Xem Cách làm mắm cua biển 2024
Cua gạch (cua biển có chứa nhiều gạch trong mai) là đặc sản nổi tiếng của xứ Cà Mau, có thể chế biến thành nhiều món ngon. Nhưng có lẽ hấp dẫn và thơm ngon hơn cả là món mắm cua gạch.
Mắm cua gạch – món ngon độc đáo của người Cà Mau Ảnh: Gia BáchÔng Trần Hoàng Chen (ngụ thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn) có thể là người duy nhất ở Cà Mau hiện còn theo đuổi món mắm độc đáo này. Hồi trước, xứ Năm Căn mình cua gạch nhiều lắm. Vào con nước xổ vuông (rằm và 30 âm lịch hằng tháng), ngoài tôm ra nhà nào cũng bắt được cả trăm ký cua. Bỏ thì phí mà bán thì rẻ như cho, một số người lớn tuổi ở địa phương đã truyền nhau cách bỏ cua vào cần xé rồi quăng đại muối vào để giữ cua được lâu hơn. Tuy nhiên, với cách đó chỉ có thể ăn được gạch cua, còn thịt thì đành bỏ. Thấy tiếc, tôi bèn thử làm món mắm cua gạch để ăn được cả thịt và gạch cua. Làm tới làm lui miết cuối cùng cũng thành công, ông Chen chia sẻ. Theo ông Chen, cua làm mắm nhất thiết phải là cua đầy gạch và chắc thịt, bởi cua không chắc thịt sẽ không ăn muối, dễ bị hư. Sau khi chọn được cua đúng chuẩn thì rửa thật sạch rồi đem phơi nắng để cua ráo nước và thải hết chất bẩn. Có 2 cách để muối cua. Thứ nhất, pha nước muối với hỗn hợp gồm: đường chảy (đường mật), bột ngọt, tỏi, nước mắm rồi cho cua đã chọn vào ngâm khoảng 8 – 9 tiếng đến khi cua chết; sau đó vớt cua ra, lấy nước muối đã ngâm cua nấu sôi lên và xếp cua trở lại. Còn cách thứ hai cũng với nguyên liệu như vậy nhưng thay vì cho cua vào nước muối đã pha để ngâm thì nấu hỗn hợp nước muối lên trước, sau đó bỏ cua sống vào nước muối đã nấu cho đến khi cua chết. Với cách làm này, con cua gạch sống được uống nước muối có pha gia vị đã nấu sẵn sẽ thấm và ngon hơn. Trong quá trình làm phải sử dụng đường chảy và nước mắm ngon, 2 nguyên liệu này giúp cua muối có màu đẹp và thơm hơn. Ngoài ra, nước muối phải được pha bằng nước giếng khoan (nước ngầm), tuyệt đối không được cho nước mưa vào. Khi muối cua thì hằng ngày phải kiểm tra, nếu thấy con cua nào bị đen, hay lắc nghe có nước bên trong thì phải bỏ ngay, tránh làm ảnh hưởng những con cua khác, ông Chen chia sẻ.Với cách làm trên, cua gạch được muối trong thời gian từ 5 – 6 ngày là có thể ăn được. Nếu giữ cua trong nước muối thì sử dụng được từ 10 – 15 ngày, để lâu hơn cua sẽ mất thịt, bớt ngon. Chia sẻ về cách ăn mắm cua, ông Chen nói: Trước khi ăn, phải rửa lại cua bằng nước sôi. Cách trộn mắm cua gạch cũng rất công phu. Trước tiên, phải tách cua ra thành nhiều miếng nhỏ rồi cho nước cốt chanh vào, trộn đều. Sau đó, cho lần lượt các gia vị khác như tỏi băm mịn, ớt, đường cát, rau răm cắt nhỏ rồi trộn đều một lần nữa trước khi dùng. Mắm cua có mùi thơm rất đặc biệt, thịt ngọt, thơm nhưng ngon nhất vẫn là phần gạch của cua. Gạch cua làm mắm vừa béo, vừa bùi; có vị mằn mặn nhưng ăn vào sẽ cảm nhận được vị ngọt nhẹ lan dần trong khoang miệng. Ăn kèm với ớt, rau thơm, rau húng lủi, chuối chát, khế… sẽ làm giảm độ mặn của thịt cua. Để món mắm cua gạch thêm hấp dẫn, khi ăn, thực khách nên đánh tan 1 – 2 lòng đỏ trứng gà, vắt nước nửa trái cam vào một phần ăn để tăng độ béo, thơm của thịt cua.
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Cách làm mắm cua biển 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.