Nội dung chính
Xem Cách để quên đi tất cả 2024
Cùng viết bởi Catherine Boswell, PhD
Tham khảo X
Bài viết này đã được cùng viết bởi Catherine Boswell, PhD. Catherine Boswell là nhà tâm lý học và người đồng sáng lập của Psynergy Psychological Associates, một cơ sở trị liệu tư nhân tại Houston, Texas. Với hơn 15 năm kinh nghiệm, tiến sĩ Boswell chuyên điều trị cho các cá nhân, nhóm bệnh nhân, cặp vợ chồng và gia đình bị sang chấn tâm lý, gặp vấn đề trong quan hệ tình cảm và trải qua những đau thương mất mát trong cuộc sống. Cô có bằng tiến sĩ về tâm lý học tư vấn của Đại học Houston. Tiến sĩ Bowell giảng dạy cho các sinh viên trình độ thạc sĩ tại Đại học Houston. Cô cũng là tác giả, diễn giả và huấn luyện viên.
Có 22 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 23.904 lần.
Những sự kiện tiêu cực trong quá khứ có thể khiến cuộc sống hiện tại của bạn trở nên khó khăn. Ký ức buồn có thể khiến bạn mất ngủ hay khó lòng vượt qua. Sẽ đến lúc bạn phải bỏ lại quá khứ nếu không muốn làm ảnh hưởng tới tương lai của bạn. Và dĩ nhiên chúng ta sẽ luôn lưu giữ quá khứ trong cách chúng ta suy nghĩ, trò chuyện và tiếp nhận thế giới. Kiểm soát điều này cũng giống như việc đi trên sợi dây mà không nhìn thấy điểm kết thúc. Bằng việc thực hiện những điều sau từng bước một và suy nghĩ thoáng hơn, bạn sẽ có thể chấp nhận quá khứ như một phần của con người bạn. Bạn sẽ có thể bỏ lại những thói quen không tốt bó buộc bạn với những giấc mơ không thành hay lời hứa không được thực hiện.
Các bước
Phần 1 của 3:Chấp nhận Ảnh hưởng của Trải nghiệm trong Quá khứ
1Chấp nhận những thách thức trong quá khứ. Những trải nghiệm chưa được giải quyết trong quá khứ đôi lúc có thể tạo ra ảnh hưởng lâu dài về tâm sinh lý. Trong trường hợp như vậy, việc chấp nhận rằng quá khứ của bạn đang ảnh hưởng tới quan điểm hay thói quen hiện tại của bạn là vô cùng quan trọng.
- Bước quan trọng đầu tiên đó là ngừng cố gắng giả vờ rằng bạn không bị ảnh hưởng bởi quá khứ. Bạn sẽ không thể vượt qua quá khứ cho tới khi bạn chấp nhận nó. Nếu một điều gì đó xảy ra gợi nhớ bạn tới một sự kiện đau buồn hay gây ra phản ứng cảm xúc mãnh liệt, cố gắng bình tĩnh chấp nhận rằng mọi chuyện đúng là như vậy. Hãy để bản thân cảm nhận điều mà bạn nghĩ về quá khứ. Các bước tiếp theo trong bài này sẽ cung cấp một số chiến lược cụ thể để trợ giúp quá trình này.
- Ví dụ, nếu bạn ở một nơi đông người và có điều gì đó gây cho bạn cảm xúc mãnh liệt về quá khứ, đừng cố gắng gạt chúng đi. Thay vào đó, hãy xin phép và rời khỏi đám đông. Sau đó, dành thời gian để suy ngẫm lại về quá khứ và ảnh hưởng của nó tới bạn trước khi quay lại tham gia cùng mọi người.
- Ảnh hưởng của những tổn thương trong quá khứ có thể đặc biệt mạnh mẽ nếu bạn không có mạng lưới hỗ trợ xã hội.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
- Đôi lúc, tổn thương do trải nghiệm trong quá khứ gây ra có thể lớn tới mức làm ảnh hưởng đến những người bạn quan tâm.[2] X Nguồn nghiên cứu Van der Kolk, B. (2014). Cơ thể là thứ Quan trọng nhất: Não bộ, Trí óc và Cơ thể trong quá trình Điều trị Tổn thương (ấn bản đầu tiên). New York: Viking. Đi tới nguồn Những trải nghiệm chưa được giải quyết trong quá khứ có thể ngăn cản bạn trong việc xây dựng quan hệ với những người bạn yêu thương. Chúng cũng có thể khiến bạn mãi bận tâm với giấc mơ không bao giờ trở thành sự thật. Điều này dần dần sẽ ảnh hưởng tới quan điểm và thói quen hiện tại của bạn bằng cách khiến việc đối phó với khó khăn trong cuộc sống trở nên khó khăn hơn.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
2Hiểu được những thương tổn ảnh hưởng tới não bộ như thế nào. Những trải nghiệm đau buồn hoặc đặc biệt mạnh mẽ có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh của chúng ta. Thậm chí đôi khi điều này còn có thể tác động tới cấu trúc não bộ.
- Nếu bạn thấy mình chỉ cần “vượt qua nó”, hãy nhắc nhở bản thân rằng thực tại phức tạp hơn như vậy rất nhiều. Những sự kiện đau buồn thật sự có thể thay đổi cách hoạt động của não bộ. Điều này đòi hỏi một thời gian dài để vượt qua, vì vậy hãy cho nó thời gian và cố gắng kiên nhẫn.
- Nghiên cứu mới đây về sinh học thần kinh chỉ ra rằng bộ não có một “độ mềm dẻo” nhất định. Khuynh hướng di truyền có thể bị thay đổi và thể hiện theo cách không thể đoán trước sau những trải nghiệm có tác động mạnh.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Nói cách khác, não bộ của bạn có thể thay đổi. Đó là kết quả của gien cũng như trải nghiệm của bạn.
- Ảnh hưởng tâm sinh lý của trải nghiệm trong quá khứ có vẻ rất khó để vượt qua và dung hợp với cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng cơ thể và não bộ của bạn liên tục tái tổ chức dựa trên trải nghiệm mới.[5] X Nguồn nghiên cứu Malabou, C. (2012). Thương tổn Mới: Từ Chứng loạn Thần kinh Chức năng đến Phá hủy Não bộ. (S. Miller, Dịch.) (Ấn bản đầu). New York: Fordham University Press. Đi tới nguồn Não bộ và cơ thể bạn đã thay đổi và sẽ còn thay đổi. Bạn có thể biến thay đổi đó thành một thay đổi tích cực.
3Chấp nhận rằng bạn không thể thay đổi những gì đã xảy ra, mà chỉ có thể thay đổi cách bạn nhìn nhận nó. Bạn không thể quay ngược quá khứ nhưng bạn có thể thay đổi cách bạn tiếp nhận và xử lý nó kể từ bây giờ.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Nếu không, con người bị tổn thương của bạn sẽ mang theo nỗi đau về cảm xúc trong những trải nghiệm đã qua vào các mối quan hệ mới của bạn.
- Nỗ lực của bạn cần được định hướng hướng tới việc chấp nhận quá khứ và tha thứ cho những người đã làm điều xấu với bạn.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Cho phép bản thân cảm nhận bất cứ cảm xúc nào bạn có về quá khứ của mình. Sau đó cố gắng buông bỏ cảm xúc này.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
- Khi bạn giận dữ hay buồn bã về quá khứ, cố gắng nhắc nhở bản thân rằng bám lấy cảm xúc tiêu cực sẽ chỉ khiến bạn thêm tổn thương. Dù bạn có giận dữ bao nhiêu đi chăng nữa cũng không thể thay đổi điều đã xảy ra. Hãy chấp nhận cảm xúc của bản thân. Sau đó nhìn sâu vào bên trong con người bạn để tìm kiếm sự thương cảm giúp bạn tha thứ cho người đã khiến bạn tổn thương và có được sức mạnh để buông bỏ quá khứ.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
- Quá trình này sẽ tốn thời gian và khác biệt đối với mỗi người. Các bước khác trong bài sẽ giúp bạn thực hiện quá trình này.
- Chìm đắm trong quá khứ có thể gây ra vấn đề mà bạn không thể tự nhận thức được.
4Thử ngồi thiền hoặc tập yoga. Có một vài hoạt động được gọi là tập luyện thể chất có thể giúp bạn chấp nhận quá khứ. Ví dụ như thiền và yoga có thể giúp bạn phát triển các kỹ năng xử lý riêng. Các hoạt động này giúp bạn trở nên nhanh nhạy hơn với cách mà cảm xúc ảnh hưởng tới những bộ phận khác nhau trên cơ thể bạn.[10] X Nguồn nghiên cứu NurrieStearns, M., & NurrieStearns, R. (2013). Yoga đối với Tổn thương về Cảm xúc: Thiền và Luyện tập để Chữa trị và Chịu đựng Nỗi đau (ấn bản đầu). Oakland, CA: New Harbinger Publications. Đi tới nguồn
- Yoga sẽ học hiệu quả nhất dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên chuyên nghiệp. Nếu bạn chưa bao giờ thử trước đây, hãy lên mạng và xem liệu có lớp cơ bản miễn phí hoặc học phí thấp tại nơi bạn ở hay không. Có rất nhiều nơi đưa ra lựa chọn với giá cả phải chăng bạn có thể sử dụng để thử yoga và xem xét liệu nó có phù hợp với bạn hay không.
- Thiền là hoạt động bạn có thể dễ dàng tự thực hiện tại nhà. Tìm một nơi thoải mái để ngồi khoanh chân và đặt tay lên đùi. Nhắm mắt và thở sâu. Nếu tâm trí của bạn bị xao nhãng, hãy từ từ tập trung lại vào quá trình hít thở. Thử bật một đĩa CD hoặc tệp MP3 hướng dẫn để giúp bạn trong quá trình thiền.[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
- Việc luyện tập sẽ cho bạn thời gian và không gian tâm lý để xác định những cảm xúc riêng có liên quan tới những trải nghiệm trong quá khứ. Trong quá trình làm điều đó, chúng cho phép bạn chú ý và xử lý thông qua ảnh hưởng có được trong cách cư xử và quá trình suy nghĩ của bạn.[12] X Nguồn nghiên cứu Siegel, D. J. (2010). Trí nhãn: Ngành Khoa học Mới về Biến đổi Cá nhân (Tái bản). New York: Bantam. Đi tới nguồn
5Viết nhật ký. Viết về những sự kiện xảy ra hàng ngày trong cuộc sống của bạn, hoặc về quá khứ. Đây là cách tuyệt vời để vượt qua cảm xúc khó khăn.[13] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
- Bắt đầu buổi tối bằng việc liệt kê những sự kiện bạn đã trải qua trong suốt cả ngày. Bạn thậm chí không cần phải viết chúng dưới dạng văn kể. Cố gắng không nghĩ quá phức tạp về nó; giữ cho đầu óc thoải mái và chỉ viết ra những gì bạn cảm thấy tự nhiên. Điều này sẽ giúp bạn thoải mái với việc viết nhật ký.
- Sẽ dễ dàng hơn nếu viết nhật ký phát triển thành thói quen. Lúc này, bạn có thể bắt đầu viết về các trải nghiệm trong quá khứ xuất hiện trong tâm trí bạn khi viết.
- Tập trung vào cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Điều quan trọng nhất là để thể hiện con người bạn chứ không phải để kể một câu chuyện thú vị.[14] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
- Viết nhật ký về sự kiện buồn trong quá khứ có thể giúp bạn chấp nhận chúng và khiến chúng bớt xâm nhập vào cuộc sống thường ngày của bạn. Viết để biểu đạt cảm xúc có lợi về cả mặt tinh thần và thể chất. Nó giúp bạn xử lý cảm xúc cũng như khắc phục chế độ ngủ thất thường.[15] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
- Loại hoạt động này có thể tốn thời gian và công sức nhưng sẽ mang lại hiệu quả cao nếu bạn để nó tự bộc lộ theo cách riêng.
6Dành thời gian với mọi người. Những trải nghiệm chưa được giải quyết trong quá khứ đôi khi có thể khiến bạn không thể tin tưởng vào người khác. Điều này khiến bạn gặp khó khăn trong việc xây dựng mối quan hệ lành mạnh. Tuy nhiên, hệ thống hỗ trợ xã hội có thể là yếu tố quan trọng nhất trong việc hàn gắn ảnh hưởng của những trải nghiệm xấu trong quá khứ.[16] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
- Việc cảm thấy được hỗ trợ thay vì sợ hãi khi ở bên cạnh những người khác là vô cùng quan trọng vì vậy trước hết hãy thật từ tốn; có thể chỉ là gặp một vài người bạn mới và đi uống cafe.
- Tham gia tình nguyện có thể là một cách tuyệt vời để giúp bạn trở nên thoải mái hơn trong việc tương tác với người khác một lần nữa. Điều này thậm chí giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn với những tổn thương của bản thân khi bạn nhìn thấy điều mà người khác phải trải qua.
7Tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia. Nếu bạn từng cảm thấy không thể chịu đựng được hoặc hoàn toàn không kiểm soát được, hãy cân nhắc tới việc nhận trợ giúp từ những người chuyên nghiệp. Nếu việc mà bạn đang giải quyết vẫn không biến mất hay không hề cải thiện khi làm theo những bước trên, hãy nói chuyện với cố vấn tâm lý hoặc nhà trị liệu.[17] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
- Có những lúc trải nghiệm trong quá khứ có thể đau khổ tới mức bạn cần phải nhận sự hỗ trợ từ một ai đó đã từng có kinh nghiệm trong việc giúp đỡ những người giống như bạn trước đây. Đây là lý do chúng ta cần tới người tư vấn và nhà trị liệu.
- Nếu bạn không biết làm thế nào để tìm được một người thích hợp, bạn có thể nói chuyện với bác sỹ chăm sóc sức khỏe, người có thể giới thiệu chuyên gia cho bạn.
- Chính sách bảo hiểm của bạn có thể bao gồm số lần khám nhất định với các chuyên gia sức khỏe tâm lý. Hãy kiểm tra thông tin chi tiết về các điều khoản chính sách của bạn để hiểu thêm.
Phần 2 của 3:Tạo Thói quen Mới
1Đánh giá vòng tròn xã hội của bạn. Cân nhắc việc ngừng quan hệ với những người bạn khiến bạn đắm chìm trong quá khứ. Môi trường xã hội chúng ta sống là một phần thiết yếu trong việc quyết định con người của chúng ta.[18] X Nguồn nghiên cứu Casey, E. S. (2009). Trở lại Vị trí, Ấn bản Thứ hai: Hướng tới Hiểu biết mới về Ví trí Cuộc sống (Ấn bản Thứ hai). Bloomington: Indiana University Press. Đi tới nguồn Nó cũng ảnh hưởng tới cách chúng ta dung hợp những trải nghiệm chưa được giải quyết trong quá khứ với cuộc sống hiện tại.
- Dành thời gian để suy nghĩ (hoặc có thể là viết nhật ký) về những người bạn dành thời gian cùng và cảm xúc mà họ mang lại cho bạn. Nếu trong cuộc sống của bạn có những người khiến bạn cảm thấy tồi tệ hay làm bạn tăng thêm thói quen xấu, hãy cân nhắc tới việc dành ít thời gian với họ hơn.
- Ví dụ, người thường xuyên chỉ trích bạn có lẽ không nên tiếp tục xuất hiện trong cuộc sống của bạn. Người khiến bạn khó có thể làm những điều bạn cần làm để dung hợp những trải nghiệm khó khăn trong quá khứ cũng có thể là một vấn đề. Cân nhắc tới việc kết thêm bạn mới hay ít nhất là bắt đầu thay đổi môi trường.
- Đây không phải là cách dễ dàng nhưng là một phương pháp rất tuyệt vời để bạn ra khỏi vòng tròn an toàn của bạn và trưởng thành.
- Thử một sở thích mới cùng những người bạn mới là một ý kiến không tồi. Khi bạn đã sẵn sàng, hãy phá vỡ ranh giới vòng tròn an toàn của bạn bằng việc tham gia vào một đội thể thao tại địa phương hay lớp học nghệ thuật. Những hướng đi mới cho cuộc đời của bạn sẽ dần xuất hiện.
2Biết ơn những người đã giúp đỡ bạn. Đừng khiến bản thân khó chịu bằng việc nghĩ về người không tôn trọng hay đánh giá sai về bạn. Thay vào đó, hãy tập trung vào những người luôn đứng về phía bạn. Cho họ biết bạn thật sự cảm kích trước sự giúp đỡ của họ.[19] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
- Có thể việc không để ý đến mặt tiêu cực là rất khó. Nhưng những người đã giúp đỡ bạn rât xứng đáng nhận được sự quan tâm của bạn.
- Ở gần những người bạn tốt trong thời gian này. Nhận được sự giúp đỡ từ người xung quanh sẽ giúp bạn trở nên mạnh mẽ. Nó cho phép bạn cảm thấy đủ tự tin để đối mặt với trải nghiệm chưa được giải quyết trong quá khứ hoặc cảm xúc khó khăn mà không cảm thấy cô đơn.
- Khi bạn cảm thấy đang tuột dốc, hãy thử dành thời gian ở bên người bạn tin tưởng, những người có thể giúp bạn đi đúng hướng.[20] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
- Nếu bạn cảm thấy bạn đang chuẩn bị lặp lại thói quen xấu hoặc trên bờ tuyệt vọng, hãy gọi cho người mà bạn tin tưởng và hỏi họ có thể cùng bạn đi uống cafe hay ghé qua nhà bạn được không. Có ai đó ở bên có thể giúp bạn cảm thấy được hỗ trợ. Điều này sẽ giúp bạn vượt qua lúc khó khăn.
3Thử phương pháp giải trừ cảm thụ có hệ thống. Phương pháp này là một quy trình dần dần làm dịu bớt phản ứng thương tổn của con người khi rơi vào hoàn cảnh đau buồn bằng cách sử dụng kỹ thuật thư giãn. Mục tiêu của phương pháp này là giúp con người có thể dần cảm thấy thoải mái hơn khi tự mình trải nghiệm hoàn cảnh khó khăn.[21] X Nguồn tin đáng tin cậy Simply Psychology Đi tới nguồn
- Đây là một bước tiến mới mà bạn có thể sử dụng để bắt đầu cảm thấy thoải mái với những tình huống có thể gây ra cho bạn nhiều lo lắng.
- Bắt đầu bằng việc học các kỹ thuật thư giãn cơ bản, như tập hít thở sâu hoặc thiền. Sau đó, đặt bản thân vào tình huống nhắc bạn nhớ về hoàn cảnh khiến bạn cảm thấy không thoải mái. Sử dụng kỹ thuật thư giãn bạn vừa học để giữ bình tĩnh.
- Bắt đầu từ việc tiếp xúc ngắn với tình huống căng thẳng. Mấu chốt ở đây là phải thực hiện theo tiến độ của bản thân, tránh ép buộc bản thân quá đà. Cuối cùng bạn sẽ có khả năng đối mặt với tình huống đang khiến bạn cảm thấy đau khổ một cách thoải mái.
- Ví dụ, tưởng tượng rằng bạn đã từng bị tấn công và bị thương rất nặng bởi một con chó nguy hiểm. Có thể bạn sẽ bắt đầu tránh tất cả những con chó khác. Để vượt qua điều này, bạn có thể thử tới thăm nhà một người bạn có nuôi chú chó mà bạn biết rằng khá thân thiện. Sử dụng kỹ thuật thư giãn trong suốt chuyến ghé thăm nhà người bạn đó. Cố gắng ghé chơi thường xuyên, mỗi lần ở lại lâu hơn một chút. Điều này có thể sẽ rất khó khăn lúc đầu nhưng dành một chút thời gian với một chú chó không nguy hiểm có thể giúp bạn vượt qua cảm giác sợ hãi về vụ tấn công.
4Đối mặt với nỗi sợ hãi và thay đổi thói quen của bản thân. Đôi lúc chúng ta phát triển thói quen khiến chúng ta không thể đối đầu và vượt qua trải nghiệm tồi tệ trong quá khứ. Chúng có thể khiến chúng ta không thể dung hợp ảnh hưởng của chúng với quyết định ở hiện tại.[22] X Nguồn nghiên cứu Duhigg, C. (2014). Sức mạnh của Thói quen: Tại sao Chúng ta lại Làm những việc Chúng ta Làm trong Cuộc sống và Công việc. (Tái bản). New York: Random House Trade Paperbacks. Đi tới nguồn Một phần trong việc dung hòa ảnh hưởng này đó là phá bỏ thói quen để đối đầu với cảm xúc của bản thân bạn .
- Lấy ví dụ với trường hợp sợ chó như ở trên. Nếu bạn từng bị một chú chó tấn công, có thể bạn sẽ có thói quen đi qua đường khi bạn gặp một ai đó đang dắt chó đi dạo. Có thể đến mức bạn làm điều này mà không hề suy nghĩ. Trước mắt, nó có thể giúp bạn giảm lo lắng nhưng về lâu về dài, nó sẽ ngăn cản bạn vượt qua nỗi sợ hãi này. Dù sao đi nữa, nó cũng là một mối bất tiện. Trong trường hợp này, bạn có thể cố gắng để phá vỡ thói quen. Bạn không cần phải tìm kiếm những chú chó nhưng hãy cố gắng ngừng đi qua đường khi bạn nhìn thấy một chú chó đang đi tới. Sau khi cảm thấy thoải mái với điều đó, bạn thậm chí còn có thể hỏi một người qua đường xem bạn có thể vuốt ve chó của họ được hay không. Dần dần, điều này sẽ giúp bạn vượt qua được chấn thương về tâm lý trong quá khứ.
- Phương pháp giải trừ cảm thụ có hệ thống có thể hữu ích trong việc cố gắng thay đổi thói quen có hại.
- Đôi lúc chúng ta không nhận ra trải nghiệm xấu đã thay đổi chúng ta như thế nào. Những cố gắng của chúng ta để tránh chúng trở thành một thói quen trong cuộc sống hàng ngày. Một cách để nhận biết được thay đổi trong cách cư xử là hỏi ai đó bạn tin tưởng xem liệu họ có nhận ra bất cứ một điều kỳ lạ nào trong cách mà bạn cư xử hay không. Người khác thường có khả năng nhận ra điều mà chúng ta không thể tự mình cảm thấy.[23] X Nguồn nghiên cứu Merleau-Ponty, M., & Edie, J. M. (1964). Tính Ưu việt của Nhận thức: Và các Bài luận về Tâm lý học Hiện tượng, Tâm lý học của Nghệ thuật, Lịch sử và Chính trị. Northwestern University Press. Đi tới nguồn
- Ví dụ, sau khi chia tay, bạn có thể hỏi bạn thân nhất của bạn: “Tớ có hành động gì khác lạ kể từ khi tớ và bạn trai chia tay không?”
5Tạo một danh sách để kiểm tra cách cư xử của bạn. Ngồi xuống và lập một danh sách những lần bạn tránh làm một điều gì đó bởi bạn sợ hoặc không muốn cảm thấy không thoải mái. Thậm chí bạn không cần phải biết tại sao lúc đó bạn lại sợ hãi. Đôi lúc viết ra cảm xúc của bạn về trải nghiệm trong quá khứ có thể là cách tốt nhất để chúng qua đi một cách thoải mái.
- Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn không có một người bạn tốt ở bên để hỏi về cách cư xử của bản thân.
- Khi suy nghĩ bắt đầu tuôn trào, hãy nghĩ về cách mới bạn có thể làm để giải quyết tình huống này trong tương lai.
- Ví dụ, tưởng tượng rằng danh sách của bạn khiến bạn biết được rằng bạn đang ngại ngần đi chơi với bạn bè. Hãy bắt đầu mời họ tới nhà bạn chơi để bạn có thể kiểm soát được tình huống. Có thể mời những người bạn thân thiết nhất trước và sau đó hãy yêu cầu họ đi cùng một vài người mà bạn không thật sự quen biết.
- Hãy làm thật từ từ và đừng e ngại yêu cầu sự giúp đỡ từ người bạn tin tưởng. Sự tiến triển dần dần có thể giúp bạn dung hòa ảnh hưởng của trải nghiệm tồi tệ nhất trong quá khứ mà bạn chưa có khả năng giải quyết.
- Bằng việc dần dần ép buộc bản thân bạn theo cách có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái trước đây, những thói quen bất thường sẽ dần biến mất. Sau đó bạn có thể bắt đầu hướng tới việc thành lập thêm thói quen hữu dụng mới trong cuộc sống hằng ngày.
Phần 3 của 3:Vượt qua lúc khó khăn
1Tránh xa đồ vật khiến bạn khó chịu. Đã đến lúc cất những đồ vật gợi nhớ bạn về những trải nghiệm tồi tệ trong quá khứ vào một chiếc hộp. Lấy một chiếc hộp lớn và ném bất cứ thứ gì khiến bạn nhớ về mối quan hệ đã qua, công việc khiến bạn cảm thấy phiền muộn. Bất cứ thứ gì gợi nhớ bạn về trải nghiệm khiến bạn khó chịu cần được cất vào trong hộp.
- Sau một thời gian, hãy quyết định xem nên vứt hay giữ chiếc hộp này. Dù thế nào, bạn cũng đã đi đến kết luận rằng những vật trong đó đã không còn có thể ảnh hưởng tới bạn được nữa.
2Viết hoặc nói ra cảm xúc của bạn. Viết và đặt tên cho những cảm xúc và trải nghiệm không được giải quyết có thể khiến chúng trở nên rõ ràng hơn. Điều này có thể giúp bạn kiểm soát cảm xúc bản thân tốt hơn.
- Ví dụ, bạn có thể viết một bức thư cho một hoặc nhiều người từng khiến bạn bị tổn thương hay người cùng trải qua khó khăn cùng bạn. Đối mặt với những người như vậy sẽ rất hữu ích, kể cả khi họ không hề có ở đó để nói chuyện cùng bạn.[24] X Nguồn nghiên cứu Johnson, W. R., & L, W. (1997). Kỹ thuật trị liệu Emty-chair (Ghế trống) với Systematic desensitization trong việc điều trị nỗi sợ hãi. Tổng quan về trị liệu Gestalt, 1(2), 150162. Đi tới nguồn
- Bạn có thể viết hoặc đọc thơ hay văn xuôi. Bất cứ điều gì cho phép bạn bộc lộ cảm xúc mà bạn vẫn giữ từ quá khứ đều được. Cho dù từ ngữ xuất hiện trong tâm trí bạn có độc địa đến mức nào, hãy bộc lộ hết ra.
3Quyết định cẩn thận. Trong khi bạn đang trải qua quá trình trị liệu, cố gắng lưu ý tới những việc có thể khiến bạn lặp lại thói quen trong quá khứ. Điều này có thể bao gồm liên lạc với người từng khiến bạn tổn thương. Thậm chí đôi khi việc xem một bộ phim khiến bạn nhớ về những trải nghiệm tồi tệ đã qua cũng có thể sẽ là nguy cơ.
- Khi bạn lâm vào hoàn cảnh như vậy, hãy sử dụng kỹ thuật đã được đề cập ở trên. Cố gắng ngừng hành động theo thói quen và thử thách bản thân làm điều gì khác.
- Điều này cũng đồng nghĩa với việc tránh đưa ra các quyết định vội vàng có thể khiến bạn hối hận về sau. Ví dụ, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi cắt đứt quan hệ với một ai đó trong gia đình hay gửi ai đó một lá thư đầy tức giận. Trước khi từ bỏ thứ gì đó bạn đã gắn bó trong một thời gian dài, ví dụ như công việc, hãy suy nghĩ thật cẩn thận. Một vài trong số những quyết định đó có thể là hướng đi đúng đắn mà bạn chọn sau khi cân nhắc kỹ lưỡng. Hành động này giúp bạn trở nên mạnh mẽ hơn để có thể đưa ra quyết định bình tĩnh và sáng suốt.
- Việc kiểm tra với một nhà trị liệu hoặc cố vấn sức khỏe tinh thần sẽ đặc biệt hữu ích. Anh ấy hoặc cô ấy thường sẽ có một vài lời khuyên giúp bạn đối mặt với những trải nghiệm gây ra cảm xúc tiêu cực.
- Vào lúc khó khăn, hãy nhớ rằng bạn thật sự quan tâm về ngày mai. Mục tiêu của bạn đó là xây dựng một tương lai được tín nhiệm, quan tâm và sáng tỏ, không còn bị ảnh hưởng bởi thói quen trong quá khứ.
4Chậm nhưng chắc. Đừng hy vọng mọi thứ sẽ thay đổi chỉ sau một đêm. Bạn sẽ chỉ đạt được kết quả tốt nhất khi cho bản thân thời gian và không gian để dung hòa tác động của quá khứ với cuộc sống hiện tại.
- Mỗi người hồi phục với tốc độ khác nhau. Nếu bạn bắt đầu nghĩ rằng “Lẽ ra giờ mình đã phải vượt qua điều này rồi mới đúng”, hãy thử thay thế suy nghĩ đó bằng: “Mình đã tiến bộ và sẽ tiếp tục như vậy”.
Lời khuyên
- Một vài mất mát không tồn tại mãi mãi. Rất nhiều điều thú vui bạn không có được khi còn nhỏ, bạn vẫn có thể làm được khi đã trưởng thành. Tiến về phía trước và bắt đầu sưu tập truyện tranh kể cả khi bạn đã lớn, hoặc búp bê, hay bất cứ điều gì mà bạn đã bỏ lỡ. Bạn có thể trưởng thành kể cả khi tuổi thơ của bạn không được như bạn mong muốn.
- Luôn tin tưởng vào bản thân. Đừng bao giờ nghe lời chê bai hay xúc phạm.
- Cố gắng lạc quan và tập trung vào những gì bạn đang làm thay vì sai lầm trong quá khứ.
Cảnh báo
- Tránh lấy quá khứ như một lý do cho việc không phát triển hiện tại. Khi những điều trong cuộc sống của bạn không diễn ra như bạn mong muốn hãy giải quyết chúng thay vì tiếp tục hồi tưởng về khi mọi thứ còn tốt đẹp. Bạn là một người sáng tạo, có khả năng thích ứng và đưa ra lựa chọn để có cuộc sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, việc so sánh cuộc sống hiện tại của bạn với quá khứ có thể sẽ kìm hãm bạn.
- Không phải chỉ một mình bạn có tuổi thơ đau buồn. Bám vào nó như một lý do sẽ không cải thiện tình hình của bản thân mà sẽ chỉ làm hại bạn. Nó có thể gây cản trở cho khả năng dung hòa ảnh hưởng của trải nghiệm tồi tệ trong quá khứ. Chấp nhận rằng điều đã xảy ra trong suốt tuổi thơ đau buồn của bạn, dù tốt hay xấu, hãy để bản thân được chữa lành. Hãy điều trị khi cần, nhưng đừng để nó phá hủy cơ hội để có được một cuộc sống vẹn toàn. Nếu như vậy, nỗi ám ảnh trong quá khứ của bạn sẽ chiến thắng.
Hiển thị thêm
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Cách để quên đi tất cả 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.