Các phát minh khoa học ở Việt Nam 2024

Xem Các phát minh khoa học ở Việt Nam 2024

Thảo Loan và Kim Thoa, học sinh Trường THCS Lê Thành Công, huyện Nhà Bè, giới thiệu về máy điều hòa bằng hơi nước – Ảnh: H.HG

Không chỉ có “Xà phòng thảo dược diệt khuẩn”, “Máy điều hòa bằng hơi nước”, hội thi Khoa học kỹ thuật do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức sáng 16-1 dành cho học sinh THCS, THPT còn có “Robot hỗ trợ phòng chống COVID-19”, “Robot thu gom rác tự động”…

Ông Hồ Tấn Minh – phó trưởng Phòng giáo dục trung học Sở GD-ĐT TP.HCM – nhận xét: “Điều đáng ghi nhận ở hội thi là các đề tài nghiên cứu xuất phát từ nhu cầu, bức xúc của thực tiễn”.

Robot phòng dịch, quét rác tự động

Một trong những nơi thu hút nhiều người dự khán nhất tại hội thi Khoa học kỹ thuật năm nay là khu vực giới thiệu về “Robot hỗ trợ phòng chống COVID-19”. Đây là sản phẩm của hai học sinh Lê Minh Dũng (lớp 12A7) và Nguyễn Khắc Sơn (lớp 12A4) Trường THPT Trần Văn Giàu, Q.Bình Thạnh.

Dũng bộc bạch: “Dịch COVID-19 hoành hành, trường em phải phân công giáo viên trực ngoài cổng trường để đo thân nhiệt, nhắc học sinh rửa tay… Từ hình ảnh đó em và bạn Sơn nảy ra ý định làm một con robot đặt ngay cổng trường để làm thay công việc của các thầy cô mỗi đầu giờ học. 

Việc này giảm thiểu việc tiếp xúc giữa người và người, tránh được những rủi ro trong thời kỳ phòng chống COVID-19. Khi học sinh đi từ ngoài vào, các bạn sẽ cà thẻ học sinh vào máy để điểm danh. Sau đó các bạn đưa trán mình vào để đo thân nhiệt, đưa hai tay vào để rửa tay rồi đến công đoạn khử khuẩn toàn thân”.

Minh Dũng và Khắc Sơn, học sinh Trường THPT Trần Văn Giàu, mời giám khảo hội thi đo thân nhiệt bằng robot hỗ trợ phòng chống COVID-19 – Ảnh: H.HG.

Tương tự, robot thu gom rác tự động của Vũ Hồng Sơn (lớp 12TH) và Nguyễn Minh Hoàng (lớp 11A2) Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong cũng khiến nhiều người dự khán xuýt xoa về sự sáng tạo của học sinh thời nay. 

“Điều đặc biệt nhất của robot này là nó tự nhận diện và thu gom rác tự động. Robot sẽ quét 10 lần trong phạm vi GPS được thiết lập từ trước. Nếu có rác, nó sẽ đi đến thu gom rác, sau đó lại “quét” tiếp, nếu không phát hiện rác, robot sẽ quay về trạm để tiết kiệm năng lượng, đồng thời đổ rác chứa trong thân máy” – Hồng Sơn giải thích.

Tại hội thi, một giám khảo đã chia sẻ: “Có thể hai robot trên cần hoàn thiện thêm nhiều tính năng hơn nữa nhưng ý tưởng của học sinh thật tuyệt vời và rất thời sự”.

Máy điều hòa, xà phòng thảo dược

“Thời tiết ở TP.HCM quanh năm nắng nóng. Nhà em và trường em không có máy điều hòa. Em và bạn cùng lớp Thảo Loan nảy ra ý nghĩ chế tạo máy điều hòa bằng hơi nước” – Đoàn Thị Kim Thoa, học sinh lớp 9A1 Trường THCS Lê Thành Công (huyện Nhà Bè), nói về công trình của mình.

Máy điều hòa của Loan và Thoa là một cái thùng xốp. Bên trên có bốn cái quạt mini. Phía bên hông máy là ba cái ống nhựa thông hơi từ trong thùng ra ngoài kèm theo hệ thống công tắc, mạch điện để điều khiển máy. 

Loan lấy đá viên cho vào máy rồi mời người dự khán bật công tắc. Một luồng gió mát lạnh thổi lên khiến nhiều người thích thú. 

Một giáo viên thắc mắc: “Thường những công việc có liên quan đến mạch điện, cắt, dán keo… phù hợp với các nam sinh. Còn hai em lại là nữ?”. “Vì chúng em đều nằm trong đội tuyển vật lý của trường, đều đam mê vật lý nên rất hào hứng khi thực hiện” – Loan cho biết.

Hồng Sơn và Minh Hoàng, học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, giới thiệu về robot tự động thu gom rác – Ảnh: H.HG.

Không những thế, Thoa còn cho biết: “Cái máy đầu tiên tụi em mày mò làm nên bị nhiều lỗi, phải thay mạch điện nhiều lần khá tốn kém. Hiện tụi em đã làm được sáu cái máy điều hòa, giá thành mỗi cái chỉ khoảng 200.000 đồng. 

Em để hai máy trong lớp học bồi dưỡng học sinh giỏi, một máy trong lớp học thường ngày, hai máy để ở nhà bạn Loan và nhà em để sử dụng hằng ngày. Còn một máy thì… mang đi thi”.

Một khu vực cũng rất bắt mắt tại hội thi là nơi trưng bày các loại xà phòng thảo dược của Võ Ngọc Ngà và Nguyễn Như Tâm, học sinh Trường THCS Khánh Hội, Q.4. Những bánh xà phòng với nhiều hình thù, màu sắc khác nhau đã kích thích nhiều giáo viên, học sinh cầm lấy, đưa lên mũi ngửi. 

“Bốn loại xà phòng của tụi em không chỉ dùng để rửa tay diệt khuẩn, tắm mà còn có thể dùng để rửa mặt như xà phòng trà xanh – tía tô; xà phòng khoai tây – nghệ; xà phòng cam – gấc; xà phòng làm từ bã cà phê, dầu dừa, dầu ôliu. Chúng đều có tác dụng tẩy tế bào chết, làm đẹp da, giảm quá trình lão hóa của da…” – Như Tâm giới thiệu.

863 đề tài dự thi

Cuộc thi Khoa học kỹ thuật tại TP.HCM năm học 2020 – 2021 có 863 đề tài đăng ký dự thi cấp TP. Trước đó, học sinh đã trải qua các vòng thi cấp trường hoặc cấp quận, huyện. Tổng số học sinh dự thi là 1.569 học sinh cấp THCS và THPT. Số lượng học sinh và đề tài THCS tăng cả về chất lượng lẫn số lượng so với các năm trước.

Có 50 dự án đến từ 27 trường được lọt vào vòng chung kết cấp TP. Ban tổ chức hội thi sẽ chọn ra sáu đề tài tham gia kỳ thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia năm học 2020 – 2021 được tổ chức tại Huế vào tháng 3-2021.

Ông Nguyễn Văn Hiếu (phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM):

Vận dụng kiến thức vào thực tiễn

Qua nhiều năm tổ chức, có thể nói hội thi Khoa học kỹ thuật đã kích thích sự sáng tạo, phát triển năng lực tự học, giúp học sinh bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học. Các em đã biết vận dụng kiến thức các môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.

Từ đó, các em sáng tạo các sản phẩm hữu ích cho cuộc sống. Không những thế, hội thi còn góp phần đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động dạy và học; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.

HOÀNG HƯƠNG

MỹKỹ sư Robert Kearns (1927-2005) đã sáng chế ra cần gạt nước ôtô nhờ quan sát chuyển động của đôi mắt và từng dành phần lớn cuộc đời mình để đòi lại bản quyền.

Một thợ máy người Mỹ từng kinh qua nhát cắn của những loài rắn độc nhất thế giới để giúp các nhà miễn dịch học tạo ra hợp chất kháng nọc độc.

Phát hiện của Archimedes chợt đến khi đang tắm đã giúp ông tìm ra cách để chiếc tàu lớn bằng thép, có thể nổi được trên nước dễ dàng như một chiếc thuyền con bằng gỗ.

MỹAnh em nhà Wright làm nghề sửa chữa và bán xe đạp, có được đồng vốn kha khá, họ chuyển sang chế tạo tàu lượn, máy bay, trở thành người mở đường cho ngành hàng không thế giới.

MỹCác kỹ sư ở Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) phát triển một loại loa mỏng như tờ giấy có thể biến bất kỳ bề mặt nào thành nguồn âm thanh.

MỹCác nhà nghiên cứu tìm ra cách ứng dụng điện để chữa lành vết thương, giúp thúc đẩy quá trình hồi phục bằng cách tiêu diệt vi khuẩn.

Thụy ĐiểnCác nhà nghiên cứu ở Đại học Công nghệ Chalmers thiết kế một hệ thống năng lượng để lưu trữ năng lượng mặt trời ở dạng lỏng trong thời gian lên tới 18 năm.

MỹCác nhà nghiên cứu phát triển một vật liệu có cấu trúc như mê cung khiến côn trùng gây hại nhỏ không thể đến gần cây trồng.

Các nhà nghiên cứu Singapore thiết kế loại giấy mới có thể in và xóa tới 8 lần mà không ảnh hưởng tới chất lượng giấy và hình in.

Nhóm sinh viên đến từ Viện hàn lâm Hoàng gia Đan Mạch thiết kế lều lấy cảm hứng từ gấu Bắc Cực với lớp vỏ gấp kiểu origami biến tuyết thành lớp cách nhiệt tự nhiên.

AnhCông ty Dyson kết hợp tai nghe chụp tai với máy lọc khí giúp người dân ở các thành phố đối phó với ô nhiễm tiếng ồn và không khí.

MỹCác nhà nghiên cứu ở Đại học London phát triển kỹ thuật in 3D mới cho phép sản xuất thuốc nhanh chóng tại chỗ.

AnhCông ty Invisiblity Shield Co tạo ra tấm chắn giúp người hoặc vật thể ở phía sau gần như “biến mất”.

Trung QuốcMột nhóm nhà khoa học quân sự phát triển công nghệ chụp ảnh laser cho phép trạm mặt đất nhận dạng và theo dõi mục tiêu trong không gian với độ chính xác chưa từng có.

SingaporeCác nhà khoa học tại Đại học Công nghệ Nanyang phát minh một loại vải có thể phát hiện và sản sinh âm thanh.

Nhật BảnRobot điện điều khiển từ xa mô phỏng dê núi Alps của Kawasaki sẽ giúp chở hàng hóa ở những địa hình gồ ghề như đồi núi.

Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã phát triển một phương pháp tĩnh điện giúp pin mặt trời không bám bụi, loại bỏ nhu cầu làm sạch liên tục bằng nước.

Thuốc nổ là sự bổ sung đáng sợ vào kho vũ khí của nhân loại, nhưng đồng thời cũng đặt nền móng cho giải Nobel Hòa bình ra đời.

AustraliaCác nhà nghiên cứu tìm ra một vật liệu phủ cho phép để vaccine ngoài tủ lạnh ít nhất 3 tháng, giúp vận chuyển vaccine trở nên dễ dàng hơn.

Các nhà nghiên cứu Mỹ biến đổi một loại nhựa gia dụng thành keo tái sử dụng với khả năng kết dính tốt hơn nhiều keo dính thương mại có sẵn.

MỹNhóm nghiên cứu ở MIT tạo ra một vật liệu siêu nhẹ bền hơn kính chống đạn 4 – 6 lần, có thể dùng để bảo vệ màn hình điện thoại thông minh.

MỹChính phủ Mỹ tiến hành dự án phát triển đồng hồ nguyên tử quang học di động chính xác gấp 100 lần so với đồng hồ nguyên tử vi sóng.

Ba LanTrong cuộc chiến chống khói mù, một nhóm nhà khoa học thử nghiệm thiết bị “súng thần công” sử dụng sóng âm để đẩy hạt độc hại lên cao nhằm giúp người dân hít thở.

Các cựu kỹ sư SpaceX đang phát triển một mẫu tàu điện chở hàng mới nhằm cải thiện hiệu quả và giảm khí thải của ngành đường sắt.

CanadaCác nhà nghiên cứu ở Đại học Montreal (UdeM) tạo ra ăngten nano nhỏ hơn sợi tóc 20.000 lần để theo dõi chuyển động của protein.

Hà LanHệ thống gồm bể chứa, bơm và turbine của Ocean Grazer có thể hoạt động 20 năm, lưu trữ năng lượng tái tạo và giải phóng khi cần cung cấp điện.

AustraliaCác nhà khoa học bổ sung loại bột đặc biệt vào nhựa in 3D để khi bị vỡ, nó có thể được sửa chữa tại chỗ một cách đơn giản.

MỹCác nhà nghiên cứu ở Đại học Stanford đang phát triển một vật liệu pin mặt trời mới hiệu quả mỏng hơn nhiều so với giấy.

MỹNhóm kỹ sư đến từ phòng thí nghiệm Berkeley phát triển lớp phủ mái nhà có thể khiến tòa nhà trở nên ấm hơn hoặc mát hơn tùy theo thời tiết.

Nhật BảnCác nhà nghiên cứu ở Đại học Tokyo cho ra đời mẫu xe thuận tiện cho hành trình ngắn, chỉ mất 2 phút để bơm phồng và chạy liên tục 90 phút khi sạc đầy.

Bạn đang tìm hiểu bài viết Các phát minh khoa học ở Việt Nam 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)