới ngon như thế.  Dưới đây là một số loại nước chấm phù hợp với các món ăn của bạn và bí quyết để pha nước chấm ngon cho bạn nhé.

1. Nước Mắm Căn Bản ( Các Loại Nước Mắm)
Nguyên liệu:
-3 tép tỏi
-2 trái ớt hiểm (ít nhiều tuỳ)
-1 trái chanh
-1/2 muỗng đường
-1 muỗng nước mắm (hiệu Châu Sơn)
-1 muỗng nước lã hay nước dừa xiêm
Cách Làm:
Tỏi và ớt bằm nhuyển. Chanh gọt vỏ rồi xẻ các múi lấy thịt chanh giằm sơ cho ra nước chanh.
Tất cả quậy đều cho đường tan là được. Nêm lại cho vừa miệng.
Ghi Chú:
Đây là cách pha nước mắm căn bản, từ cách này có thể pha chế các loại nước mắm khác.
Nếu dùng nước dừa để pha thì nên bớt đường lại một chút vì nước dừa đã  ngọt sẳn. Nước mắm cũng phải để ý hiệu, vì độ mặn khác nhau tuỳ theo  hiệu . Nước mắm phải pha tuỳ theo món ăn, các món gỏi thì nên pha hơi  lạt một chút (thêm nước), nước mắm chấm cá chiên thì phải hơi mặn (thêm  nước mắm). Muốn chắc ăn thì nên nem thử món ăn trước rồi pha nước măm  sau (mặn, lạc, chua, ngọt, v.v…) tuỳ theo món ăn đó. Nếu muốn pha số  lượng nhiều thì theo công thức trên mà nhân lên, tức lường đường và nước  mắm bằng nhau nhưng nước mắm nhiều hơn đường một chút. Lường nước là 1  .1/2 lượng đường (ví dụ 1/2 chén đường thì 1/2 chén già nước mắm, và 3/4  chén nước). Sau cùng cho tỏi, ớt, và chanh.
2. Nước mắm chua ngọt
Nguyên liệu:
Tỏi , Ớt xay , đường trắng , chanh, tương ớt, nước mắm .
Cách làm:
Một nuỗng cafe tỏi bằm
+ ớt xay ( tùy bạn muốn ăn cay hay ít cay nha )
+ 2 muỗng cafe tương ớt
+ 2 muỗng cafe đường
+ 1 muỗng cafe nước cốt chanh
+ 2 muỗng súp ( muỗng ăn cơm đó bạn ) nước mắm = Tất cả trộn đều . Bảo đãm bạn sẽ có 1 tô nước mắm chua ngọt rất là ngon .
3. Nước mắm chua cay
Có 2 cách làm:
Cách 1: Tỏi, ớt băm nhuyễn, đường, bột ngọt, nước dừa  tươi và nước mắm. Cho tất cả vào quấy đều tới khi đường tan. Củ kiệu chẻ  nhỏ thêm gừng xắt sợi, củ cải xắt sợi (một phần, còn lại gọt lõi nhỏ  thái hoa). Chanh gọt bỏ vỏ the và hột, gỡ lấy từng tép. Cho tất cả vào  nước mắm pha sẵn, quấy đều. Nếm cho vừa ăn.
Cách 2: Tỏi, ớt băm nhuyễn, giấm và nước lạnh (hoặc âm  ấm), đường, bột ngọt. Cho tất cả vào một bát, quấy đều. Sau đó gỡ từng  tép chanh, củ cải đỏ làm hoa nhỏ.
4. Nước mắm sống
Gọi là nước mắm sống vì món nước chấm này hầu như được để nguyên không  pha chế. Nước mắm sống thường được dọn chung với các món ăn có vị nhạt  như rau sống, rau luộc, thịt, cá luộc
Miền Nam có món canh chua  nấu với cá lóc khi dọn lên bàn ăn không thể thiếu dĩa nước mắm sống để  chấm cá. Cá đem nấu canh thì nước ngọt đã hòa với nước canh, phần thịt  cá muốn đậm đà thì không gì ngon bằng được chấm với nước mắm sống có vài  khoanh ớt cay nồng nhằm mất vị tanh.
Miền Nam còn có món nước mắm kho quẹt, là loại nước mắm sống cô đặc, có  vị ngọt sắc của đường, vị béo của dầu, mỡ hay tóp mỡ, vị cay và thơm  nồng của tiêu dùng ăn với cơm hoặc các món rau luộc.
Ở miền Trung thì ngoài ớt,  vài gia đình lại rắc tiêu vào chén nước mắm. Nước mắm sống rắc tiêu  thường được dọn ăn chung với thịt đầu heo luộc hoặc phèo non luộc, gan  luộc Nước mắm tiêu không cay xè ở đầu lưỡi như nước mắm ớt mà cay nồng,  vừa ấm bụng vừa có hương thơm dễ chịu.
Miền Trung còn có món nước chấm độc đáo là trứng luộc dằm nước mắm sống.  Loại nước chấm sền sệt này ăn chung với các loại rau luộc như bắp cải  luộc, đậu bắp luộc.
Nước mắm sống ở miền Bắc  thì có khi được thêm ớt, nhưng thường thấy nhất là được vắt thêm vài  giọt chanh hay quất để vị mặn của nước mắm dịu lại và cũng thường dùng  để ăn với các loại thịt luộc hoặc rau luộc.
5. Nước mắm gừng
Phù hợp với các món cá trê nướng hoặc chiên giòn, món thịt vịt luộc.  Nước mắm gừng trong các món này là nước mắm nguyên chất pha với đường,  gừng giã nhuyễn và chút chanh.
Nước mắm gừng để ăn với cá trê, thịt vịt cần được pha thật đậm đà, không  thêm nước, vì như vậy sẽ làm món ăn kém ngon. Nước mắm gừng để dùng  chung với gỏi vịt hoặc để chấm với ốc, nghêu thì cần phải pha loãng với  nước đun sôi để nguội, vị ngọt và chua dịu.
6. Nước mắm me
Chuẩn bị me vừa chín, cho me vào nước sôi, quấy đều, bỏ hạt và xơ. Sau  đó cho tỏi, ớt, gừng băm nhuyễn vào nước me. Thêm đường và nước mắm vào.  Trộn tất cả cho đều, nước chấm hơi sệt nhờ có cơm me.
Nước mắm me được dùng với các món lươn như lươn chiên giòn, lươn om lá lốt hoặc các món cá kèo chiên giòn, món khô cá khoai nướng

7. Nước mắm nêm
Xả, tỏi, ớt băm nhuyễn, củ riềng giã nhuyễn. Cho tất cả vào thố đã để  sẵn đường, bột ngọt (trung bình 1 chai mắm nêm thì cho 50g đường và 10g  bột ngọt), khóm băm nhỏ và mắm nêm. Quấy tất cả cho đều, có thể thêm sả,  tỏi phi vàng cho ngon.
Lưu ý: phải thêm một ít nước để làm mất mùi mắm nêm (nóng).
8. Nước mắm thấm
Có hai cách đều dùng nước dừa tươi
Cách 1: Sả, tỏi, ớt băm nhuyễn. Lạc rang vàng, giã nhỏ.  Dừa khô nạo, vắt nước cốt. Tất cả cho vào tô đã để sẵn tương xay, rồi  cho đường, bột ngọt vào quấy đều. Nếu nhạt cho thêm chút muối. Cách này  không để được lâu.
Cách 2: Sả, tỏi, ớt băm nhuyễn rồi cho vào chảo mỡ phi  vàng. Thêm tương xay, nêm đường và bột ngọt vào xào sôi lên. Cách làm  này có thể để nước chấm được lâu.
Xốt (sauce) ăn thịt rô-ti, cua-tôm hoặc các loại chiên bơ
Cho cà chua vào nước sôi độ 5 phút, vớt ra, bỏ hạt. Lấy rổ chà hoặc băm  nhỏ cho nhuyễn. Cũng có thể bổ đôi cà sống, bỏ hạt, băm nhuyễn.
Củ kiệu thái mỏng, củ cải, ớt thái sợi. Tỏi, hành băm nhỏ rồi cho vào  chảo mỡ phi vàng, cho cà băm vào. Xào vài dạo rồi cho một ít ngũ vị  hương (nếu có), xì dầu, đường, bột ngọt, muối, tiêu vào. Sau đó, cho  nước xúp (hoặc nước dừa tươi hay nước lạnh vào). Nấu sôi vài dạo, hớt  bọt. Cho một ít bột mì tinh vào. Đun tiếp, sôi một lúc, thấy hơi sánh là  được. Lưu ý: Nước sốt phải có vị thơm, ngọt, chua và cay.
9. Nước mắm chấm ốc ngon
Nguyên liệu:
Nước mắm ngon: 2 muỗng;
Nước sôi để nguội: 1 muỗng;
Nước cốt chanh (hoặc quất): 1 muỗng;
Đường: 3 muỗng;
Gừng, ớt, tỏi bằm nhỏ;
Rau mùi: thái nhỏ;
Sả: thái nhỏ;
Lá chanh.
Cách làm:
Ốc luộc cho thêm lá chanh sẽ thơm hơn.
Nước mắm ngon + nước sôi để nguội + đường trộn đều bắc lên bếp đun sôi cho tan đường để nguội.
Sau đó cho gừng + tỏi + ớt bằm nhuyễn + nước cốt chanh vào trộn đều.
Rắc rau mùi, sả, lá chanhthái nhỏ lên trên và trộn đều. Nếu thích ăn  cay, bạn nên cho ớt cay hoặc ớt nghiền vào sẽ ngon hơn nhiều.
Món này chấm ốc thì thật là tuyệt. Chúc bạn thành công và có chén nước chấm ngon như ý.
10. Nước chấm gà luộc
Nước chấm từ nước mắm gồm các nguyên liệu sau:
Một muôi nước mắm ngon
1/4 thìa mì chính
1/4 thìa hạt tiêu
Vài lát ớt mỏng
Một ít tiết gà luộc.
Loại nước chấm bằng nước mắm này rất phù hợp để ăn cùng cơm hoặc xôi trắng.
11. Nước chấm bánh cuốn
300ml nước lọc + 25g đường + 15ml nước mắm + ớt băm + ít dấm nêm sau cùng cho vừa độ chua.
Nếu thích ăn nước mắm ngọt kiểu Nam thì dùng 50g đường và 50ml nước mắm trong công thức và bỏ dấm.
Nước chấm bánh cuốn pha sẵn ngoài hàng màu nhạt là vì bỏ ít nước mắm.  Nếu thích đậm hơn có thể tăng lượng nước mắm trong công thức lên 30ml
12. Nước chấm nem, bún chả
Nguyên liệu:
Một thìa nước mắm ngon,
Một thìa đường,
Một thìa dấm ngon,
5 thìa nước lọc.
Cách làm:
– Pha các nguyên liệu với tỉ lệ trên. Tỉ lệ này có thể điều chỉnh tuỳ  theo khẩu vị và loại nước mắm, dấm cụ thể mà bạn dùng vì độ mặn, chua  của các loại nước mắm, dấm không giống nhau. Sau khi hoà tan hỗn hợp này  và nếm vừa ăn, ta mới cho tỏi ớt băm nhỏ vào.
– Lưu ý tỏi băm nhỏ và có thể ép dập một chút. Chắc chắn tỏi sẽ nổi trên  mặt nước chấm trông đẹp mắt. Cuối cùng cho thêm một chút hạt tiêu là ta  đã có một bát nước chấm nem hoặc bún chả hoàn chỉnh. Loại nước chấm này  cũng có thể dùng cho các loại nem cuốn tươi Nam Bộ.
– Lỗi thường gặp trong khi pha loại nước chấm này là cho tỏi ớt vào quá  sớm khiến người làm bị lẫn vị, khó điều chỉnh độ chua ngọt mặn hợp lý.  Ngoài ra có thể do tỏi bị băm hơi to khiến tỏi nặng quá bị chìm, khiến  bát nước chấm kém hấp dẫn. Nếu ăn bún chả, thông thường phần nước chấm  được giữ ấm, khi ăn mới cho thêm tỏi ớt vào.
13. Nước chấm các loại cá hấp, cá luộc
Nguyên liệu:Một thìa nước mắm ngon, một thìa dấm ngon, một thìa đường, 3 thìa nước lọc, tỏi, ớt, gừng, thì là.
Cách làm:
Tỏi, ớt, gừng, rau thì là băm nhỏ. Pha nước mắm, dấm, đường, nước, điều chỉnh vị vừa ăn rồi mới cho tỏi, ớt, gừng, thìa là vào.
So với nước chấm nem, nước chấm cá luộc mặn hơn vì cá hấp và luộc vị  nhạt nên cần nước chấm đậm, cũng có thể dùng vị chua của chanh để nước  chấm thơm tự nhiên.
Loại nước chấm này có thể phù hợp để chấm các loại gỏi cá cuốn nướng.
14. Nước mắm lèo
Đây là một cách pha nước chấm khá độc đáo sử dụng lòng cá. Nước chấm này phù hợp chấm các loại cá hấp, cá luộc, cá nướng, hoặc lẩu cá.  Phần ruột cá được rửa sạch, sau đó băm nhỏ vừa. Hành tỏi gừng, ớt được  băm nhỏ phi thơm, sau đó cho lòng cá băm nhỏ vào xào thơm, lưu ý để  nhiệt lớn sẽ giúp lòng cá không bị chảy nước gây ra mùi tanh.
Khi cá gần cạn cho thêm một muôi tương bần, một thìa nước mắm, nửa thìa  mì chính và nửa thìa hạt tiêu và một thìa dấm, vẫn đảo mắm lèo liên tục  và cho nhỏ lửa đun tiếp tới khi cạn. Thành phần của loại mắm lèo này còn  có một thìa đường, nhưng đường chỉ cho vào sau khi nước lèo đã chế biến  gần xong, nếu cho đường vào sớm, đường ngả màu có thể làm nước có màu  quá tối không đẹp.
Loại nước chấm này phù hợp để chấm các món cuốn như cá nướng, trạch  nướng cuộn cùng các loại rau ghém, chuối xanh, khế… còn để ăn cơm có  thể dùng để chấm các loại rau củ luộc hoặc ăn cùng rau sống rất ngon  miệng.
15. Nước chấm các món lẩu
Lẩu là món ăn quen thuộc trong Nam ngoài Bắc, 3 cách pha nước chấm lẩu  sau đây sẽ là cách cơ bản nhất, ngoài ra các bạn có thể điều chỉnh tùy  theo khẩu vị của mình.
Về cơ bản, nước chấm lẩu giúp ăn ngon miệng nên chúng ta thường dùng vị nước chấm hơi chua để kích thích ăn ngon và đỡ ngán.
Loại thứ nhất rất phù hợp để chấm hải sản gồm có những nguyên liệu sau: nửa thìa gia vị, 1/4 thìa mì chính, 1/4 thìa muối trắng, mù tạt xanh, một chút hạt tiêu bột, chanh tươi, ớt tươi.
Loại nước chấm các món lẩu thứ 2 sử dụng nước mắm làm nguyên liệu chính, bao gồm: 2 thìa nước mắm, nửa thìa đường, 1/4 thìa sa tế, ớt tươi, tỏi thái lát, 1/2 quả chanh vắt lấy nước.
Loại thứ 3 phù hợp để chấm lẩu thập cẩm hoặc lẩu thịt bò.
Những nguyên liệu cơ bản gồm có: 4 thìa xì dầu, nửa thìa đường, 1/4 thìa mì chính, tỏi ớt thái lát, hạt tiêu.
Nếu chúng ta không muốn vị tỏi quá nổi làm át mùi thơm của món ăn, tỏi chỉ nên thái lát thay vì băm nhỏ.
16. Nước chấm Vịt, Heo quay chay
Nguyên liệu:
1 muỗng canh bột năng, 5-6 tép tỏi, 5 củ hành ta, 1/2 chén nước lã, 2  muỗng cà phê bột ngọt, 2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng tương xay, 1/2  chén dầu ăn, 1 trái chanh
Chuẩn bị:
Bột năng để nước vô quậy lỏng để đó.
Tỏi, củ hành ta lột vỏ, rửa sạch, xắt mỏng, giã nhuyễn.
Chanh cắt, vắt lấy nước.
Lấy tô để vô 1/2 chén nước lã, muối, đường, tiêu, tương xay vô quậy tan.
Thực hiện:
Bắc chảo nóng, để hết 1/2 chén dầu ăn vô, dầu nóng, cho hết số tỏi, củ  hành ta giã nhuyễn vô phi cho thơm, sau đó, cho tô nước đã quậy vô để  sôi 2-3 phút, chế nước bột năng vô từ từ và quậy liền tay (1 tay chế, 1  tay quậy) thấy nước hơi lền lền, nhắc xuống, để hết bột ngọt, nước  chanh, tiêu vô và nêm nếm cho vừa ăn.
Nước chấm làm nhiều hay ít tùy thuộc vào món ăn.
17. Nước mắm trộn gỏi
Bạn hãy thử áp dụng công thức 3 nước mắm + 1 đường (Ví dụ 3 chén nước  mắm + 1 chén đường), nấu tan chảy trên bếp, sau đó để nguội cho nước mắm  keo lại như mật ong. Dùng nước mắm này trộn gỏi, gỏi trộn sẽ rất khô,  không bị ướt hay đọng nước.
Tùy theo món, bạn có thể dùng chanh hay giấm để làm tạo độ chua cho gỏi.
Nếu sử dụng giấm bạn có thể nấu giấm cùng với nước mắm và đường cho keo  lại, nhưng nếu dùng chanh phải để riêng, nếu vắt chanh trước khi trộn  gỏi, sẽ rất dễ bị đắng.
Cách làm nước mắm trộn gỏi này có thể áp dụng cho tất cảc các loại gỏi.

Mẹo pha các loại nước chấm ngon

Các món ăn như luộc, nướng, hấp… đều phải có nước chấm nếu không món ăn sẽ trở nên vô vị và nhạt nhẽo vô cùng.

Pha  nước chấm thế nào cho ngon, hấp dẫn, là tăng sức lôi cuốn của  món ăn  không phải chị em nào cũng có thể nắm rõ. Vì thế, dưới đây là  một số  cách pha nước chấm mà các chị em có thể tham khảo nhé.

Mỗi món  ăn có nhiều cách pha nước chấm khác nhau, vì vậy, tùy vào sở thích và  khẩu vị của mỗi thành viên trong gia đình, bạn có thể chế biến sao cho  phù hợp nhất.

Tuy chỉ là tiểu tiết nhưng pha nước chấm rất quan trọng, nó góp phần làm nên quyết định món ăn của bạn có thành công hay không.

Mẹo pha nước chấm ốc ngon

Bài liên quan: Mẹo pha các loại nước chấm ngon

Nguyên liệu: Nước ấm, nước mắm, đường, chanh, sả, ớt bằm.

Cách pha:

– Pha 2 muỗng canh nước ấm, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường cho tan.

– Thêm 1 muỗng canh chanh, sả, ớt bằm nhuyễn tùy khẩu vị mà thêm hay  bớt lượng sả cũng như chanh. Nêm nếm cho chua chua, ngọt ngọt là được.

– Khi làm nước mắm nên khuấy cho tan đường và nước sau đó cho nước  mắm vào. Tiếp đó hãy cho chanh và tỏi/gừng, ớt như thế ớt tỏi sẽ nổi lên  trên trông đẹp hơn.

Mẹo pha nước chấm nem rán

Nguyên liệu:

– Nước mắm ngon
– Đường
– Dấm ngon
– Nước lọc

Cách pha:

– Nước mắm ngon, đường, dấm ngon: cho mỗi thứ 1 thìa cùng với 5 thìa  nước lọc. Tỉ lệ này có thể điều chỉnh tuỳ theo khẩu vị. Dùng thìa khuấy  tan các hỗn hợp này rồi nếm cho vừa ăn, sau đó mới cho tỏi ớt băm nhỏ  vào.

Bạn không nên cho tỏi ớt vào quá sớm khiến người làm bị lẫn vị, khó điều chỉnh độ chua ngọt mặn hợp lý (Ảnh từ Internet)

– Tỏi băm nhỏ và có thể ép dập một chút. Cuối cùng ta rắc chút hạt tiêu vào là ta đã có một bát nước chấm hoàn chỉnh.

– Lưu ý: Bạn không nên cho tỏi ớt vào quá sớm khiến người  làm bị lẫn vị, khó điều chỉnh độ chua ngọt mặn hợp lý. Không nên băm tỏi  to khiến tỏi nặng quá sẽ bị chìm, khiến bát nước chấm kém hấp dẫn.

Nước chấm gà luộc

Với món gà luộc thông thường có hai cách pha nước chấm, nước chấm  nước mắm và nước chấm bột canh, hoặc tiết gà luộc giã ra với chanh, bột  canh. Tùy theo khẩu vị và sở thích của gia đình mà bạn lựa chọn cách pha  sao cho hợp lý nhé.

Cách 1: Nước chấm từ nước mắm gồm các nguyên liệu sau: Một  muôi nước mắm ngon, 1/4 thìa mì chính, 1/4 thìa hạt tiêu, vài lát ớt  mỏng, một ít tiết gà luộc. Loại nước chấm bằng nước mắm này rất phù hợp  để ăn cùng cơm hoặc xôi trắng.
Cách 2: Nguyên liệu: Bột canh, hạt tiêu, chanh (hoặc quất), ớt.  Cho bột canh vào bát, vắt chanh (quất) vào. Thả các lát ớt, hạt tiêu  vừa ăn. Bạn có thể thái chỉ lá chanh rắc vào, đảm bảo vô cùng thơm ngon,  hấp dẫn.

Gà luộc chấm với bột canh, chanh, ớt cũng rất ngon (Ảnh từ Internet)

Cách 3: Chấm với tiết gà, gồm các nguyên liệu: Một thìa bột  canh, nửa thìa hạt tiêu, ớt tươi, nửa quả chanh, một ít tiết gà luộc.  Loại chấm này để chấm thịt gà luộc hoặc thịt gà nướng, có thể cho thêm  chút lá chanh thái chỉ. Đặc biệt có thể cho thêm hành khô thái lát mỏng  và một ít tiết gà luộc.

Nước chấm thịt vịt

Vịt luộc

Nước chấm cho món luộc này thường là nước mắm gừng. Cách pha cũng khá  đơn giản, nước mắm phải nguyên chất, pha với đường, gừng giã nhuyễn và  chút chanh. Nếu ăn với thịt vịt cần pha thật đậm đà, không thêm nước,  còn dùng chung với gỏi vịt hoặc để chấm với ốc, nghêu thì cần phải pha  loãng với nước đun sôi để nguội, vị ngọt và chua dịu.

Cách pha này cũng có thể làm cho một số món luộc khác.

Vịt nướng

Nước chấm thịt vịt nướng hợp nhất vẫn là có thể là nước xì dầu. Cũng  có nhiều cách pha nước chấm này. Bạn có thể tham khảo cách pha này nhé.  Thông thường, khi nướng vịt, người ta tường nhét hành, tỏi băm, quả móc  mật… Vì thế những gia vị này sau khi nướng vịt chín xong bạn giữ lại,  đem pha nước chấm xì dầu.

Cách pha: Tất cả các gia vị này đem đun với xì dầu và một ít nước vừa  đủ chấm. Nêm gia vị vừa đủ. Khi nước chấm có đủ vị chua, cay, mặn, ngọt  và mùi thơm của quả móc mật thì cho nhỏ lửa. Hòa tan 1 ít bột sắn cho  vào hỗn hợp cho nước chấm hơi sệt rồi nhấc ra ngay.

Pha nước chấm bánh gối

Pha nước chấm bánh gối thường là chua, cay, mặn, ngọt theo kiểu  truyền thống, như nước chấm nem, với mắm, đường, dấm, tỏi, ớt, rồi hòa  thêm chút tương ớt vào bát nước chấm để có màu đỏ tươi. Thay dấm bằng  chanh hoặc quất cho có thêm mùi thơm nếu thích.

Pha nước chấm bánh gối thường là chua, cay, mặn, ngọt theo kiểu truyền thống

Bạn có thể cho thêm đủ đủ, gà rốt, dưa  chuột thái lát mỏng và ngâm cùng với nước chấm. Nhờ có thêm những nguyên  liệu này mà món bánh gối sẽ hấp dẫn hơn nhiều.

Nước chấm cho các món cuốn

Nguyên liệu:

– 0,5 lạng lạc rang sẵn, bỏ vỏ
– Tỏi (số lượng nhiều, ít tùy vào khẩu vị của bạn)
– Ớt tươi 1 hoặc 2 quả
– Nước mắm
– Dấm, đường
– 100ml nước lọc
– 1/2 quả chanh

Cách làm:

– Cho lạc và tỏi vào cối, thêm 4 thìa cà phê nước lọc, sau  đó giã nhuyễn cho đến khi lạc và tỏi có màu trắng đục.

– Cắt ớt làm 2 phần, gạt bỏ hết hạt, đem băm nhỏ.

– Trộn đều ớt đã băm với lạc và tỏi giã nhuyễn trong bát  tô con, vắt cốt chanh, dấm, đường, nước mắm lượng vừa phải.

– Trộn đều các vị với nhau, đổ thêm 1 muỗng canh nước lọc.

Cách làm nước mắm ngon
Cách làm món phở cuốn
Cách làm nem lụi Huế
Cách làm nem nướng Ninh Hòa
Cách làm nem nướng Nha Trang đúng điệu

(ST)

Bạn đang tìm hiểu bài viết Cách pha nước mắm chấm rau sống 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)