Cách cai sữa không đau cho mẹ 2024

Xem Cách cai sữa không đau cho mẹ 2024

Cùng viết bởi Carrie Noriega, MD

Tham khảo

X

Bài viết này đã được cùng viết bởi Carrie Noriega, MD. Bác sĩ Noriega là bác sĩ sản phụ khoa được cấp phép hoạt động ở Colorado. Cô chuyên về sức khỏe phụ nữ, bệnh thấp khớp, phổi, bệnh truyền nhiễm và tiêu hóa. Cô đã nhận bằng MD từ Trường Y khoa Creighton ở Omaha, Nebraska và hoàn thành chương trình nội trú tại Đại học Missouri – Thành phố Kansas vào năm 2005.
Có 18 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 62.972 lần.

Không phải bà mẹ nào cũng khổ sở trong thời gian em bé cai sữa, đặc biệt là nếu mẹ làm theo sự dẫn dắt của con và cai sữa từng bước một. Tuy nhiên, một số phụ nữ cảm thấy rất khó chịu trong quá trình cai sữa, dù là hút sữa hay cho trẻ bú. Tìm hiểu các phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ đau đớn khi cai sữa là một cách giúp các bà mẹ đang cho con bú dễ dàng hoàn thành mục tiêu hơn. May mắn là có những bước đơn giản để giúp bạn cai sữa cho con một cách suôn sẻ.

Các bước

Phần 1 của 3:Bắt đầu quá trình cai sữa

1Bắt đầu từng bước một. Bạn cần bắt đầu quá trình cai sữa dần dần và chậm rãi. Việc cai sữa đột ngột sẽ khiến cơ thể bạn bị xáo trộn và gây đau (hoặc đau nhiều hơn) vì tức sữa. Nếu bạn đột ngột thôi cho con bú, cơ thể bạn sẽ khó mà xử lý quá trình chuyển tiếp một cách trơn tru, và nhiều khả năng là bạn sẽ bị đau.

  • Cơ thể bạn đang đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của em bé dựa trên tần suất trẻ bú và chưa chuẩn bị cho việc ngừng sản xuất sữa ngay lập tức, vì vậy cần có thời gian để cơ thể nhận ra rằng không cần sản xuất sữa nữa.
  • Các phản ứng phụ khó chịu khi ngừng cho trẻ bú đột ngột là căng tức vú, viêm vú và tắc tia sữa.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Nếu bạn cho con dứt sữa dần dần, thời gian tiêu sữa sẽ tương đương với thời gian cho trẻ cai sữa, tức là vào khoảng vài tuần đến vài tháng. Nếu bạn ngừng cho con bú đột ngột, thời gian tiêu sữa sẽ tùy thuộc vào lượng sữa sản xuất ra vào thời điểm đó. Nếu bạn có nhiều sữa, thời gian này vẫn có thể mất vài tuần hoặc vài tháng.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

2Quan sát các dấu hiệu dứt sữa của trẻ. Rất có thể con bạn sẽ cho bạn biết khi nào thì trẻ đã sẵn sàng cai sữa, chẳng hạn như bé thích thú với thức ăn đặc và không còn hào hứng bú mẹ nữa. Tuy nhiên, trẻ nhũ nhi không nên hoàn toàn ngừng bú sữa mẹ hoặc sữa công thức cho đến khi được ít nhất 12 tháng tuổi, và cũng không nên dùng sữa bò trước độ tuổi này.

  • Bạn có thể tuân theo nguyên lý cai sữa “bé chỉ huy”, nghĩa là cho phép trẻ ăn thức ăn đặc khi trẻ bắt đầu với đòi thức ăn.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Con bạn sẽ dần dần ăn thức ăn nhiều hơn là bú mẹ trong vòng vài tháng tiếp theo.
  • Tuân theo trực giác của bạn mách bảo về việc em bé đã sẵn sàng hay chưa. Nhớ rằng bạn là mẹ của bé và không ai biết rõ em bé hơn bạn. Hãy lắng nghe con mình.
  • Đừng quên rằng mỗi trẻ một khác, và các bà mẹ cũng không ai giống ai. Bạn hãy học kinh nghiệm của những người khác, nhưng đừng coi đó là điều nhất định phải làm theo nếu bạn cảm thấy khác. Trải nghiệm của chính bạn mới là chỉ dẫn đúng đắn nhất.
  • Khi được khoảng 5-6 tháng tuổi, trẻ có thể bắt đầu đòi ăn thức ăn dù chưa mọc răng. Bạn có thể biết trẻ đã sẵn sàng ăn thức ăn khi thấy trẻ đòi rối rít, có thể ngồi dậy mà không cần hỗ trợ nhiều, háo hức nhìn bạn ăn và có cử động nhai.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Một số người cho rằng mẹ phải bắt đầu cai sữa cho con khi răng của trẻ bắt đầu nhú lên, nhưng điều này là không đúng. Bạn có thể tiếp tục cho bé bú ngay cả khi trẻ đã mọc răng, nhưng nhớ rằng một số trẻ sẽ cắn khi bú mẹ, nhưng bạn chỉ cần nhẹ nhàng nói với trẻ rằng không được làm vậy là cũng đủ để trẻ ngừng cắn.

3Cho bé làm quen với thức ăn. Từ giờ cho đến lúc thức ăn đặc trở thành nguồn dinh dưỡng chính của trẻ, bạn cần phải bắt đầu từ từ. Hệ tiêu hóa của em bé vẫn còn đang phát triển, và trẻ sẽ cần bú sữa mẹ hoặc sữa công thức cho đến khi được 12 tháng tuổi. Hãy bắt đầu cho bé làm quen với bột ăn dặm vào lúc bé được khoảng 4 tháng tuổi, và dần dần chuyển sang thức ăn bình thường.

  • Khi cho trẻ đang bú sữa mẹ hoàn toàn làm quen với thức ăn lần đầu tiên, bạn hãy vắt một ít sữa và trộn vào bột ăn dặm gồm một loại ngũ cốc. Như vậy bé sẽ ăn ngon miệng hơn và dễ nhai hơn. Bạn nên cho bé tập ăn vào khoảng 6 tháng tuổi.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Khi trẻ được 4 đến 8 tháng tuổi, bạn có thể cho bé làm quen với hoa quả, rau và thịt xay.
  • Vào khoảng 9 đến 12 tháng, trẻ có thể ăn các thức ăn không xay nhuyễn như cơm, bánh tập ăn cho em bé và thịt xay.

4Bắt đầu giảm cữ bú. Nếu con bạn cách ba tiếng bú một lần, bạn có thể bắt đầu giãn thời gian cho bú – 4-5 tiếng một lần đến khi bé được khoảng 9 tháng tuổi.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Hoặc bạn chỉ cần bỏ qua cữ bú nào bé ít ham thích nhất (hoặc khó khăn nhất) và xem trẻ có nhận ra không. Nếu không, bạn hãy tiếp tục bỏ qua cữ bú đó.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Vài ngày hoặc vài tuần sau, bạn hãy bỏ thêm một cữ bú nữa nếu trẻ không đòi. Nếu em bé tiếp tục thích nghi với các cữ bú bị cắt giảm, bạn có thể tiếp tục như vậy cho đến khi chỉ còn một cữ bú cuối cùng.
  • Có thể bạn muốn duy trì cữ bú vào buổi sáng sớm và tối trước khi ngủ cho đến hết quá trình cai sữa. Một mặt, bạn sẽ đỡ bị căng sữa nếu cho bé bú vào lúc sáng sớm vì sữa sẽ nhiều hơn sau một đêm dài. Mặt khác, cữ buổi tối có thể là một cách để dỗ trẻ ngủ, đồng thời giúp cho trẻ no và ngủ ngon hơn. Cữ bú buổi tối thường được duy trì đến cuối cùng.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Cắt bớt cữ bú giữa đêm bằng cách nhờ bố của bé hoặc một người khác dỗ trẻ.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

5Thay sữa mẹ bằng sữa công thức. Nếu định cho con dứt sữa trước khi trẻ được 12 tháng tuổi, bạn cần thay thế sữa mẹ bằng sữa công thức. Việc thay thế dần dần từng cữ bú bằng sữa công thức trong nhiều tuần sẽ giúp cho cả hai mẹ con cai sữa dễ hơn.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Thử nghiệm bằng cách cho bé chuyển từ bú mẹ sang bú bình. Nếu bạn thường cho trẻ bú mẹ mỗi lần bé đòi ăn, hãy thử cho bé bú bình trước xem sao.
  • Ngoài ra, nếu thường dỗ trẻ ngủ bằng cách cho bé bú mẹ, bạn hãy thử rút vú ra và đút núm vú của bình sữa vào miệng bé khi thấy bé bắt đầu ngủ thiếp đi. Như vậy, em bé có thể dần dần quen với mùi vị và núm vú của bình sữa mà thậm chí không nhận ra.
  • Nếu em bé không chịu bú bình, bạn hãy thử cách khác, chẳng hạn như nhờ ai đó (như bố của bé) cho bé bú bình khi trẻ bắt đầu buồn ngủ, hoặc thay bằng cốc tập uống.
  • Nếu em bé đã hơn 12 tháng, bạn có thể thay thế sữa mẹ bằng sữa bò.

6Giảm dần các cữ hút sữa. Nếu bạn thường hút sữa hoặc hút sữa hoàn toàn, bạn vẫn cần cai hút sữa và thực hiện dần dần. Nguyên tắc ngừng hút sữa cũng tương tự như ngừng cho em bé bú: giảm số lần hút sữa mỗi ngày. Bước đầu tiên là giảm đến khi chỉ còn hút sữa 2 lần một ngày, tốt nhất là cách nhau khoảng 12 tiếng.[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Cách vài ngày giảm một lần hút sữa.
  • Khi đã giảm số lần hút sữa xuống còn 2 lần một ngày, bạn hãy giảm cả thời gian mỗi lần hút sữa.
  • Tiếp tục giảm xuống chỉ còn mỗi ngày hút sữa một lần, duy trì như vậy trong vài ngày.
  • Giảm lượng thời gian hút sữa trong cữ hút sữa cuối cùng.
  • Khi lượng sữa hút được chỉ còn 60-90 ml mỗi lần, bạn có thể ngừng hút sữa hoàn toàn.
  • Tất cả các bước tương tự sẽ áp dụng với việc ngừng hút sữa nếu bạn cảm thấy căng tức vú, tắc tia sữa hoặc đau vú.

Phần 2 của 3:Chăm sóc bản thân

1Sử dụng túi chườm lạnh để giảm căng tức. Túi chườm lạnh như túi đá gel hoặc khăn lạnh có thể hạn chế lưu lượng máu đến vú, từ đó giúp giảm sản xuất sữa. Chườm lạnh cũng có thể giảm đau và giúp bạn dễ chịu hơn.[12] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Trên thị trường có các loại áo ngực kèm các miếng đệm gel mà bạn có thể đem đông lạnh và nhét vào bên trong áo ngực trên bầu vú.
  • Nếu không muốn tốn thêm tiền, bạn chỉ cần nhúng khăn vào nước đá lạnh và lót vào giữa vú và áo ngực. Thay khăn thường xuyên hoặc đông lạnh khăn trước, vì nhiệt độ cơ thể sẽ làm ấm khăn rất nhanh.

2Tránh hút sữa và kích thích núm vú. Cả hai động tác này đều có thể khiến cơ thể tưởng rằng em bé đang bú và bạn cần phải sản xuất thêm sữa. Điều này dĩ nhiên là sẽ phá hỏng mục đích làm tiêu sữa của bạn.[13] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Tuy nhiên, khi vú bị căng tức nhiều thì sẽ không an toàn nếu bạn cứ để như vậy, vì sữa có thể làm tắc tuyến sữa. Thay vào đó, bạn hãy vắt sữa bằng tay hoặc hút bớt sữa vừa đủ để giảm đau. Cẩn thận, chỉ hút một lượng sữa nhỏ để cơ thể bạn vẫn tiếp tục giảm cung cấp sữa.[14] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Tắm vòi sen nước ấm cũng là một cách hỗ trợ vắt sữa bằng tay, nhưng bạn không nên áp dụng thường xuyên, vì cách này có thể làm tăng sản xuất sữa.
  • Lót miệng đệm thấm sữa vào áo ngực nếu sữa chảy ra do bị căng tức. Nhiều bà mẹ ngượng ngùng vì sữa thấm ra cả áo ngoài, và miếng đệm thấm sữa sẽ giúp bạn thấm hút sữa rất hiệu quả.

3Thử đắp lá bắp cải. Lá bắp cải đã được sử dụng hàng trăm năm nay để đẩy nhanh quá trình tiêu sữa. Để giữ cố định lá bắp cải khi chườm, bạn cần mặc áo ngực vừa vặn, kể cả khi ngủ. Áo ngực quá rộng hay quá chật cũng sẽ khiến bạn khó chịu.

  • Lá bắp cải giải phóng các enzyme hỗ trợ cho quá trình tiêu sữa, vì vậy bạn nhớ làm nát lá bắp cải bằng cách gấp lá hoặc lăn bằng cây lăn bột trước khi đắp lên bầu vú để giải phóng các enzyme.[15] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Nhét một lá bắp cải to, mát vào từng bên bầu áo ngực và thay lá khác trong vòng 24-48 tiếng khi lá héo.
  • Tránh mặc áo ngực có gọng.
  • Nếu lá bắp cải không có tác dụng sau vài ngày, bạn hãy ngừng sử dụng và tìm một phương pháp khác để giảm đau và tiêu sữa, chẳng hạn như chườm lạnh.

4Mát-xa vú. Bắt đầu mát-xa vú ngay sau khi bạn sờ thấy hai bầu vú nổi cục. Đây là dấu hiệu cho thấy tuyến sữa bị tắc. Bạn cần chú ý và tăng thời gian mát-xa cho những vùng nổi cục, mục đích là làm tan sự tắc nghẽn bằng các động tác mát-xa.

  • Tắm vòi sen nước ấm có thể giúp cho quá trình mát-xa hiệu quả hơn, nhưng cách này không được khuyến khích, vì nước ấm có thể làm tăng sản xuất sữa.
  • Bạn có thể chườm ấm như đắp khăn ấm lên vú trước khi mát-xa và chườm lạnh như túi lạnh hoặc khăn lạnh sau khi mát-xa.[16] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Theo dõi tình trạng đau nhức, đỏ trên da hoặc sốt. Đó có thể là dấu hiệu của bệnh viêm vú.
  • Tìm sự chăm sóc y tế nếu các nỗ lực mát-xa không đem lại hiệu quả trong khoảng một ngày. Nếu các triệu chứng xấu đi hoặc bạn bị sốt, có thể là tình trạng tắc tuyến sữa đang tiến triển thành căn bệnh viêm vú. Nếu nghi ngờ, bạn hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức, vì bệnh viêm vú có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

5Hỏi về thuốc giảm đau. Bạn hãy trao đổi với bác sĩ về việc dùng ibuprofen để giảm đau nếu cơn đau trở nên không chịu đựng được, và các liệu pháp tại nhà không công hiệu.

  • Thuốc paracetamol, còn có tên gọi khác là acetaminophen, cũng có tác dụng giảm đau.[17] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

6Lưu ý đến tâm trạng thay đổi thất thường. Nhớ rằng sự thay đổi hoóc môn khi giảm sản xuất sữa có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn. Cai sữa là một quá trình trải nghiệm cả về thể chất lẫn tâm lý. Bạn hãy cho phép bản thân bộc lộ cảm xúc chứ đừng đè nén.

  • Đừng xấu hổ nếu bạn muốn khóc trong thời kỳ cai sữa. Có thể bạn sẽ cảm thấy buồn một chút, và nước mắt có thể giúp bạn nhẹ nhõm hơn khi thôi cho con bú.

7Duy trì nếp sống lành mạnh. Tiếp tục chế độ dinh dưỡng cân bằng và cung cấp đủ nước cho cơ thể. Giữ gìn sức khỏe luôn là một cách hiệu quả để giúp cơ thể hoạt động tốt hơn.

  • Tiếp tục uống loại vitamin trước khi sinh để đảm bảo dinh dưỡng khi cơ thể đang thích nghi với những thay đổi đang diễn ra.
  • Cố gắng ngủ tròn giấc mỗi đêm. Cơ thể bạn đang trải qua những thay đổi lớn, và bạn có thể hỗ trợ cơ thể vượt qua giai đoạn này. Ngủ ngon là một trong những cách hiệu quả nhất để cơ thể hồi phục và tự chữa lành.

8Trao đổi với chuyên gia y tế. Bạn hãy nói chuyện với người có chuyên môn về nuôi con bằng sữa mẹ, chẳng hạn như chuyên gia tư vấn về sữa mẹ. Bạn có thể tìm chuyên gia tư vấn về sữa mẹ tại khoa sản ở các bệnh viện, đôi khi ở phòng khám nhi. Họ cũng có thể hoạt động độc lập trong cộng đồng. Bạn hãy hỏi thăm người quen hoặc tìm chuyên gia tư vấn trên internet.

  • Bạn nên đặt các câu hỏi về trường hợp của mình để có thể áp dụng các lời khuyên của họ sao cho chính xác nhất.
  • Nhiều trung tâm có mở các buổi hội thảo, các cuộc gặp gỡ hoặc các lớp học cho các bà mẹ đang cho con bú muốn tìm hiểu thêm về quá trình cai sữa. Những hoạt động này sẽ là nguồn tốt nhất cung cấp các lời khuyên thực tế của những chuyên gia có kinh nghiệm về việc nuôi con bằng sữa mẹ và cai sữa.

9Nói chuyện với các bà mẹ có kinh nghiệm. Hãy nói chuyện với các bà mẹ khác nếu bạn gặp các vấn đề khác trong quá trình cai sữa mà không tìm được lời giải đáp. Tìm hiểu xem họ đã cai sữa cho con như thế nào. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi nghe những lời khuyên từ họ. Các bà mẹ bỉm sữa nhiều khi là nguồn thông tin tuyệt vời về việc cho con bú, cai sữa và các lời khuyên khác trong việc nuôi con.

  • Ghi lại các lời khuyên của họ để tham khảo trong suốt quá trình cai sữa.

Phần 3 của 3:Tính đến các nhu cầu của em bé

1Dỗ dành trẻ. Hãy nhớ rằng con bạn có thể đang phải vật lộn để thích nghi với sự thay đổi. Chẳng những trẻ không còn được bú mẹ mà còn mất đi cả khoảng thời gian dễ chịu ở bên mẹ. Bạn nên tìm các cách khác để dỗ dành và an ủi trẻ mà không cần cho trẻ bú.[18] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Dành thêm thời gian nựng nịu và âu yếm trẻ, chẳng hạn ôm và hôn bé nhiều hơn. Như vậy em bé sẽ quen dần với việc giảm tiếp xúc cơ thể với mẹ do cai sữa.
  • Hai mẹ con nên ở riêng bên nhau nhiều hơn.
  • Tránh các tác nhân kích thích như ti vi, các ứng dụng và truyền thông trên điện thoại, đọc sách, và bất cứ thứ gì có thể khiến bạn phân tâm.
  • Đưa việc âu yếm trẻ vào lịch sinh hoạt để khỏi quên và để bạn có khoảng thời gian rời khỏi chiếc điện thoại.

2Đánh lạc hướng trẻ. Dùng các cách gây xao lãng để em bé khỏi đòi bú. Bạn có thể đánh lạc hướng em bé dễ dàng bằng nhiều cách. Bất cứ thứ gì có thể thu hút sự chú ý của trẻ cũng đều là chiến thuật đánh lạc hướng hiệu quả.[19] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Vào những lúc trước kia bạn thường cho con bú, bạn hãy bày trò chơi hoặc đưa trẻ ra ngoài để giúp trẻ quên thói quen bú mẹ.
  • Tránh ngồi vào những chỗ mà bạn thường ngồi cho trẻ bú.
  • Thay đổi lịch sinh hoạt hàng ngày để bạn không làm mọi việc theo thứ tự như trước kia khi còn cho con bú.
  • Kê lại đồ đạc trong phòng nơi bạn thường ngồi cho con bú để giúp em bé ngừng liên hệ căn phòng với việc bú mẹ.
  • Bạn đời của bạn cũng cần tham gia vào các trò chơi và các hoạt động khác để giúp đánh lạc hướng trẻ trong thời gian cho trẻ ăn, chẳng hạn như bế trẻ lên và đưa trẻ ra ngoài mà không có mẹ đi cùng.
  • Đừng ngăn trẻ hình thành mối gắn kết với chiếc chăn hoặc thú nhồi bông, vì việc này giúp hỗ trợ trẻ điều chỉnh cảm xúc trong quá trình cai sữa.

3Kiên nhẫn với trẻ. Trẻ nhũ nhi và trẻ ở tuổi chập chững có thể cáu kỉnh và quấy khóc trong quá trình cai sữa, vì chúng đang phản ứng với sự thay đổi. Giai đoạn này rồi  sẽ qua, và hai mẹ con sẽ bước sang một trang mới trong cuộc sống trước cả khi bạn nhận ra, và sự kiên nhẫn của bạn trong quá trình chuyển tiếp là rất quan trọng.

  • Hãy chơi với em bé, vì đây là phương pháp quan trọng nhất để giúp trẻ học, thử nghiệm và giao tiếp.[20] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Khi em bé quấy khóc trong thời gian cai sữa mà không phải là giờ cho bú, bạn có thể cho mình thời gian nghỉ ngơi bằng cách đặt trẻ vào cũi hoặc nhờ bố của bé trông bé một lúc, đẩy xe nôi ra ngoài đi dạo hoặc vừa vỗ về trẻ vừa hát khe khẽ.[21] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn

Lời khuyên

  • La Leche League là một tổ chức hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ. Trang web của họ là một nguồn thông tin cần thiết và chi tiết cho các bà mẹ lần đầu nuôi con, từ lúc mới sinh đến hết thời gian cho trẻ bú mẹ. Bạn có thể tìm trang web này trên mạng cũng như tìm một nhóm ở gần nhà.
  • Đừng cố cai sữa khi trẻ đang ốm hoặc có thể bị ốm. Cho trẻ bú sữa mẹ trong thời gian trẻ ốm là một trong những cách tốt nhất để cung cấp đủ nước cho trẻ và giúp trẻ khỏi bệnh nhanh hơn.[22] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Nếu có sự thay đổi lớn xảy ra với trẻ, chẳng hạn như mọc răng, sắp có em hoặc chuyển nhà, bạn hãy hoãn cai sữa cho đến khi trẻ thích nghi được với sự thay đổi đó để giảm căng thẳng.
  • Bạn nên mặc áo ngực vừa vặn để nâng đỡ bộ ngực, nhưng đừng bó ngực, vì điều này có thể gây viêm vú và tắc tuyến sữa.[23] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

Cảnh báo

  • Tìm sự giúp đỡ chuyên khoa nếu tình trạng trầm cảm kéo dài và trở nên nghiêm trọng thời gian cai sữa.
  • Tránh tắm vòi sen nước ấm quá lâu, vì nước ấm có thể kích thích cơ thể sản xuất sữa.
  • Tìm sự chăm sóc y tế nếu có các dấu hiệu rõ ràng của bệnh viêm vú. Bệnh viêm vú cần phải được điều trị đúng cách và không nên xem nhẹ. Thuốc kháng sinh thường là cách điều trị bệnh này. Các triệu chứng của bệnh viêm vú bao gồm:[24] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn
  • sốt trên 38,3 độ C
  • da đỏ lên với các vết hình nêm
  • sưng bầu vú
  • đau vú
  • có cảm giác ốm bệnh/mất sức

Hiển thị thêm

Bạn đang tìm hiểu bài viết Cách cai sữa không đau cho mẹ 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)