Các cấp bậc trong ngành IT 2024

Xem Các cấp bậc trong ngành IT 2024

1. Bàn về lộ trình thăng tiến thông qua các cấp độLập trình viên

Đa phần mọi người để có những cái nhìn lệch lạc trong công việc. Chúng ta thường nghĩ đến mục tiêu tiếp theo ngay lập tức, mà ít khi nghĩ đến đường dài. Chúng ta thường xem sự nghiệp và công việc như một cuộc chạy đua nước rút. Trong khi trên thực tế, con đường thăng tiến lại là một chặng đua marathon dài hết hai phần ba cuộc đời. Chúng ta thường nỗ lực để phát triển ngắn hạn hơn là lựa chọn một lộ trình để đến tuổi 40, 50 có thể có một chỗ đứng nhất định.

Bàn về lộ trình thăng tiến thông qua các cấp độLập trình viên

Một nghiên cứu cho thấy, Lập trình viên là công việc chỉ có khoảng thời gian ngắn hạn để làm việc có hiệu quả nhất. Với những Lập trình viên trẻ tuổi, họ có thể cống hiến hết mình với mức lương thấp hơn so với những Lập trình viên lão làng. Thực tế này đã sản sinh ra những vấn đề: Tương lai của họ sẽ ra sao? Lộ trình thăng tiến của họ sẽ như thế nào?

Đa phần, bất cứ một công việc gì cũng có lộ trình thăng tiến, chẳng hạn như lâu dài có thể lên các cấp độ trưởng nhóm (leader team) hay xa hơn là quản lý, trưởng phòng (manager). Tuy nhiên, khá nhiều Lập trình viên lại chưa hiểu rõ bản chất của những chức danh trên. Mọi bộ phận, công việc đều cần có những người lãnh đạo đứng đầu, nhưng lãnh đạo thế nào? Lãnh đạo ra sao? Làm thế nào để trở thành một quản lý, trưởng phòng, quản lý cấp cao,…?

Những Lập trình viên hoàn toàn có thể phấn đấu từ cấp độ một lập trình viên sơ cấp cho đến một Lập trình viên với vai trò là quản lý cấp cao, thậm chí là trở thành CTO (giám đốc công nghệ). Dưới đây là các cấp độLập trình viên tương ứng với lộ trình thăng tiến của họ.

Việc làm IT phần mềm tại Hà Nội

2. Tổng quan 05 cấp độ Lập trình viên trong Career Path

Tổng quan 05 cấp độ Lập trình viên trong Career Path

Lập trình viên thông thường đã gây ấn tượng bởi những cá nhân có trình độ công nghệ cao siêu. Nhưng thực tế không phải Lập trình viên nào cũng ngang tài ngang sức về trình độ. Để phấn đấu và trở thành một Lập trình viên ưu tú nhất, họ phải truân chuyên qua quá trình khổ luyện hết sức gian nan. Quá trình đó thể hiện qua các cấp độ Lập trình viên được tổng hợp sau đây:

2.1. Junior Developer (Lập trình viên sơ cấp)

Nghề IT luôn khiến bạn chán nản, bực bội vì độ khó và đau đầu trong quá trình mới bắt đầu công việc. Bạn chỉ mới tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế, nhưng được giao cho một dự án vô cùng phức tạp. Bạn làm việc với những người đã từng có kinh nghiệm và cảm giác tự ti dấy lên trong bạn. Hay bỗng nhiên một ngày nào đó, mọi sự cống hiến của bạn lại không được công nhận, trong khi người khác cũng có năng lực tương tự nhưng được thăng cấp.

Junior Developer (Lập trình viên sơ cấp)

Lập trình viên sơ cấp là cấp độ đầu tiên, nên thường gây ấn tượng bởi kinh nghiệm ít hoặc thậm chí là không có kinh nghiệm. Cho dù trình độ họ có khá đến đâu, nhưng có thể có cũng chưa từng được tiếp cận với những tình huống dở khóc dở cười hay các ngôn ngữ code lạ lẫm như các lão làng đã có kinh nghiệm lâu năm. Trên thực tế, một người dày dạn kinh nghiệm trong lập trình thường được biết đến bởi những người nắm được các mẫu thiết kế phần mềm. Kể cả khi bạn có thể khám phá chúng qua sách vở, nhưng để hiểu sâu sắc những giá trị của nó, bạn cần trải nghiệm qua quá trình liên tục thất bại trong khi viết code.

Junior Developer thường được định hình với các khía cạnh như sau:

  • Tốt nghiệp đại học với 0 – 3 năm kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực.
  • Junior Developer có thể viết các mã đơn giản.
  • Junior Developer có những kiến thức cơ bản về vòng đời của phần mềm, ứng dụng.
  • Am hiểu cơ bản về dịch vụ ứng dụng và CSDL (caching, queues,…).
  • Junior Developer chưa hiểu hết chi tiết của các ứng dụng phức tạp.
  • Mức thu nhập: Từ 500 – 1.000 USD.

Việc làm IT phần mềm tại Hồ Chí Minh

2.2. Senior Developer (Lập trình viên lâu năm)

Senior Developer (Lập trình viên lâu năm)

Trong các cấp độLập trình viên, những cá nhân đã thực sự ưu tú trong việc thiết lập toàn bộ ứng dụng quy mô được gọi là các Lập trình viên lâu năm. Mặc dù đích đến của sự nghiệp một Lập trình viên thường là một quản lý cấp cao. Tuy nhiên, suốt quãng đời sự nghiệp của bạn chỉ có thể làm một Senior Developer nếu như bạn chỉ thích viết mã, và không ưa việc làm lãnh đạo hay phân công nhiệm vụ cho người khác. Senior Developer có thể có mặt ở nhiều đối tượng Lập trình viên với đa dạng tuổi tác, tuy nhiên chúng khá khó cạnh tranh nếu như bạn đã trở nên lớn tuổi.

Senior Developer cũng có thể là một khởi điểm lý tưởng giúp bạn nhanh chóng đi lên những nấc thang sự nghiệp cao hơn. Khi đã cố gắng làm mình trở nên lão luyện hơn với công nghệ để phấn đấu lên cấp độ Senior Developer. Bạn có thể đã nắm trong tay bí kíp để mở một công ty riêng, trở thành CTO của chính doanh nghiệp của mình. Mặc dù chức danh này không quá liên quan đến kỹ thuật hay kinh nghiệm về lập trình hay công nghệ, nhưng chúng yêu cầu cao hơn về kỹ năng lãnh đạo cũng như quản lý con người. Mặc dù vậy, một người lãnh đạo có chuyên môn cũng sẽ rất được nể nang bởi nhân viên cấp dưới của mình.

Senior Developer

Senior Developer sẽ là vị trí:

  • Có kinh nghiệm từ 4 – 10 năm.
  • Hoàn toàn viết được những ứng dụng khó và phức tạp.
  • Có kiến thức vững vàng về tất cả vòng đời của ứng dụng.
  • Có kiến thức vững vàng về dịch vụ ứng dụng và CSDL (caching, queues,…).
  • Senior Developer thành thạo làm việc trên các bộ phận khác nhau trong ứng dụng.
  • Mức thu nhập: Từ 1.000 – 1.500 USD.

2.3. Leader Developer (Trưởng nhóm Lập trình viên)

Leader Developer là một vị trí khá lý tưởng trong các cấp độLập trình viên, nếu như sau khoảng thời gian tích lũy kinh nghiệm khá lâu, nhưng bạn không muốn trở thành một nhà lãnh đạo, hay nhà quản lý cấp cao. Leader Developer vẫn duy trì việc viết mã, nhưng không thường xuyên. Thay vào đó, họ thường xuyên xây dựng các hệ thống phức tạp. Mà trên thực tế, các hệ thống này sẽ được triển khai bởi các nhóm Lập trình viên như Junior, hoặc Senior.

Leader Developer (Trưởng nhóm Lập trình viên)

Leader Developer có trách nhiệm chính trong việc sử dụng những kiến thức kỹ thuật của bản thân có được, sau quá trình tích lũy kinh nghiệm ( 7 – 10 năm). Đa phần các kinh nghiệm này thường là lập trình anti-patterns hay patterns. Mục tiêu cuối cùng của họ trong quá trình này là thiết lập thành công cấu trúc cho một công trình ứng dụng phần mềm. Khi có một yêu cầu mới, một Leader Developer cần phải am hiểu những phương thức hợp lý để phát triển và xây dựng tất cả các ứng dụng phần mềm khác nhau.

Leader Developer đóng vai trò là một Lập trình viên Senior, họ hướng dẫn và định hướng những lập trình viên Senior và Junior khác nếu được nhờ vả. Trên thực tế, Leader Developer thường không có trách nhiệm quản lý nhân sự Lập trình viên, bao gồm cả việc cho nghỉ việc hoặc tuyển dụng. Nhưng rất nhiều trách nhiệm của Leader Developer có vai trò tương tự như một người quản lý cấp cao hơn. Leader Developer là người ra quyết định trong quá trình viết mã về những nhiệm vụ cần được thực hiện và họ kết hợp toàn bộ những công việc cần phải được thực thi.

Leader Developer
  • Lead Developer có kinh nghiệm trong khoảng 7 – 10 năm.
  • Lead Developer sở hữu những kỹ năng kỹ thuật cơ bản tương tự như một Lập trình viên Senior.
  • Là vị trí chuyển tiếp cho một chức vụ mới: Quản lý cấp trung.
  • Lead Developer là một vị trí có chức năng kỹ thuật thuần túy.
  • Mức thu nhập: Từ 1.500 – 2.000 USD.

​Tạo CV xin việc

2.4. Mid-level Manager (Quản lý cấp trung)

Quản lý là một nấc thang sự nghiệp khá cao trong các cấp độLập trình viên. Bây giờ, bạn không chỉ dừng lại ở việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn đơn thuần. Bạn có thể chọn cấp độ Project Manager nếu như ưa chuộng việc theo dõi tiến độ và giám sát cụ thể từng chi tiết. Nếu không Product Manager cũng rất phù hợp nếu như bạn đề cao cách thức cải tiến và phát triển những tính năng cho sản phẩm.

Tuy nhiên, đa phần Developer Manager là vị trí quản lý đích đến trong con đường sự nghiệp của một Lập trình viên. Trách nhiệm chính của các Developer Manager là phân công nhiệm vụ và dung hòa các nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm lập trình thuận theo yêu cầu của Project Manager và Product Manager. Do đó, những người quản lý cấp trung thường được yêu cầu cao về kỹ năng mềm, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp và dung hòa các mối quan hệ.

Mid-level Manager (Quản lý cấp trung)

Developer Manager không chỉ có nhiệm vụ chiêu mộ nhân tài, bổ sung nhân sự, mà còn có thể đánh giá và cho nghỉ việc với những Lập trình viên khi cần thiết. Developer Manager có thể là một vị trí khó gần với các nhân viên, họ thường làm việc độc lập hơn là kết hợp nhóm. Developer Manager có thể thay đổi cách làm, cách nghĩ ngay tức thì nếu như họ đi lên từ một cấp độ thành viên trong một nhóm nào đó. Chính bởi điều này, Developer Manager thường trở lên cô độc và khá khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ thân thiết trong nhóm của họ ngày xưa.

  • Developer Manager có quyền sa thải và tuyển dụng lập trình viên.
  • Làm việc dưới sự chỉ đạo và phải báo cáo công việc với Quản lý cấp cao.
  • Mức thu nhập: Từ 1.500 – 2.500 USD.

2.5. Senior Leader (Quản lý cấp cao)

Senior Leader (Quản lý cấp cao)

Quản lý cấp trung và cấp cao khác nhau ở điểm nào? Đơn giản đó chính là các quản lý cấp cao là người chỉ đạo và phụ trách công việc của những quản lý cấp trung. Mặc dù vậy, sứ mệnh chính của họ đúng hơn là dẫn dắt, định hướng chứ không phải quản lý. Ngược lại, những nhà quản lý cấp trung cũng không muốn quản lý cấp cao phải cầm tay chỉ việc, họ chỉ cần một định hướng chung cho những nhiệm vụ mà họ cần phải thực hiện.

Trách nhiệm chính của một Senior Leader là đóng vai trò là người tạo động lực, truyền cảm hứng và ra quyết định cuối cùng cho đội ngũ nhân viên cấp dưới của họ. Họ đúng hơn là một nhà lãnh đạo, họ phải điều hướng mọi thứ theo mục tiêu, sứ mệnh của doanh nghiệp. Những công việc mang tính chuyên môn sẽ tạm thời bỏ lại phía sau, thay vào đó là trách nhiệm điều hành và quản lý, nếu như bạn đã lên được Senior Leader trong hệ thống các cấp độLập trình viên.

Nếu như các nhà quản lý cấp trung vẫn còn một chút khoảng trống để nhớ về công nghệ, những thứ dường như là trách nhiệm trước đấy của họ. Nhưng đối với một Senior Leader, họ dành toàn bộ thời gian và trí tuệ của họ trong việc quản lý con người. Đó là nhiệm vụ lãnh đạo, hoạch định các kế hoạch và chiến lược phát triển cụ thể, tạo động lực, truyền cảm hứng cho nhân viên cấp dưới. Sứ mệnh của một người quản lý cấp cao là đảm bảo lộ trình, con đường phát triển và làm việc từ A – Z cho nhân viên của mình. Giúp họ nhanh chóng tiến gần đến mục tiêu và giành được thành quả nhất định.

Senior Leader

Quản lý cấp cao là một vai trò vô cùng khó khăn, chúng có thể buộc bạn phải buông bỏ những sở thích cá nhân về công nghệ, nhưng lại mang đến cho bạn một sự nghiệp vững vàng cũng những điều thú vị hơn.

  • Giám đốc điều hành, giám đốc công nghệ hoặc VP.
  • Lãnh đạo toàn bộ nhân lực về Lập trình viên.
  • Làm việc dưới sự phân quyền của Ban Giám đốc.
  • Mức thu nhập: > 2.000 USD.

Nếu bạn sinh ra không phải là một Lập trình viên đứng ở vạch đích. Cách duy nhất để đạt được đến đích đến trong sự nghiệp mà bạn mong muốn là sự nỗ lực, niềm tin và cả lòng đam mê.

Tìm việc

Không bao giờ là quá muốn để tiếp tục cho sự nỗ lực trong sự nghiệp của bạn. Nếu chưa bao giờ nghĩ tới, ngay hôm nay hãy cố gắng mường tượng đến tương lai của mình dưới vai trò Lập trình viên trong khoảng vài chục năm nữa. Nhìn vào các cấp độLập trình viên và dần định hình con đường phấn đấu của mình bạn nhé!

Trọn bộ mô tả công việc lập trình viên đầy đủ chi tiết cho bạn

Thời đại công nghệ số lên ngôi cũng là thời điểm nghề lập trình viên phát triển và có triển vọng hơn bao giờ hết. Bắt đầu với cấp độ lập trình viên nhưng bạn đã hiểu đúng công việc của họ là gì? Bản mô tả công việc lập trình viên sau đây sẽ tiết lộ cho bạn!

Mô tả công việc lập trình viên

Bạn đang tìm hiểu bài viết Các cấp bậc trong ngành IT 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.