Nội dung chính
Xem Cách nhận biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa 2024
Bé bị rối loạn tiêu hóa là vấn đề sức khỏe rất thường gặp bởi hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Bằng thói quen ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi và dùng thực phẩm hỗ trợ, chứng rối loạn tiêu hóa này hoàn toàn có thể được đẩy lùi.
1. Dấu hiệu bé bị rối loạn tiêu hóa dễ nhận biết nhất
Ở trẻ nhỏ, đặc biệt là dưới 2 tuổi, do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ bị rối loạn tiêu hóa khi chế độ ăn thay đổi không phù hợp. Hầu hết các trường hợp trẻ mắc chứng bệnh này không nguy hiểm song gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến dinh dưỡng và sự phát triển. Nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, không có biện pháp can thiệp hiệu quả thì nguy cơ suy dinh dưỡng, chậm lớn là hoàn toàn có thể xảy ra.
Rối loạn tiêu hóa khá thường gặp ở trẻ nhỏ
Khi trẻ có những dấu hiệu sau, có thể bé bị rối loạn tiêu hóa:
1.1. Táo bón
Táo bón thường xảy ra sau khi trẻ ăn những thực phẩm khó tiêu hóa như: thực phẩm quá nhiều dầu mỡ, các loại đạm khó tiêu, thức ăn cứng, ăn ít rau và chất xơ, Táo bón không những khiến trẻ đau đớn, lười khi đi vệ sinh mà còn khiến trẻ lười ăn, dễ bỏ bữa và gây những ảnh hưởng xấu tới đường ruột.
1.2. Nôn trớ
Nôn trớ thường xảy ra hơn ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên trẻ độ tuổi lớn hơn cũng có thể gặp do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Hầu hết nôn trớ sẽ dần biến mất khi trẻ lớn.
Rối loạn tiêu hóa khiến trẻ biếng ăn
1.3. Đi ngoài phân nát
Đây là triệu chứng điển hình nhất của chứng rối loạn tiêu hóa do thức ăn không được tiêu hóa tốt, nhanh chóng đẩy ra ngoài. Trẻ sẽ dễ bị mất nước nếu tình trạng này kéo dài, cần can thiệp để tránh tình trạng mất nước quá mức khiến cơ thể sốc, nguy cơ tử vong.
1.4. Đi phân sống
Hệ đường ruột có sự cân bằng tuyệt vời giữa lợi khuẩn và hại khuẩn, tuy nhiên ở trẻ nhỏ thì cân bằng này có thể chưa đạt được. Khi lượng hại khuẩn trong cơ thể quá lớn (trên 15%), quá trình tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng và thải trừ chất cặn bã bị rối loạn. Kết quả là tình trạng đi ngoài phân sống do thức ăn chưa tiêu hóa hết.
Cha mẹ có thể nhận biết khi thấy trẻ đi ngoài phân sống, phân lỏng, có thể lẫn chất nhầy. Nếu lẫn máu, tình trạng bệnh có thể nguy hiểm hơn cần thăm khám và kiểm tra kỹ càng.
2. Điểm danh 5 nguyên nhân nổi bật khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Do cấu trúc đường ruột cũng như chức năng các cơ quan của hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ sơ sinh dễ bị rối loạn tiêu hóa hơn. Ngoài nguyên nhân này, còn các nguyên nhân trực tiếp sau dẫn tới tình trạng rối loạn:
2.1. Thức ăn không vệ sinh
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do ngộ độc thức ăn dễ xảy ra sau khi trẻ ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm để lâu, ôi thiu, đồ tươi sống hoặc do nguồn nước nhiễm khuẩn.
Thực phẩm ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh có thể là nguyên nhân khiến bé bị rối loạn tiêu hóa
Thức ăn không đảm bảo vệ sinh thường khiến trẻ bị đau bụng, nôn, tiêu chảy kéo dài, đôi khi tình trạng tiêu chảy và táo bón xen lẫn. Nặng hơn trẻ có thể bị sốt, phân lẫn dịch nhầy hoặc máu.
2.2. Dinh dưỡng không hợp lý
Nếu trẻ bị khó tiêu, đầy bụng, dễ buồn nôn sau khi ăn thì cha mẹ nên kiểm tra lại khẩu phần dinh dưỡng của trẻ. Có thể trẻ đang ăn quá mức 1 số loại thực phẩm nào đó không tốt cho hệ tiêu hóa, đôi khi do chế độ ăn quá nhiều protein và mỡ.
2.3. Loạn khuẩn đường ruột
Lợi khuẩn đường ruột luôn đóng vai trò quan trọng trong duy trì sự hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa, giúp đường ruột hoạt động tốt hơn. Nhưng ở trẻ, khi cân bằng lợi khuẩn – hại khuẩn không đạt được, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Biểu hiện của chứng loạn khuẩn đường ruột thường là tiêu chảy nhiều lần, phân bất thường có thể kèm theo nhầy hoặc lẫn máu,
2.4. Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh rất hiệu quả trong điều trị các bệnh lý nhiễm trùng, tuy nhiên hệ tiêu hóa của trẻ có thể bị đe dọa khi sử dụng loại thuốc này bởi thuốc tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và có hai, dùng lâu dài có thể dẫn tới rối loạn tiêu hóa và trẻ sẽ kém hấp thụ thức ăn hơn.
Dùng thuốc kháng sinh cho trẻ nhỏ cần đặc biệt cẩn trọng
2.5. Nguyên nhân bệnh lý
Trẻ hoàn toàn có thể mắc những căn bệnh về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng, viêm ruột, Một trong những ảnh hưởng mà bệnh lý đường ruột gây ra là chứng rối loạn tiêu hóa. Cần điều trị triệt để từ nguồn cơn bệnh lý mới khắc phục được tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài.
3. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa?
Đầu tiên, cha mẹ cần thực hiện xây dựng chế độ ăn và thói quen ăn phù hợp, bảo vệ đường ruột cho trẻ như sau:
Chế biến thức ăn dạng mềm, dễ tiêu hóa.
Đảm bảo thực phẩm ăn sạch, vệ sinh an toàn thực phẩm kể cả từ nguồn nguyên liệu thực phẩm lẫn gia vị, công cụ chế biến.
Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để trẻ dễ ăn và dễ hấp thu hơn, tránh trường hợp quá no hay quá đói.
Tăng cường cho trẻ ăn các thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa như: sữa chua, rau xanh, hoa quả,
Nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài, cơ thể mất nước và mất cân bằng điện giải thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng dung dịch oresol.
Ngoài chế độ ăn uống phù hợp, cha mẹ cần luyện cho trẻ thói quen nhai kỹ thức ăn. Khi thực phẩm được nhai kỹ, chúng được nghiền nhỏ và hòa trộn tốt hơn với enzyme tiêu hóa. Khi xuống đến dạ dày và đường ruột, thức ăn sẽ nhanh chóng được tiêu hóa. Vì thế mà trẻ cảm thấy ngon miệng, dễ tiêu hóa, triệu chứng rối loạn cũng được đẩy lùi.
Thói quen ăn uống tốt giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh hơn
Trẻ vận động nhiều hơn bằng tập thể dục, chơi thể thao, cũng giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, trẻ cảm thấy ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên ngay sau khi ăn thì không nên cho trẻ vận động mạnh, lượng thức ăn lớn trong dạ dày bị xáo trộn sẽ khiến trẻ bị đau bụng.
Nếu bạn đọc gặp khó khăn về cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, hãy liên hệ để được tư vấn, hướng dẫn điều trị cụ thể với chuyên gia MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Cách nhận biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.