Nội dung chính
- 1 Xem Cách nhận biết trẻ bú được sữa cuối 2024
- 2 Mất cân bằng sữa đầu và sữa cuối
- 3 Triệu chứng thường thấy khi bị mất cân bằng sữa đầu và sữa cuối ở trẻ
- 3.1 1. Phân trẻ có đốm máu
- 3.2 2. Bé hay gặp phải các vấn đề về tiêu hóa
- 3.3 3. Giảm hoặc không tăng cân khi mất cân bằng sữa đầu và sữa cuối
- 3.4 4. Bé đói thường xuyên hơn
- 3.5 5. Hăm tã
- 3.6 6. Đau bụng
- 3.7 7. Mất cân bằng sữa đầu và sữa cuối khiến bé đi ị ngay sau khi bú xong
- 3.8 8. Phân của bé có màu sắc và kết cấu không bình thường
- 4 Làm thế nào để giải quyết tình trạng mất cân bằng sữa đầu và sữa cuối?
- 4.1 1. Kiên nhẫn cho bé bú
- 4.2 2. Vắt ra một ít sữa trước khi cho con bú
- 4.3 3. Nghỉ một lúc rồi mới cho bé bú tiếp
- 4.4 4. Thử một tư thế cho bú khác để đảm bảo cân bằng sữa đầu và sữa cuối
- 4.5 5. Cho bé bú ngay khi bé đói
- 4.6 6. Kéo dài thời gian cho bé bú
- 4.7 7. Cho bé bú hết một bên ngực rồi mới đổi bên
- 5 Một số quan niệm sai lầm về sự mất cân bằng sữa đầu và sữa cuối
- 6 Khi nào nên cho bé đi khám?
Xem Cách nhận biết trẻ bú được sữa cuối 2024
Sữa mẹ được xem là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chính vì vậy, các vấn đề về sữa mẹ cần được bạn hết sức lưu tâm, đặc biệt là việc mất cân bằng giữa sữa đầu và sữa cuối.
Trong mỗi lần cho con bú, người mẹ sẽ tiết ra khoảng 15ml sữa đầu và 60ml sữa cuối. Sữa đầu là lượng sữa được tạo ra lúc bắt đầu cho bé bú, có vị ngọt, sữa có màu trong và hàm lượng lactose cao nhưng ít béo.
Ngược lại, sữa cuối được tạo ra khi sữa về, di chuyển qua các tuyến sữa rồi thu thập chất béo trên đường đi, do đó thường có chứa hàm lượng calo cao và sữa thường đục hơn. Thông thường, trẻ nhỏ cần hấp thu đủ cả 2 loại sữa này để tăng trưởng và phát triển. Nếu lượng sữa đầu, sữa cuối bị mất cân bằng, trẻ sẽ rất dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Hãy cùng xem tiếp những chia sẻ dưới đây của Hello Bacsi để hiểu rõ thêm về tình trạng mất cân bằng này nhé.
Mất cân bằng sữa đầu và sữa cuối
Nhiều người vẫn hay nhầm lẫn về tình trạng mất cân bằng sữa đầu và sữa cuối với dị ứng sữa mẹ bởi cả hai vấn đề này có các triệu chứng khá giống nhau. Mất cân bằng sữa đầu, sữa cuối là tình trạng mà trẻ bú không đủ một trong hai loại sữa trên. Đa phần, tình trạng này có thể là do trẻ bú nhanh hoặc đổi vú liên tục khiến hỗn hợp sữa bị mất cân bằng, dẫn đến tình trạng bé uống sữa đầu nhiều hơn sữa cuối.
Triệu chứng thường thấy khi bị mất cân bằng sữa đầu và sữa cuối ở trẻ
Có một số dấu hiệu thường gặp cho thấy trẻ đang gặp vấn đề về việc bú sữa mẹ:
1. Phân trẻ có đốm máu
Nếu trẻ uống sữa đầu và sữa cuối với một tỷ lệ không phù hợp sẽ gây áp lực lên hệ tiêu hóa, khiến bé hay bị đầy hơi và làm cho hậu môn, ruột non phải làm việc quá sức. Từ đó, dẫn đến tình trạng trong phân của bé xuất hiện các đốm máu.
2. Bé hay gặp phải các vấn đề về tiêu hóa
Các triệu chứng về tiêu hóa là dấu hiệu rõ nét nhất cho thấy bé đang gặp vấn đề về việc hấp thu sữa đầu và sữa cuối. Đa phần, bé sẽ bị xì hơi và ợ nhiều hơn bình thường.
3. Giảm hoặc không tăng cân khi mất cân bằng sữa đầu và sữa cuối
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng trong chế độ ăn của bé, giúp bé tăng cân và phát triển lượng chất béo cần thiết để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, đa phần, các chất dinh dưỡng mà bé cần thường có nhiều trong sữa cuối. Do đó, nếu bú không đủ lượng sữa này, bé sẽ rất dễ bị giảm cân hoặc không tăng cân.
4. Bé đói thường xuyên hơn
Sữa cuối có chứa hàm lượng chất béo rất lớn và rất nhiều chất dinh dưỡng khác, do đó loại sữa này sẽ giúp bé cảm thấy no. Nếu bú không đủ lượng sữa cuối, bé sẽ thường xuyên cảm thấy đói và muốn bú thường xuyên.
5. Hăm tã
Uống sữa đầu và sữa cuối với tỷ lệ không phù hợp có thể làm thay đổi bản chất của sữa, khiến sữa có thể mang tính axit nhẹ. Tình trạng này không hề tốt cho cơ thể bé bởi nó có thể khiến cho trẻ bị hăm tã thường xuyên.
6. Đau bụng
Một dấu hiệu phổ biến khác cho thấy bé cưng của bạn đang uống sữa đầu và sữa cuối với tỷ lệ không phù hợp là bé hay bị đau bụng do bị đầy hơi, khó tiêu. Một số bé có thể xì hơi hoặc ợ để thoát khí ra ngoài, trong khi một số khác lại không làm được. Điều này khiến bé bị đau bụng, khóc to, nắm tay chặt và cố gắng ngủ trong tư thế của thai nhi để giảm đau. Nếu khí không thoát được ra ngoài, bụng của bé có thể bị phình nhẹ.
7. Mất cân bằng sữa đầu và sữa cuối khiến bé đi ị ngay sau khi bú xong
Việc uống đủ lượng sữa đầu và sữa cuối sẽ giúp cơ thể bé có đủ năng lượng và dinh dưỡng để hệ tiêu hóa làm việc. Nếu lượng sữa hấp thu bị mất cân bằng, sữa mà bé uống vào sẽ không được tiêu hóa, đi thẳng về phía ruột non và được tống xuất ra ngoài ngay lập tức. Do đó, bạn sẽ thấy bé ị ngay sau khi bú xong hoặc ị ngay cả khi đang bú.
8. Phân của bé có màu sắc và kết cấu không bình thường
Kết cấu của phân chính là yếu tố phản ánh sức khỏe của bé rõ nét nhất. Những bé uống sữa đầu và sữa cuối không đều sẽ hấp thu nhiều đường hơn, khiến phân có màu xanh lá cây và thường hay đi phân lỏng.
Làm thế nào để giải quyết tình trạng mất cân bằng sữa đầu và sữa cuối?
Sự mất cân đối về tỷ lệ sữa mẹ có thể khiến bạn thấy khó giải quyết. Tuy nhiên, bạn có thể thử một số giải pháp:
1. Kiên nhẫn cho bé bú
Mỗi bà mẹ sẽ có cách cho con bú khác nhau để phù hợp với đặc điểm của từng bé. Để biết cách nào là phù hợp, bạn cần thực hiện nhiều lần để hiểu rõ thời gian, vị trí cho bú phù hợp. Hãy kiên nhẫn với bé và bản thân để việc cho con bú trở thành một trải nghiệm tuyệt vời nhất cho cả hai mẹ con.
2. Vắt ra một ít sữa trước khi cho con bú
Nếu bạn thấy bé uống nhiều sữa đầu và uống ít sữa cuối, vậy trước khi bắt đầu cho bé bú, bạn hãy vắt trước một ít sữa. Điều này sẽ giúp bé hấp thu sữa đầu và sữa cuối với tỷ lệ phù hợp và nhận được nhiều dưỡng chất nhất.
3. Nghỉ một lúc rồi mới cho bé bú tiếp
Nhiều bà mẹ chọn cách cho bé bú hết sữa một bên ngực rồi mới chuyển sang bên còn lại. Nếu thực hiện theo cách này, trong thời gian chuyển đổi, bạn có thể cho bé nghỉ ngơi một chút trước khi tiếp tục cho bé bú. Điều này sẽ giúp thời gian bú lâu hơn và sữa cuối cũng về nhiều hơn.
4. Thử một tư thế cho bú khác để đảm bảo cân bằng sữa đầu và sữa cuối
Có một số tư thế cho bú có thể giúp điều chỉnh tình trạng trẻ uống sữa đầu, sữa cuối không đều. Bạn có thể đặt bé nằm nghiêng và quay mặt về phía bạn để sữa chảy ra nhiều hơn và giúp bé có thể nghỉ ngơi trong thời gian bú sữa.
5. Cho bé bú ngay khi bé đói
Bạn càng để bé đói lâu bé sẽ càng bú một cách vội vàng. Điều này sẽ dẫn đến việc bé uống nhiều sữa đầu hơn sữa cuối. Do đó, tốt nhất khi thấy bé đói, bạn nên cho bé bú ngay để bé có thể hấp thu cả hai loại sữa với một tỷ lệ phù hợp.
6. Kéo dài thời gian cho bé bú
Việc bú sữa cũng giống như thưởng thức một bữa ăn. Sữa đầu giống như món khai vị trong khi sữa cuối là món chính. Bên cạnh đó, cơ thể bạn cũng phải mất một khoảng thời gian để sản xuất sữa cuối, do đó việc kéo dài thời gian cho bú sẽ đảm bảo rằng bé sẽ có một bữa ăn vừa ngon miệng vừa đầy đủ dưỡng chất.
7. Cho bé bú hết một bên ngực rồi mới đổi bên
Sữa đầu thường chảy ra đầu tiên từ mỗi vú trong mỗi cữ bú, do đó tốt nhất bạn nên cho bé bú hết một bên rồi mới đổi sang bên còn lại. Việc thay đổi vú thường xuyên sẽ khiến bé bú nhiều sữa đầu, từ đó bé sẽ dễ bị no và không uống được sữa cuối.
Một số quan niệm sai lầm về sự mất cân bằng sữa đầu và sữa cuối
Dưới đây là một lầm tưởng thường thấy về tình trạng mất cân bằng sữa đầu, sữa cuối:
- Nếu bé hay quấy khóc, liên tục xì hơi và phân có màu xanh lá cây, điều đó có nghĩa là việc bú sữa có vấn đề. Thực tế: Các triệu chứng này có thể chỉ một vấn đề khác mặc dù tình trạng mất cân bằng sữa đầu, sữa cuối cũng có các triệu chứng trên.
- Nếu bé không tăng cân, điều đó có nghĩa là bé uống sữa đầu và sữa cuối không đều. Thực tế là việc tăng cân phụ thuộc vào tổng lượng sữa mà bé uống. Nếu không uống đủ sữa, bé sẽ không tăng cân.
Khi nào nên cho bé đi khám?
Nếu bé thường xuyên bị đau bụng, giảm cân và khó chịu, tốt nhất bạn nên cho bé đi khám để xác định xem bé có gặp vấn đề nào khác không và có cách can thiệp phù hợp.
Nuôi con bằng sữa mẹ là hoạt động tương hỗ giữa mẹ và bé. Hãy cố gắng cho bé bú đầy đủ và duy trì các thói quen bú phù hợp để giảm thiểu nguy cơ bé bú không đủ sữa đầu và sữa cuối.
Ngân Phạm/ HELLO BACSI
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Cách nhận biết trẻ bú được sữa cuối 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.