Nội dung chính
Xem Cách nấu giấm đường 2024
Cách làm củ kiệu ngâm đường là cách muối củ kiệu miền Nam phổ biến ngày Tết. Thành phẩm cuối cùng mang vị chua ngọt rất hài hòa. Khi kết hợp với các món ngon ngày Tết, vị chua ngọt này sẽ chứng minh được tác dụng vi diệu của mình là kích thích vị giác hiệu quả hơn. Dưới đây là hướng dẫn ngâm củ kiệu với đường giấm đơn giản nhất bạn có thể tự tay thực hiện ngay tại nhà để gia đình cùng thưởng thức nhé.
1. Cách làm củ kiệu ngâm đường giấm giòn ngọt ngày Tết cổ truyền
1.1. Các nguyên liệu cần chuẩn bị
Cách muối củ kiệu chua ngọtvới đường dùng các tỷ lệ nguyên liệu như sau:
- 2 kg kiệu
- 3 muỗng canh muối hột loại ngon
- 2 muỗng cà phê phèn chua
- Giấm trắng
- 600 gram đường trắng tinh
Chuẩn bị nguyên liệu chính làm món kiệu ngâm đường giấm. Ảnh Internet
1.2. Cách sơ chế nguyên liệu muối củ kiệu với đường
- Chọn những củ kiệu to, tròn, cầm chắc tay và đều củ. Trong quá trình chọn mua củ kiệu cần tránh mua những củ bị dập nát hay héo, thối. Chọn mua những củ tươi ngon, lá vẫn xanh giòn khi muối sẽ ngon hơn.
- Bước đầu tiên trong cách làm củ kiệu ngâm đường là bạn phải làm sạch củ kiệu, cắt loại bỏ gốc rễ và lá xanh, để lại phần nửa già bao gồm cả củ.
- Rửa sạch củ kiệu với nước sạch để loại bỏ phần đất cát bám vào củ.
- Sau khi rửa sạch với nước, bạn đem phần củ kiệu vừa làm sạch ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 12 giờ.
Đem kiệu ngâm với nước muối để qua đêm cho bớt mùi hăng. Ảnh Internet
Lưu ý: Việc muối sẽ tiến hành được nhanh hơn khi bạn ngâm củ kiệu qua đêm. Hơn nữa, việc ngâm qua đêm với nước muối sẽ làm giảm độ cay nồng của củ kiệu và làm nó trở nên ngon hơn khi ngâm.
- Sau khi ngâm xong, bạn vớt củ kiệu ra một chiếc rổ.
- Sau đó, rửa lại nhiều lần dưới nước để giảm mùi hăng và vị cay của kiệu.
1.3. Hướng dẫn cách làm củ kiệu ngâm đường giấm chi tiết từng bước
1.3.1. Bước 1: Phơi khô kiệu và ngâm phèn chua
- Sau khi ngâm muối và rửa sạch, bạn tiếp tục cho củ kiệu ngâm với nước phèn chua pha loãng. Rồi bạn đem chậu củ kiệu ngâm phèn chua ra phơi một nắng.
- Tiếp đó, bạn vớt kiệu ra một chiếc rổ và tiếp tục xả nhiều lần với nước.
- Sau đó ,để ở rổ cho thật ráo và tiếp tục đem phơi ngoài trời một nắng nhằm góp phần làm giảm độ hăng và nồng, giúp củ kiệu dễ muối hơn.
Kiệu đem phơi nơi khô thoáng, nhiều nắng cho khô lại. Ảnh Internet
- Khi kiệu đã được phơi ráo nước và có độ héo vừa đủ, bạn dùng kéo để cắt những phần rễ và ngọn còn thừa. Đồng thời, bóc những vỏ già của củ kiệu bị bong ra (trong quá trình phơi và làm khô, củ kiệu mất đi độ hăng, nồng và xẹp đi, làm giảm độ căng khiến những lớp vỏ già bên ngoài tự động lột dần). Cách làm củ kiệu ngâm đường chỉ giữ lại phần kiệu trắng bên trong.
- Tiếp tục rửa lại kiệu với nước sạch, vớt ra rổ và để ráo.
- Nếu điều kiện thời tiết không cho phép, bạn có thể thực hiện cách làm dưa kiệu không cần phơi nắng bằng phương pháp sấy khô lò nướng đơn giản hơn.
Sấy khô củ kiệu bằng lò nướng tiện lợi giúp rút ngắn thời gian chế biến. Ảnh Internet
1.3.2. Bước 2: Cách muối củ kiệu chua ngọt với đường
- Để thực hiện cách làm củ kiệu ngâm đường nhanh hơn, bạn chuẩn bị một bát giấm nhỏ để rửa kiệu, cho lần lượt củ kiệu vào bát rửa thật kĩ với giấm, mỗi lần cho khoảng vài củ.
- Tiếp đến để củ kiệu ráo bớt nước giấm vừa rửa, sau đó xếp củ kiệu vào một lọ thủy tinh vừa đủ để ngâm. Xếp lần lượt theo hình thức so le, cứ một lớp đường, một lớp củ kiệu, rồi một lớp đường, lại đến một lớp củ kiệu.
- Sau đó, đậy lại thật kĩ.
- Để cẩn thận hơn, nên lót một lớp túi nilon bao quanh bề mặt miệng lọ. Sau đó, buộc dây chun vòng quanh theo lọ và đậy nắp lại.
Cách làm củ kiệu ngâm đường xếp lần lượt 1 lớp kiệu, 1 lớp đường vào hũ thủy tinh. Ảnh Internet
- Trong quá trình ngâm, thỉnh thoảng nên mở nắp đảo đều để củ kiệu được ngấm đều.
- Sau mấy ngày, kiệu ra nước tự lên men. Khoảng 2-3 ngày sau nữa, khi ngâm, kiệu sẽ ra nước dần và đường tan.
- Chỉ cần để tầm 1-2 tuần là bạn đã có một đĩa kiệu ngâm đường với độ chua ngon vừa phải để nhâm nhi bên mâm cơm rồi nhé.
2. Bí quyết muối củ kiệu với đường trắng giòn chua ngọt
- Để thành phẩm được ngon, bạn ưu tiên chọn những loại củ kiệu có độ to vừa phải. Để khi muối, kiệu dễ ngấm đường mà ăn lại vừa miệng, không quá khô, cũng không quá héo úa.
- Nếu muốn kiệu nhanh chín, bạn nấu 350 gram đường với khoảng 700 ml giấm, để thật nguội. Sau đó, cho kiệu vào ngâm cùng. Cách làm củ kiệu ngâm đường giấm này chỉ cần tầm 5 10 ngày là ăn được.
Dùng nước dấm đường có thể giúp kiệu nhanh chín hơn. Ảnh Internet
- Trong quá trình sơ chế và phơi, bạn cẩn thận để củ kiệu không bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài nhé. Chẳng hạn như côn trùng, hay thời tiết mưa gió, ẩm mốc gây ảnh hưởng đến quá trình muối lên men của củ kiệu.
3. Cách làm củ kiệu ngâm đường ăn với gì ngon nhất?
Kiệu ngâm đường sẽ ngon hơn khi bạn ăn kèm nhân đậu bánh chưng để làm giảm độ ngán của thức ăn. Ở miền Bắc, kiệu muối chua ngọt thường được ăn kèm với chân giò nấu đôngđể cân bằng hương vị hoàn hảo hơn. Ở miền Nam, cách làm củ kiệu ngon ngày Tết kết hợp tôm khô là món ngon phổ biến nhất. Các thành phần nguyên liệu hòa quyện và hỗ trợ tăng cường kích thích ngon miệng hơn.
Cách làm củ kiệu ngâm đường chua ngọt kết hợp tôm khô cực ngon.
Trên đây, Webnauan.vn vừa mách bạn một vài bí quyết muối củ kiệu đơn giản với giấm đường để sở hữu cho mình một lọ dưa kiệu đúng vị bất cứ khi nào thấy thèm. Nếu không thích thức ăn chua ngọt này, bạn có thể thực hiện cách làm củ kiệu ngâm nước mắm mặn mà hương vị hơn. Ngày Tết đang đến rất gần, gõ cửa từng nhà với cơn gió se se mát lạnh. Hãy bắt tay thực hiện cách làm củ kiệu ngâm đường ngay bây giờ thôi nào!
Hoài Thương tổng hợp
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Cách nấu giấm đường 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.