Cách để trẻ nằm điều hòa không bị ốm 2024

Xem Cách để trẻ nằm điều hòa không bị ốm 2024

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, không thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể giốngnhư người lớn. Điều này khiếnbé dễ bị quá nóng vào mùa hè và mắc các bệnh liên quan đến nhiệt như phát ban do nóng, mất nước, kiệt sức vì nóng hoặc say nắng.

Một số chuyên gia nói rằng một căn phòng thông thoáng và được làm mát đúng cách giúp bé ngủ thoải mái và giảm nguy cơ SIDS (Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh). Mặt khác, một căn phòng quá lạnh có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng nhiệt độ cơ thể của bé và làm mát cho bé.

(Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, trẻ sơ sinh nằm điều hòa có sao không? Vào thời điểm thời tiết nắng nóng tăng cao, cha mẹ vẫn nên bật điều hòa cho trẻ, bởi nếu như không cho trẻ nằm điều hòa, nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp sẽ cao hơn.

Thế nhưng, khi dùng điều hòa cho trẻ cũng nên được thực hiện đúng cách để không làm ảnh hưởng sức khỏe của trẻ. Nếu như lạm dụng điều hòa quá nhiều sẽ dễ khiến bé mắc một số bệnh về đường hô hấp như bị mất nước, đau họng, khô da, viêm phổi hay hen suyễn….

Cách để trẻ sơ sinh nằm điều hòa không bị ốm

Theo chia sẻ về cách để trẻ sơ sinh nằm điều hòa không bị ốm của PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai thì cha mẹ dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh nên biết các quy tắc:

Sử dụng điều hòa đúng cách

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết, muốn sử dụng điều hòa cho trẻ sơ sinh đúng cách thì các gia đình cần phải đảm bảo đáp ứng 3 yêu cầu gồm: vị trí đặt điều hòa một cục (hay hai cục), thông gió phải được đặt cùng chiều với điều hòa và thiết bị đo nhiệt độ phòng.

– Trước tiên, tùy theo khối không khí và diện tích phòng mà chọn điều hòa cho phù hợp. Nếu nhà to và cao thì khối khí sẽ nhiều, tuy nhiên, phần lớn hiện nay các nhà đều được thiết kế với trần khá thấp nên trong nhà khối không khí lưu thông không nhiều.

– Tiếp theo là dùng điều hòa trong nhà cho trẻ sơ sinh cũng phụ thuộc khá lớn vào công suất hoạt động của điều hòa, mức độ điều hòa là mới hay cũ. Vì thế, việc thực hiện đo nhiệt độ trong phòng để giúp điều chỉnh nhiệt độ của điều hòa là hoàn toàn cần thiết.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cũng chia sẻ, rất nhiều nhà thường chỉnh nhiệt độ điều hòa khoảng từ 25-26 độ nhưng nhiệt độ của phòng lại chỉ dưới mức 22 độ. Ngoài ra, cũng có gia đình đặt nhiệt độ điều hòa thấp nhưng trong phòng nhiệt độ lại khá cao.

Sử dụng điều hòa đúng cách để bé luôn khỏe mạnh.(Ảnh minh họa)

– Bên cạnh đó, theo PGS.TS Nguyễn TiếnDũng, muốn nhiệt độ phòng ổn định thì điều kiện là cần phải có quạt thông gió, quạt này cần phải lắp theo cùng chiều với điều hòa. Tuy nhiên, rất nhiều gia đình nên không đặt quạt thông gió nhưng nếu như không có quạt thông gió thì phòng sẽ bị bí hơi, nguy hiểm đến sức khỏe.

– Cuối cùng, điều quan trọng khác là các gia đình nên kiểm tra vị trí đặt điều hòa. Chẳng hạn như những điều hòa 2 cục thì nên đặt trên cao, còn điều hòa 1 cục thì nên đặt bên dưới, trong phòng nên có thiết bị đo nhiệt độ để chỉnh theo nhiệt độ phòng (không nên điều chỉnh nhiệt độ của điều hòa).

Nhiệt độ phòng không giống như nhiệt độ điều hòa

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cũng tư vấn, nhiệt độ thích hợp nhất đối với trẻ sơ sinh là khoảng từ 26-32 độ C: “Khi dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh thì bao giờ cũng cần phải đặt nhiệt độ của điều hòa cao hơn so với mức nhiệt độ điều hòa của người lớn bởi trẻ khá nhạy cảm. Các phụ huynh không nên chỉ dựa trên cảm quan của mình để điều chỉnh điều hòa cho trẻ sơ sinh. Cách chỉnh điều hòa cho trẻ sơ sinh hợp lý nhất là dựa trên sức khỏe và độ tuổi của em bé”.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, đối với trẻ sinh non tháng hoặc mới sinh ở tuần đầu thì nhiệt độ phù hợp nhất là 32 độ C. Còn đối với trẻ sơ sinh đủ tháng thì nhiệt độ lý tưởng nhất là khoảng 30 độ C, tùy theo độ tuổi của bé. Tuy nhiên, các gia đình nên đặt điều hòa ở nhiệt độ phù hợp nhất là khoảng 26-32 độ C.

Nhiệt độ càng giảm khi trẻ càng lớn và các gia đình chỉ nên tăng hoặc từ từ, khoảng từ 0,5 độ một cho đến khi cảm thấy trẻ thoải mái, cơ thể không đổ mồ hôi hoặc bị ho”.

Ngoài ra, theo chia sẻ của BS. Nguyễn ThịThanh Bình – Cố vấn khoa Sơ sinh – BV Từ Dũ, nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh Từ Dũ nếu đủ tháng sẽ từ 26-28 độ C nếu đảm bảo điều kiện:

+ Trẻ được quấn tã, mặc áo, mặc quần dài, đội mũ, đi găng tay, găng chân.

+ Trẻ được đắp chăn mền nhẹ và ấm lên người.

+ Khi trẻ ướt thì phải thay tã ngay.

+ Trẻ không được nằm hơi lạnh (luồn gió được thổi ra từ điều hòa).

+ Trong phòng có điều hòa thì không để quạt máy.

+ Phòng đặt trẻ sơ sinh phải sạch, thoáng, không có quá nhiều đồ vật trong phòng (dễ bị phát sinh nấm mốc).

+ Trong phòng không được có quá nhiều người (vì có thể phát sinh bệnh đường hô hấp).

+ Không nên thường xuyên bế trẻ ra ngoài phòng vì sự chênh lệch nhiệt độ sẽ khiến làm tăng tiết dịch tại mũi và họng trẻ.

+ Trẻ phải được bú sữa đầy đủ.

Cho trẻ bú nhiều để bù nước

Bé nằm điều hòa bị khô da là hoàn toàn có thể xảy ra. Điều này là do tình trạng bị mất nước khi sử dụng điều hòa trong phòng. Khi mất nước, trẻ không những bị khô da mà còn dễ bị suy nhược, dễ bị ốm. Vì thế. mẹ nên bổ sung thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức để giúp bù nước cho trẻ.

Vệ sinh điều hòa thường xuyên sẽ giúp bé không bị ốm. (Ảnh minh họa)

Không nên bật điều hòa liên tục cả ngày 24/24

Nếu như bật điều hòa cả ngày sẽ khiến không khí không thoát ra được và bị tù đọng, làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ sơ sinh. Do vậy, mỗi ngày mẹ nên tắt điều hòa ít nhất 2 lần, mở hết tất cả các cửa và dùng quạt làm mát để thổi hết nguồn không khí tù đọng trong phòng ra ngoài. Đồng thời, nên kết hợp đón ánh nắng vào phòng càng nhiều càng tốt.

Chú ý quy tắc 3 phút

Sự chênh lệch và thay đổi nhiệt độ giữa bên trong, bên ngoài phòng sẽ khiến sức đề kháng của trẻ bị “hạ gục” cực nhanh. Mẹ cần phải lưu ý mỗi khi muốn cho con ra khỏi phòng điều hòa thì cần phải mở cửa trước đó khoảng 3 phút, cho con tiếp xúc dần với nguồn không khí trong phòng, lau mồ hôi cho con (nếu có) và cho con ngồi nghỉ trong khoảng ít nhất 3 phút tại nhiệt độ phòng bình thường. Đặc biệt, cần phải tránh cho bé vào ngay trong phòng có điều hòa với nhiệt độ lạnh sâu đột ngột.

Không nên đặt điều hòa thổi thốc vào khu vực bé ngủ

Trẻ sơ sinh có hệ hô hấp tương đối nhạy cảm. Nếu như bị gió quạt của điều hòa thổi thẳng trực tiếp vào mặt hay đầu sẽ khiến dễ mắc các bệnh về hô hấp như viêm phế quản, đau họng, viêm mũi, viêm đường hô hấp. Các triệu chứng thường thấy nhất là bé bị ho, ngạt mũi, sốt…khi nằm trong điều hòa lâu.

Trẻ sơ sinh nằm điều hòa hay quạt tốt hơn?

Không ít gia đình lựa chọn quạt thay vì sử dụng điều hòa cho trẻ nhỏ. Mặc dù vậy, nếu sử dụng quạt nhiều sẽ khiến gió quạt thốc thẳng vào người bé và dễ gây nên tình trạng như khó thở, nghẹt mũi, làm hệ hô hấp của bé hoạt động không tốt.

Đặc biệt, trong quá trình làm mát, cánh quạt sẽ hút bụi bẩn rất mạnh, khi tạo ra luồng gió sẽ đưa bụi bay về phía người trẻ. Do vậy, bố mẹ cần chú ý nên để quạt ở chế độ xoay để giúp gió không thổi trực tiếp vào người bé.

Nếu sử dụng quạt nhiều sẽ khiến gió quạt thốc thẳng vào người bé và dễ gây nên tình trạng như khó thở, nghẹt mũi. (Ảnh minh họa)

Đặc biệt, không nên đặt quạt hơi nước trong phòng có trẻ sơ sinh trong thời gian dài vì có thể sẽ khiến độ ẩm không khí tăng cao, là điều kiện thuận lợi để nấm mốc và vi khuẩn có hại phát triển nhanh. Trong khi đó, điều hòa giúp điều chỉnh nhiệt độ trong phòng tốt hơn nhưng cần thực hiện các cách để trẻ sơ sinh nằm điều hòa không bị ốm như PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng đã chia sẻ. Với những ngày thời tiết mát mẻ hơn thì có thể dùng quạt thay cho điều hòa.

Trẻ sơ sinh bị ho có nên nằm điều hòa?

Việc sử dụng điều hòa cho trẻ sơ sinh bị ho hoặc viêm họng cũng cần phải đặc biệt chú ý. Tốt hơn hết, mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi cho trẻ đang bị ho nằm điều hòa.

Hyvọng, với những cách để trẻ sơ sinh nằm điều hòa không bị ốm đã được đề cập trên đây, mẹ sẽ có thêm thật nhiều kiến thức trong quá trình nuôi con.

Nguồn tham khảo:

“4 Tips To Use The Coolers And ACs For A Newborn”, Cloudninecare, October 5, 2015.

“Is using an air conditioner (AC) or cooler safe with a newborn?”, BabyCenter.

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!                                                                                                                                                4.5/5

Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/cach-de-tre-so-sinh-nam-dieu-hoa-khong-bi-om-d2396…Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/cach-de-tre-so-sinh-nam-dieu-hoa-khong-bi-om-d239626.html

“Bệnh điều hòa”: Những hiểu lầm tai hại của cha mẹ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của con Những ngày hè nắng nóng đã bắt đầu xuất hiện, đây là thời điểm thực sự khó chịu khi nhiệt độ tăng cao. Trẻ em lúc nào cũng đổ mồ hôi và việc làm sao… Bấm xem >>Theo Linh Hà (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)

Bạn đang tìm hiểu bài viết Cách để trẻ nằm điều hòa không bị ốm 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)