Nội dung chính
Xem Cách cài BIOS cho Win 10 2024
Quản trị mạng Nâng cấp BIOS cho máy tính có thể giúp hệ thống của bạn khởi động nhanh hơn, khắc phục được một số vấn đề về tương thích và cải thiện hiệu suất.
Một con chip BIOS nhỏ bé ẩn sâu bên trong mỗi máy tính, nó không chỉ hỗ trợ máy tính mà còn giúp bảo vệ. BIOS là viết tắt của hệ thống đầu vào và đầu ra cơ bản và BIOS là phần mềm đầu tiền mà máy tính sẽ load khi khởi động, trước tất cả các thiết bị khác trong máy tính như CPU, GPU và chipset bo mạch chủ. Nhưng một vài năm trước đây, các nhà sản xuất bo mạch chủ hợp tác với Microsoft và Intel đã giới thiệu một hệ thống thay thế cho các chip BIOS truyền thống được gọi là UEFI (Unified Extensible Firmware Interface, giao diện firmware mở rộng hợp nhất).
Hầu hết các sản phẩm bo mạch chủ hiện nay đều có chip UEFI chứ không phải chip BIOS, nhưng cả hai đều có chung một mục đích: chuẩn bị hệ thống để khởi động vào hệ điều hành. Điều đó có thể nói rằng, hầu hết mọi người vẫn gọi UEFI là “BIOS” vì sự quen thuộc của thuật ngữ.
Cách nâng cấp BIOS
- Tại sao bạn nên (hoặc không nên) nâng cấp BIOS
- Cách nâng cấp BIOS
- Bước 1: Xác định phiên bản BIOS hiện hành của bạn
- Bước 2: Kiểm tra website của nhà sản xuất bo mạch chủ
- Bước 3: Đọc tài liệu đi kèm
- Bước 4: Nâng cấp BIOS
Tại sao bạn nên (hoặc không nên) nâng cấp BIOS
Hiểu biết về UEFI rất quan trọng để có thể hiểu được làm thế nào tận dụng các cập nhật tính năng và các bản sửa lỗi đi kèm với bản cập nhật BIOS được cung cấp bởi các nhà sản xuất bo mạch chủ.
Bo mạch chủ có thể sử dụng bất kỳ bản sửa đổi firmware nào mà nhà sản xuất bo mạch chủ đã xây dựng. Trong suốt thời gian sử dụng bo mạch chủ, các nhà sản xuất sẽ phát hành gói firmware hoặc cập nhật BIOS mới, cho phép hỗ trợ bộ xử lý và bộ nhớ mới hoặc giải quyết các lỗi thường gặp. Trong nhiều năm, lý do thực sự duy nhất để cập nhật cho phiên bản firmware mới là để giải quyết một số lỗi trong UEFI hoặc đổi một CPU mới hơn cho bo mạch chủ.
Tuy nhiên, báo cáo của Duo chỉ ra rằng tấn công firmware UEFI là một cuộc tấn công nguy hiểm. Các phần mềm chống virus có thể không phát hiện ra. Một số người muốn thường xuyên kiểm tra và cập nhật gói firmware UEFI. Tuy nhiên việc làm này có thể làm hỏng bo mạch chủ. Tốt nhất là không cập nhật firmware của UEFI trừ khi firmware cập nhật nội dung bạn cần. Tuy nhiên có thể cập nhật các bản cập nhật BIOS nếu đang sở hữu một nền tảng chip hoặc bo mạch chủ mới.
Cách nâng cấp BIOS
Khi khởi động máy tính, bạn sẽ thấy văn bản thông báo cho biết nút cần nhấn để vào UEFI BIOS. Nhấn nó! (Cần có nút chính xác vì thiết kế bảng điều khiển UEFI của tất cả các bo mạch chủ là khác nhau).
- Hướng dẫn vào BIOS trên các dòng máy tính khác nhau
Mặc dù không phải tất cả các bo mạch chủ đều cung cấp tính năng này, nhưng với một số kiểu nhất định, bạn có thể khởi động vào bảng điều khiển UEFI và sử dụng một tiện ích cập nhật được tích hợp để kết nối với Internet và firmware mới nhất từ máy chủ của nhà sản xuất.
Nếu máy tính của bạn không có tiện ích hỗ trợ trực tiếp này thì hãy thực hiện theo các bước dưới đây nhé.
Bước 1: Xác định phiên bản BIOS hiện hành của bạn
Phiên bản BIOS của máy tính được hiển thị trong menu cài đặt BIOS, nhưng bạn không phải khởi động lại máy tính để kiểm tra số phiên bản này. Có một số cách để xem phiên bản BIOS từ bên trong Windows và chúng hoạt động tương tự với BIOS truyền thống hoặc firmware UEFI mới hơn.
Kiểm tra phiên bản BIOS bằng cách sử dụng System Information
Cách dễ dàng nhất để tìm phiên bản BIOS là mở ứng dụng System Information trong Windows chỉ cần đánh msinfo32 vào thanh bar tìm kiếm (Windows 7/Vista) hoặc hộp Run (XP) và kích System Summary; phiên bản BIOS của bạn lúc này sẽ được hiển thị phía bên phải, dưới phần hiển thị tốc độ của bộ vi xử lý. Ghi lại số phiên bản của mình (và ngày xuất hiện sau số phiên bản đó nếu có).
Kiểm tra phiên bản BIOS tại Command Prompt
Để kiểm tra phiên bản BIOS của bạn từ Command Prompt, nhấn vào menu Start, nhập cmd vào hộp tìm kiếm, sau đó nhấp vào kết quả Command Prompt. Lưu ý không cần phải chạy với quyền admin.
Tại dấu nhắc, nhập (hoặc sao chép và dán) lệnh sau, sau đó nhấn Enter:
wmic bios get smbiosbiosversion
Bạn sẽ thấy số phiên bản của firmware BIOS hoặc UEFI trong PC hiện tại.
Đối với phiên bản Windows 10, bạn đọc tham khảo bài viết: Hiển thị thông tin BIOS trên Windows 10 bằng Command Prompt để biết cách thực hiện chi tiết.
Bước 2: Kiểm tra website của nhà sản xuất bo mạch chủ
Hầu hết các nhà sản xuất máy tính đều tiến hành nâng cấp BIOS dựa trên một dòng hoặc model nào đó, vì vậy hãy truy cập vào trang hỗ trợ của nhà sản xuất BIOS của bạn và kiểm tra trong danh sách của nó. Nếu bạn download và cài đặt một phần mềm BIOS cho model khác thì máy tính của bạn chắc chắn sẽ không thể làm việc (tuy nhiên hầu hết các bộ nâng cấp BIOS đều có khả năng thông minh để thông báo cho bạn biết rằng bạn đang cài đặt nó trên phần cứng không đúng). Nếu có file nâng cấp cho BIOS của mình trong danh sách, hãy tải file nâng cấp về máy, cùng với đó là bất cứ tài liệu nào đi kèm, vì các cảnh báo và các hướng dẫn cụ thể sẽ được để bên trong các tài liệu Read Me.
Trong quá trình tìm kiếm các nâng cấp BIOS từ website của nhà sản xuất bo mạch chủ. Nếu không nhớ được số model của nhà sản xuất, khi đó bạn có thể tra cứu nó mà không cần mở case bằng cách download và chạy CPU-Z, sau đó kích vào tab Mainboard.
Các bo mạch chủ khác nhau sử dụng các tiện ích và quy trình khác nhau, do đó, không có hướng dẫn nào phù hợp cho tất cả các bo mạch chủ cả. Tuy nhiên, quy trình thực hiện cơ bản là giống nhau trên tất cả các bo mạch chủ.
Nếu bạn đã mua một máy tính được dựng sẵn, hãy truy cập trang web của nhà sản xuất máy tính, tìm kiếm model máy tính và xem trang tải xuống của nhà sản xuất đó. Bạn sẽ tìm thấy bất kỳ bản cập nhật BIOS có sẵn ở đó.
Bản cập nhật BIOS thường được tải xuống dưới định dạng file ZIP. Hãy trích xuất nội dung của file đó. Bên trong thư mục vừa trích xuất, bạn sẽ tìm thấy một số loại file BIOS. Trong ảnh chụp màn hình bên dưới, đó là file E7887IMS.140.
Bạn cần phải chọn một trong nhiều loại công cụ flash BIOS khác nhau, tùy thuộc vào bo mạch chủ đang sử dụng và những gì nó hỗ trợ. Bản cập nhật BIOS kèm theo file README sẽ đề xuất tùy chọn lý tưởng cho phần cứng.
Bước 3: Đọc tài liệu đi kèm
File nâng cấp BIOS có thể gồm một danh sách các bản vá và các chức năng mới, thường để hỗ trợ cho phần cứng mới. Ví dụ như khi thực hiện nâng cấp BIOS cho máy tính Lenovo Thinkpad T500, phần mềm nâng cấp hỗ trợ cho adapter AC mới và độ phân giải màn hình 1600×900-pixel trên màn hình ngoài; nâng cấp này cũng khắc phục được các vấn đề về tốc độ quạt và Webcam, đây là những vấn đề mà không thể khắc phục bằng cách nâng cấp Windows.
Mặc dù vậy, quan trọng hơn là các lưu ý trong file Read Me: Nếu bạn đang sử dụng Vista trên máy tính T500 như thử nghiệm của chúng tôi, thì bạn cần bảo đảm rằng mình đã cài đặt một bản vá nào đó; và nếu T500 có card đồ họa khác thì bạn sẽ cần nâng cấp driver cho nó trên phiên bản này trước khi nâng cấp BIOS. Hãy đọc tài liệu kỹ bằng không rất có thể bạn sẽ làm máy tính của mình không thể khởi động mà không biết tại sao.
Bước 4: Nâng cấp BIOS
Hầu hết các máy tính mới đều có một thủ tục nâng cấp BIOS một cách dễ dàng: Chỉ cần download file .exe từ website của nhà sản xuất, thoát tất cả các chương trình, chạy .exe, và nó sẽ tự làm các công việc cho bạn; sau đó khởi động lại. Nếu máy tính của bạn đột nhiên tắt trong quá trình nâng cấp BIOS, bạn sẽ không thể khởi động, vì vậy cần bảo đảm rằng bạn không để hết pin của laptop.
Mặc dù vậy các máy tính cũ có thể yêu cầu bạn thiết lập một đĩa khởi động để nâng cấp cho BIOS. Bạn có thể download một ứng dụng dùng để cấu hình cho USB, CD/DVD trắng, thậm chí một đĩa mềm để thực hiện điều này, hoặc một file ISO image được sử dụng trong ứng dụng burn đĩa để tạo một CD nâng cấp BIOS. Các hệ thống khác sẽ bắt bạn copy một vài file vào đĩa khởi động, restart và mở BIOS trong quá trình startup (thường là nhấn một phím nào đó cho các tùy chọn cài đặt) và thay đổi thứ tự khởi động để hệ thống tìm thiết bị khởi động trước khi load hệ điều hành từ ổ cứng.
Một số nhà sản xuất cung cấp tùy chọn flash BIOS trực tiếp trong BIOS của họ hoặc dưới dạng tùy chọn nhấn một phím đặc biệt khi bạn boot máy tính. Bạn sao chép file BIOS vào ổ USB, khởi động lại máy tính, rồi vào màn hình BIOS hoặc UEFI. Từ đó, bạn chọn tùy chọn cập nhật BIOS, chọn file BIOS đã sao chép vào ổ USB và cập nhật BIOS lên phiên bản mới.
Thường thì người dùng có thể truy cập vào màn hình BIOS bằng cách nhấn phím thích hợp trong khi máy tính đang boot. Nó thường hiển thị trên màn hình trong quá trình boot và sẽ được ghi chú trong bo mạch chủ hoặc hướng dẫn sử dụng PC. Các phím để truy cập BIOS phổ biến thường là Delete và F2. Quá trình truy cập vào màn hình thiết lập UEFI có thể khác một chút trên mỗi máy tính.
Ngoài ra còn có các công cụ flash BIOS dựa trên DOS truyền thống hơn. Khi sử dụng các công cụ đó, bạn tạo một ổ USB live DOS, sau đó sao chép tiện ích flash BIOS và file BIOS vào ổ USB đó. Sau đó, bạn khởi động lại máy tính và chọn khởi động từ ổ USB. Trong môi trường DOS tối giản xuất hiện sau khi khởi động lại, bạn chạy lệnh thích hợp, thường là một lệnh tương tự như flash.bat BIOS3245.bin, và công cụ sẽ đưa phiên bản BIOS mới vào firmware.
Công cụ flash dựa trên DOS thường được cung cấp trong kho lưu trữ BIOS (tải xuống từ trang web của nhà sản xuất). Nếu muốn, người dùng có thể tải riêng phần này. Hãy tìm kiếm một file có phần mở rộng là .bat hoặc .exe.
Trước đây, quá trình này được thực hiện với đĩa mềm và đĩa CD có khả năng boot. Nhưng trên phần cứng hiện đại, sử dụng USB là cách thuận tiện nhất.
Một số nhà sản xuất cung cấp các công cụ flash dựa trên Windows. Người dùng có thể chạy chúng trên Windows desktop để flash BIOS và sau đó khởi động lại. Việc sử dụng những thứ này không được khuyến khích và thậm chí nếu nhà sản xuất cung cấp các công cụ này, bạn cũng nên thận trọng khi sử dụng chúng. Ví dụ, MSI khuyên người dùng nên sử dụng tùy chọn menu dựa trên BIOS thay vì tiện ích dựa trên Windows của họ trong file README ở bản cập nhật BIOS lấy làm ví dụ trong bài viết này.
Việc flash BIOS từ bên trong Windows có thể dẫn đến nhiều vấn đề hơn. Tất cả các phần mềm đang chạy trong chế độ nền, bao gồm các chương trình bảo mật có thể can thiệp vào quá trình ghi BIOS trong máy tính, khiến quá trình bị lỗi và làm hỏng BIOS. Bất kỳ hệ thống nào gặp sự cố hoặc bị đóng băng cũng có thể dẫn đến BIOS bị hỏng. An toàn là trên hết vì vậy bạn nên sử dụng công cụ flash dựa trên BIOS hoặc khởi động vào môi trường DOS tối giản để flash BIOS.
Sau khi chạy tiện ích flash BIOS, hãy khởi động lại máy tính và tải phiên bản firmware BIOS hoặc UEFI mới. Nếu có vấn đề với phiên bản BIOS mới, bạn có thể downgrade (hạ cấp) bằng cách tải xuống phiên bản cũ từ trang web của nhà sản xuất và lặp lại quy trình flash.
Một lần nữa, cập nhật BIOS trên máy tính có thể mang lại nhiều lợi ích, nhưng điều quan trọng là phải hiểu được những rủi ro. Không đụng vào nó nếu không có lý do rõ ràng, thuyết phục để cập nhật firmware của UEFI.
Xem thêm:
- Cập nhật Bios bo mạch chủ
- Cách vào BIOS (UEFI) trên Windows 10
- 5 mẹo sử dụng BIOS giúp bạn làm chủ máy tính
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Cách cài BIOS cho Win 10 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.