Nội dung chính
- 1 Xem Cách liên kết máy tính với máy in 2024
- 2 1. Kết nối máy in với máy tính qua cáp USB
- 3 2. Kết nối máy in qua Ethernet
- 4 3. Kết nối máy in qua WiFi
- 5 4. Chia sẻ máy in của máy tính khác
- 6 5. Kết nối qua các cổng kiểu cũ
- 7 Cách kết nối máy in với máy tính Windows 10
- 8 Cách cài đặt Driver máy in với máy tính Win 10
Xem Cách liên kết máy tính với máy in 2024
Máy in cung cấp nhiều lựa chọn kết nối hơn bao giờ hết. Trong môi trường kinh doanh, điều này cho phép các quản trị viên CNTT có rất nhiều sự linh hoạt trong việc chọn máy in, nên cài đặt bao nhiêu máy in và loại máy in mà mọi người có thể tiếp cận.
Mặc dù trước đây, các văn phòng thường dùng chung một máy in duy nhất, được đặt ở vị trí trung tâm, nhưng giờ đây, sự đa dạng của các kết nối cho phép người dùng truy cập một máy in USB nhỏ để bàn và cũng có thể kết nối với các máy in đen trắng hoặc máy in màu riêng biệt mà không cần cài đặt các print server riêng.
1. Kết nối máy in với máy tính qua cáp USB
Hầu hết các máy in nhỏ hơn đều kết nối trực tiếp với máy tính thông qua tiêu chuẩn Universal Serial Bus (USB). Các kết nối sử dụng tiêu chuẩn này có cáp nhỏ, nhẹ và phổ biến – khả dụng trên máy tính Windows, macOS và Linux. Hơn nữa, vì kết nối USB là hai chiều, nên nó cho phép máy in gửi dữ liệu như mức độ mực trở lại máy tính.
Lưu ý: Hãy cài đặt driver máy in và phần mềm cần thiết khác trước khi kết nối máy in với máy tính bằng cáp USB.
B1: Đảm bảo rằng máy in đã được tắt trước khi kết nối cáp USB.
B2: Kết nối đầu máy in của cáp USB với cổng USB ở mặt bên của máy in.
Lưu ý: Vị trí của cổng USB khác nhau tùy thuộc vào máy in.
Kết nối dây cáp với cổng USB
B3:Kết nối đầu kia của cáp USB với cổng USB trên máy tính.
B4: Bật máy in bằng cách nhấn nút nguồn.
Bật máy in
B5: Nạp giấy và in.
2. Kết nối máy in qua Ethernet
Máy in cao cấp hơn thường có kết nối Ethernet có dây tích hợp để sử dụng với mạng cục bộ (LAN). Cùng với kết nối mạng LAN, chúng thường chứa một print server tích hợp. Điều này cho phép các máy tính khác trong mạng kết nối trực tiếp với máy in mà không cần kết nối với máy tính khác đóng vai trò điều khiển.
3. Kết nối máy in qua WiFi
Bạn có thể kết nối máy in qua WiFi
Máy in có kết nối mạng WiFi tích hợp mang lại những lợi ích giống như các thiết bị được trang bị Ethernet, với một điểm khác biệt chính. Vì chúng kết nối với mạng không dây, chúng có thể được đặt ở bất cứ đâu mà không cần phải có giắc cắm kết nối mạng vật lý. Điều này khiến chúng trở thành lựa chọn đặc biệt tốt cho các nhóm làm việc cần một máy in mà họ có thể chia sẻ trong khi làm việc cùng nhau, nhưng cuối cùng sẽ chuyển đi nơi khác khi kết thúc dự án.
- Cách sử dụng công cụ máy in tích hợp của trình duyệt web để lưu email dưới dạng file PDF
4. Chia sẻ máy in của máy tính khác
Máy in không tích hợp sẵn mạng vẫn có thể được chia sẻ trên mạng thông qua các công cụ chia sẻ máy in được tích hợp trong hầu hết mọi hệ điều hành. Trong trường hợp này, máy in kết nối với máy tính qua USB và sau đó máy tính chia sẻ máy in qua mạng. Mặc dù đây có thể là một cách hiệu quả để chia sẻ một máy in không kết nối mạng, nhưng nó chỉ hoạt động nếu máy tính đó vẫn luôn bật và kết nối với mạng.
5. Kết nối qua các cổng kiểu cũ
Một số máy in kết nối qua các cổng cũ
Một số máy in kết nối qua các cổng cũ, như cổng song song và cổng nối tiếp. Mặc dù các máy in hiện đại không còn sử dụng kết nối song song, một số máy in chuyên dụng, chẳng hạn như máy in hóa đơn thanh toán, vẫn kết nối qua RS-232C, sử dụng chuẩn nối tiếp 9 chân. Máy tính thiếu cổng song song hoặc cổng nối tiếp có thể kết nối với các loại máy in này thông qua adapter (bộ chuyển đổi) USB-to-parallel hoặc USB-to-serial.
Với những người dùng máy tính làm việc văn phòng thì việc kết nối máy in với máy tính là rất cần thiết để phục vụ nhu cầu in ấn tài liệu nhanh chóng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết chính xác cách kết nối máy in và máy tính thế nào, đặc biệt trên hệ điều hành mới khu Win 10. Do vậy, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách kết nối máy in với máy tính Windows 10.
Đối với những người chuyên làm công việc văn phòng thì việc sử dụng máy in là không thể thiếu. Đặc biệt, nếu do yêu cầu công việc thường xuyên di chuyển, bắt buộc người dùng phải liên tục thay đổi thiết bị máy in thì việc nắm rõ cách kết nối máy in và máy tính là rất cần thiết. Chi tiết cách cài đặt sẽ gồm 2 bước chính là kết nối máy in và cài đặt Driver cho máy in trên máy tính như sau:
Cách kết nối máy in với máy tính Windows 10
Người dùng có thể tiến hành cài đặt máy in với máy tính qua dây cáp kết nối hoặc qua mạng Wifi. Để xác nhận kết nối máy in và máy tính, người dùng cần vào mục Control Panel trên máy tính Win 10 rồi chọn mục Devices and Printers. Tại mục này hãy kiểm tra xem máy in muốn kết nối có được hiển thị trong phần này chưa. Nếu chưa, hãy thử kiểm tra lại máy in theo các bước sau:
1. Với máy in sử dụng kết nối Wifi
Nếu thiết bị máy in có thể kết nối với máy tính Windows 10 qua Wifi thì bạn có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây.
Bước 1: Người dùng mở mục Start (Biểu tượng Windows) >> chọn mục Cài đặt >> Thiết bị >>Máy in và máy quét.
Kiểm tra kết nối máy tính với máy in sử dụng kết nối Wifi
Bước 2: Chọn mục thiết bị Máy in và máy quét rồi đợi thiết bị quét các máy in gần đó rồi chọn tên máy in muốn kết nối và chọn mục Thêm thiết bị.
2. Với máy in kết nối qua cáp USB
Đối với các thiết bị máy in kết nối với máy tính qua cáp USB, bạn có thể tham khảo cách kết nối như sau:
Bước 1: Người dùng cần kết nối máy tính với thiết bị máy in bằng dây cáp USB, thường đi kèm thiết bị máy in từ khi xuất xưởng.
Bước 2: Trên máy tính được kết nối bạn chọn Menu Start (biểu tượng Windows ở góc trái cuối màn hình). Tại đây bạn chọn mục Cài đặt >> Thiết bị >> chọn Máy in và máy quét.
Kiểm tra danh sách thiết bị Máy in & Máy quét xem thiết bị muốn kết nối đã có chưa
Bước 3: Tìm trong danh sách thiết bị Máy in & Máy quét xem thiết bị máy in bạn muốn sử dụng được cài đặt hay chưa. Trường hợp nếu không thấy thiết bị của mình thì hãy chọn mục Thêm máy in hoặc máy quét tương ứng.
Chọn mục Thêm máy in hoặc máy quét tương ứng
Bước 4: Đợi thiết bị hoàn tất do tìm máy in khả dụng tương thích, bạn chọn tên thiết bị rồi nhấn Thêm để hoàn tất kết nối.
Cách cài đặt Driver máy in với máy tính Win 10
Sau khi hoàn tất cách kết nối máy in với máy tính Win 10 bằng dây cáp bạn cần thiết lập cài đặt Driver cho máy theo các bước sau:
Bước 1: Tìm xem model máy in cần dùng là gì, thường thông tin model sẽ được chi ở mặt trước hoặc sau máy, cùng với tên máy. Ví dụ: Máy in Canon 2900, Epson L805, HP 1020…
Tìm xem model máy in cần dùng là gì và tìm bản driver tương ứng
Bước 2: Sau khi biết được model máy bạn vào trang chủ của thương hiệu máy in để tải bản driver phù hợp về máy tính đang được kết nối.
Bước 3: Trường hợp người dùng không nhớ rõ thương hiệu trang web máy in thì có thể tìm kiếm bằng cách gõ cấu trúc sau vào mục tìm kiếm trên Google: “Driver + tên máy in + số bit” – Ví dụ: Driver Epson L805 64bit. Số bit ở đây căn cứ vào số bit trên hệ điều hành máy tính của bạn. Thông thường máy tính sẽ có 2 phiên bản 32bit hoặc 64bit.
Bước 4: Sau khi tải bản Driver về máy tính thành công, người dùng tiến hành giải nén file tải về và tìm kiếm file định dạng Setup.exe rồi nhấn đúp chuột trái vào file đó để tiến hành cài đặt. Nhấn chọn Yes hoặc Next cho khi hoàn thành cài đặt. Thông thường với máy tính Win 10 sẽ hỗ trợ cài đặt Driver luôn trong quá trình kết nối.
Như vậy trên đây là những hướng dẫn cách kết nối máy in với máy tính Win 10 chi tiết. Người dùng có thể thử nghiệm và kiểm tra hoạt động của thiết bị bằng cách thử in một trang bất kỳ. Nếu không in được thì hãy thử kiểm tra thiết bị và tìm kiếm giải pháp khắc phục lỗi nhanh chóng.
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Cách liên kết máy tính với máy in 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.