Nội dung chính
Xem Cách ngồi vắt chéo chân 2024
Bạn cho rằng tư thế ngồi đúng của phụ nữ là phải vắt chéo chân mới thanh lịch? Thật ra, tư thế ngồi này sẽ khiến bạn có nguy cơ bị đau hông và đầu gối đấy!
Vào những năm thế kỷ XIV, người ta cho rằng tư thế ngồi khép kín là biểu hiện của sự trinh tiết. Tuy nhiên, phụ nữ mặc những chiếc váy dài phủ kín chân thì cũng không nhất thiết phải ngồi tư thế quá khép nép. Bức chân dung của nữ hoàng Victoria với tư thế ngồi dang rộng chân cũng đã chứng minh điều này. Một số nghi thức thời Victoria ở Anh (1819 1901) hướng dẫn phụ nữ ngồi bắt chéo chân là không hợp lý vì tư thế ngồi này dễ khiến người chúi ra phía trước hoặc bị nghiêng.
Bước sang thế kỷ XX, phụ nữ bắt đầu diện những chiếc váy ngắn dần đều từ bắp chân đến trên gối. Dạng váy này buộc phụ nữ phải ngồi khép lại hoặc vắt chéo chân để duyên dáng như một quý cô.
Tuy nhiên, dáng ngồi đẹp của các quý cô lại tiềm ẩn khá nhiều rủi ro với sức khỏe. Theo bản tin Daily Mail, các bác sĩ chỉnh hình cho biết phụ nữ ngồi vắt chéo chân có nguy cơ bị đau hông và đầu gối.
Ngồi vắt chéo chân đẹp mà lắm rủi ro
Bác sĩ Barbara Bergin (tác giả của quyển Sit Like A Man Ngồi như một người đàn ông, Mỹ) đã từng nhìn thấy cả ngàn bệnh nhân đau khổ với chứng đau xương bánh chè và đau hông. Trong đó, có đến 90% bệnh nhân là phụ nữ.
Bergin tin rằng một yếu tố nguy cơ dẫn đến các cơn đau này là vì phụ nữ được dạy cách ngồi vắt chéo chân cho giống một quý cô. Tư thế ngồi này gây xoắn xương đùi, làm căng thẳng các khớp và cơ nâng đỡ.
Trong khi đó, đàn ông thường ngồi dang rộng chân và hai bàn chân đặt trên mặt phẳng. Tư thế ngồi này sẽ giữ cho cơ thể thẳng hàng và vững vàng vì dồn lực lên đều hai chân thay vì nghiêng sang một bên như cách ngồi của phụ nữ. Bác sĩ Bergin cho biết tư thế đứng và ngồi của đàn ông tốt hơn phụ nữ.
Đàn ông sẽ có xu hướng ngồi với hai bàn chân để bằng phẳng trên mặt đất. Tư thế ngồi này cho phép gân của mình được thư giãn. Trong khi đó, tư thế ngồi chéo chân của phụ nữ lại gây cứng cơ và dẫn đến nhiều rủi ro về sức khỏe.
Phụ nữ ngồi vắt chéo chân sẽ có rủi ro bị mắc hội chứng dải chậu chày và hội chứng viêm bao hoạt dịch khớp háng. Hai chứng này gây ra các cơn đau khó chịu ở hông và đầu gối.
Hội chứng dải chậu chày
Bất kể là đôi chân của bạn có ở trên mặt đất hay không, tư thế ngồi khiến các đầu gối ép sát nhau có thể gây áp lực cho hai gân chính. Tình trạng này có thể dẫn đến cơn đau do hội chứng mãn tính dải chậu chày (iliotibial band syndrome ITBS).
Dải chậu chày là một dây chằng ở phía mặt ngoài đùi, kéo dài từ hông đến mặt ngoài đầu gối. Dải chậu chày bó quanh gối giúp cố định và truyền động cho khớp gối.
Hội chứng dải chậu chày là tình trạng đau đầu gối, xảy ra khi dây chằng thắt chặt đến mức chà xát xương. Đây là một trong những chấn thương thể thao thường gặp ở vận động viên chạy marathon. Tuy nhiên, tình trạng dây chằng căng nhất ở tư thế ngồi vắt chéo chân khi đầu gối cong lại và kéo gân.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa ITBS là bạn nên hạn chế ngồi, nhưng đây lại là hoạt động khó tránh đối với dân văn phòng. Vì thế, bạn nên tập tư thế ngồi đúng khi làm việc để tránh các cơn đau đầu gối.
Bác sĩ Bergin khuyên bạn nên tập tư thế ngồi đúng bằng cách đặt bàn chân lên mặt đất. Hai chân nên tạo thành một góc tầm 30 độ và đầu gối luôn ở mức ngang bằng hoặc thấp hơn hông. Tư thế ngồi này sẽ giúp thư giãn dải chậu chày.
Hội chứng viêm bao hoạt dịch khớp háng
Hội chứng viêm bao hoạt dịch khớp háng (greater tronchateric pain syndrome) gây cảm giác đau đớn lan xuống hai bên hông và đùi, thậm chí đến đầu gối dẫn đến mệt mỏi. Nguyên nhân gây chứng này có thể bao gồm:
- Ngồi một chỗ quá lâu
- Tư thế ngồi bắt chéo chân
- Tư thế ngồi dồn trọng lực một chân
Đối tượng dễ mắc chứng viêm bao hoạt dịch khớp háng thường là phụ nữ trên 40 tuổi, người có xương chậu rộng, người có thói quen đứng dồn một chân hoặc ngồi vắt chéo chân.
Làm sao để tập tư thế ngồi như đàn ông?
Theo bác sĩ Bergin, phụ nữ thường ngồi và đứng giống đàn ông thì sẽ giảm nguy cơ bị đau ở hông và đầu gối. Tuy nhiên, không phải phụ nữ nào cũng cảm thấy thoải mái với tư thế ngồi để rộng chân như đàn ông.
Bạn không nhất thiết phải tập tư thế ngồi giống như đàn ông ngay từ bây giờ. Nếu bạn mặc váy ngắn thì có thể khép hai chân lại cho kín đáo. Đây chỉ là một nghi thức đôi khi áp dụng sẽ giúp bạn ra dáng quý cô hơn. Tuy nhiên, khoảng 90% thời gian còn lại thì bạn nên thử ngồi như đàn ông để bảo vệ sức khỏe tốt hơn, bác sĩ Bergin khuyên.
Bên cạnh yếu tố văn hóa, phụ nữ còn bị ảnh hưởng bởi tâm lý thích được hành xử như một quý cô thanh lịch. Hãy thử tưởng tượng một cô gái xinh đẹp, mặc váy ngắn và ngồi dang rộng hai chân. Viễn cảnh này có thể khiến không ít người vô tình bắt gặp phải lắc đầu vì phản cảm!
Vậy thì bạn nên làm gì để có thể bảo vệ sức khỏe mà vẫn duy trì vẻ đẹp thanh lịch?
Sau đây là một số lời khuyên dành cho chị em phụ nữ thích ngồi vắt chéo chân:
- Lựa chọn trang phục phù hợp: Nếu muốn tập tư thế ngồi như đàn ông, bạn có thể làm mới tủ quần áo của mình với quần dài, quần lửng hoặc váy dài. Những trang phục này kín đáo và lịch sự nên sẽ giúp bạn an tâm hơn khi ngồi rộng chân.
- Hạn chế ngồi quá nhiều: Bạn sẽ khó lòng giữ được tư thế ngồi đúng nếu ngồi quá lâu. Hãy tập thói quen đứng dậy sau 30 60 phút để vận động. Bạn cũng có thể đổi tư thế ngồi vắt chéo chân khi mỏi nhưng chỉ nên trong vòng 2 3 phút thôi nhé.
- Tập yoga thư giãn toàn thân: Lợi ích của yoga không những có tác dụng xả stress mà còn ngăn ngừa nhiều bệnh cơ xương khớp. Nếu bị đau ở hông và đầu gối, bạn nên trao đổi với giáo viên yoga để lưu ý tập nhẹ nhàng.
Đã qua rồi thời đại mà các cô gái cứ phải đứng ngồi khép nép mới dịu dàng và nết na, bây giờ phụ nữ hiện đại cũng có thể lựa chọn phong cách mạnh mẽ và năng động. Hãy tập tư thế ngồi đúng bằng cách ngồi như đàn ông để bảo vệ sức khỏe của bạn nhé!
Công cụ tính ngày rụng trứng
Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn, xác định những ngày dễ thụ thai nhất để tăng cơ hội thụ thai hoặc áp dụng biện pháp tránh thai.
Công cụ tính ngày rụng trứng
Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn, xác định những ngày dễ thụ thai nhất để tăng cơ hội thụ thai hoặc áp dụng biện pháp tránh thai.
Mục đích
Theo dõi chu kỳ kinh
Cơ hội thụ thai
Tránh thai
Ngày đầu tiên của chu kỳ gần nhất
Độ dài chu kỳ kinh nguyệt
(ngày)
28
Số ngày hành kinh
(ngày)
7 Tính ngay
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Cách ngồi vắt chéo chân 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.