Ca sĩ tuấn hiệp sinh năm bao nhiêu là ai? 2024

Xem Ca sĩ tuấn hiệp sinh năm bao nhiêu là ai? 2024

Nhà văn Di Li tặng quà 8/3 chị em phụ nữ với ‘Chuyện nhỏ đàn bà’

Ngày 8/3, nhiều nghệ sĩ tặng hoa hoặc dành những lời chúc ngọt ngào cho người phụ nữ mà họ yêu thương như bà, mẹ, chị, vợ… Ca sĩ Tuấn Hiệp – “lãng tử nhạc tình”, vừa gửi lời chúc mừng Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, đồng thời ngẫu hứng hát tặng các mẹ, các chị, các bạn nữ ca khúc Mẹ ta trả nhớ về không (thơ Đỗ Trung Quân, nhạc Trần Thiện Thanh).

Ca sĩ Tuấn Hiệp đàn hát ca khúc Mẹ ta trả nhớ về không làm quà tặng ngày 8/3 cho các mẹ, các chị, các bạn nữ.

Đây được xem là quà tặng ngày 8/3 khá đặc biệt của ca sĩ Tuấn Hiệp gửi đến phái yếu trong ngày quốc tế phụ nữ. Đặc biệt vì Mẹ ta trả nhớ về không là một nhạc phẩm ý nghĩa, giàu cảm xúc về người mẹ trong rất nhiều sáng tác về mẹ. Hơn nữa, bài thơ được nhà thơ Đỗ Trung Quân sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt.

Nhà thơ Đỗ Trung Quân từng kể: “Bạn tôi đi làm ăn xa gần như cả cuộc đời, khi về thăm mẹ năm bà 92 tuổi, người mẹ đã mắc chứng Alzheimer và không còn nhớ con mình là ai. Bà hỏi: Ông ơi, ông là ai? Bạn tôi ôm mẹ khóc như mưa…”. Từ cảm xúc đó, nhà thơ Đỗ Trung Quân viết Mẹ ta trả nhớ về không. Bài thơ lục bát chỉ 10 câu, 70 từ nhưng vời vợi thời gian một đời người, nặng trĩu bao tâm trạng. 

Tác phẩm thơ sau đó được nhạc sĩ Trần Thiện Thanh phổ nhạc, ca sĩ Nguyễn Hồng Liên, Ngọc Huyền, Lê Vỹ, Thụy Long thể hiện rất thành công.

Bút tích của nhà thơ Đỗ Trung Quân với bài Mẹ ta trả nhớ về không.

Ca sĩ Tuấn Hiệp chọn Mẹ ta trả nhớ về không làm món quà âm nhạc tặng các mẹ, các chị, các bạn nữ trong ngày 8/3 được công chúng đánh giá cao. Tác phẩm là sự hòa quyện ngọt ngào giữa thơ và nhạc, từ đó nói lên tiếng lòng, niềm day dứt khôn nguôi của người con đối với mẹ, là lời nhắc nhở về lòng hiếu đạo, bổn phận làm con. Khán giả nữ nói riêng và mọi người nói chung bắt gặp mình trong từng lời ca Mẹ ta trả nhớ về không.

Không sân khấu với ánh đèn rực rỡ sắc màu, không nhạc điện tử, không hòa âm phối khí cầu kỳ…, ca sĩ Tuấn Hiệp với cây đàn guitar, tự đàn và hát live Mẹ ta trả nhớ về không ngay tại nhà riêng ở TP.HCM. Sự giản dị và mộc mạc ấy cùng với giọng hát cảm xúc, du dương và kỹ thuật thanh nhạc của Tuấn Hiệp khiến Mẹ ta trả nhớ về không thêm phần lắng đọng, chứa chan tình cảm.

Ca sĩ Tuấn Hiệp thể hiện Mẹ ta trả nhớ về không với giọng hát đầy cảm xúc.

Khi chàng “lãng tử nhạc tình” Tuấn Hiệp cất giọng, lời ca khúc vang lên: Ngày xưa chào mẹ, ta đi/ Mẹ ta thì khóc/ Ta đi thì cười/ Mười năm rồi lại thêm mười/ Ta về thì khóc, mẹ cười lạ không/ Ông ai thế? Tôi chào ông/ Mẹ ta trí nhớ về mênh mông rồi/ Ông có gặp thằng con tôi/ Hao hao tôi nhớ nó người như ông/ Mẹ ta trả nhớ về không/ Trả trăm năm lại bụi hồng, rồi đi… như đem tới hình ảnh người mẹ tuổi về già đầy thân thương, gần gũi ngay trước mắt khán giả.

Tuấn Hiệp – ‘lãng tử nhạc tình’ là ai?

Nam ca sĩ có quà tặng ngày 8/3 đặc biệt kể trên là người được đào tạo bài bản. Đang học năm thứ hai trường Đại học Nông nghiệp 1, Tuấn Hiệp thi vào Nhạc viện Hà Nội (Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam hiện nay), trở thành thủ khoa đầu vào và đầu ra trường nhạc. Người phát hiện ra tài năng ca hát, tận tình giúp đỡ Tuấn Hiệp đến nghiệp cầm ca là NSND Quang Thọ.

Tuấn Hiệp là thủ khoa đầu vào và đầu ra Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Anh cũng là học trò của NSND Quang Thọ, NSND Lê Dung.

“Gia đình NSND Quang Thọ coi tôi như con trong nhà, thầy cho ở cùng nhà và nhiều khi quần áo thầy cô cũng mua cho, hoặc tôi mặc lại những bộ quần áo cũ của thầy… Đó thực sự là những ký ức không bao giờ quên trong trái tim tôi”, ca sĩ Tuấn Hiệp từng chia sẻ.

Nam ca sĩ sinh năm 1980 quê Hải Dương cho biết thêm, sau khi đoạt giải Nhì cuộc thi Tiếng hát truyền hình Hà Nội 2003, đó là lúc anh kiếm được tiền và bắt đầu đi hát nhiều nơi. Tuấn Hiệp có thời gian công tác tại Đoàn Ca nhạc Tổng Cục chính trị với vai trò giọng hát đơn ca chính và solist chính trong tốp ca nam.

Ca sĩ Tuấn Hiệp là giọng ca cùng thời với Tùng Dương, Lệ Quyên. Năm 2006, khi Lệ Quyên còn hát nhạc nhẹ, Tùng Dương hát dân ca cổ điển, Tuấn Hiệp theo đuổi dòng nhạc thính phòng, cả 3 vốn bạn bè thân thiết đã cùng hợp tác với nhau trong album Mắt biếc gồm 10 ca khúc nhạc xưa, tạo được tiếng vang lớn trong làng nhạc lúc bấy giờ.

Bơ vơ, một album nhạc trữ tình của Tuấn Hiệp được công chúng đón nhận.

Nam ca sĩ quê Hải Dương khởi đầu với dòng nhạc tiền chiến nhưng về sau, Tuấn Hiệp chọn đi đường dài bằng dòng nhạc trữ tình. Những năm trở lại đây, Tuấn Hiệp được biết đến nhiều hơn khi thể hiện các ca khúc của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, Phú Quang, Ngô Thụy Miên, Trịnh Công Sơn, Từ Linh, Đoàn Chuẩn… Nhiều album nhạc của Tuấn Hiệp được khán giả đón nhận như: Bơ vơ, Những tình khúc Đoàn Chuẩn – Từ Linh, Còn yêu em mãi, Nếu một ngày, Hà Nội run run heo may – Tình khúc Phú Quang, Cuộc tình đó…

Trong đời sống âm nhạc Việt thời gian qua, Tuấn Hiệp là một trong những ca sĩ “ngoài vùng phủ sóng scandal”, không ngừng làm mới bản thân. Trước khi xuất hiện COVID-19, Tuấn Hiệp có nhiều show diễn phục vụ kiều bào ta ở nước ngoài. Hiện nam ca sĩ đang sinh sống tại TP.HCM, không chạy show như nhiều ca sĩ trẻ mà chọn cho mình lối sống đơn giản, bình dị, dành thời gian cho gia đình và bạn bè.

Kho tàng tranh dang dở của danh họa Phan Kế An lần đầu được công bố

Sau hai năm rời xa Hà Nội, ca sĩ Tuấn Hiệp trở lại với ca khúc “Hà Nội, nơi tìm về” (Sáng tác Lê Thành Trung).

Không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhưng đối với Tuấn Hiệp, thành phố này có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Đó là nơi anh đã gắn bó suốt 20 năm tuổi trẻ, nơi mang đến thật nhiều cảm xúc cho tâm hồn nghệ sĩ và giúp anh hình thành nên phong cách âm nhạc của riêng mình. 

Các ca khúc về Hà Nội cũng ghi một dấu ấn đáng kể trong sự nghiệp ca hát của Tuấn Hiệp, trong đó có thể kể đến thành công của album “Hà Nội run run heo” may (2014) với 10 tình khúc của nhạc sĩ Phú Quang. Nhưng phải đến “Hà Nội, nơi tìm về”, Tuấn Hiệp mới thật sự có được một ca khúc về Hà Nội của riêng mình.

“Hà Nội, nơi tìm về” là một ca khúc đặc biệt đối với tôi. Đây là tác phẩm của một người bạn là nhạc sĩ tay ngang viết tặng riêng cho giọng hát Tuấn Hiệp. 

Tuấn Hiệp đã yêu ca khúc này ngay lập tức bởi sự chân thật và đầy đặn trong cảm xúc được tác giả gửi gắm trong đó. Hai năm rời xa Hà Nội đã cho Hiệp những cảm xúc rất khác khi hát ca khúc này. 

Nếu như trước đây, mình phải dùng trí tưởng tượng để hát về tình yêu, về nỗi nhớ Hà Nội, còn giờ đây, Hiệp hát bằng chính những trải nghiệm từ trong tâm hồn mình”.- ca sĩ Tuấn Hiệp chia sẻ.

Tuấn Hiệp là ca sĩ được đào tạo bài bản về thanh nhạc tại Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia VN), anh được biết đến là một trong những ca sĩ trẻ đầu tiên của Hà Nội hát dòng nhạc xưa. 

Sự kiên trì đến ngoan cố trên con đường âm nhạc của Tuấn Hiệp cuối cùng đã được đền đáp khi anh dần khẳng định được tên tuổi của mình và góp phần đưa nhạc xưa đến gần với khán giả Hà Nội. Giờ đây, những ca khúc bolero, trữ tình qua giọng hát Tuấn Hiệp đã được đón nhận rộng rãi ở cả 2 miền Nam- Bắc và hải ngoại.

Tác giả vốn là phóng viên thể thao, Lê Thành Trung không hề được học hành bài bản về âm nhạc, nhưng anh lại là tác giả của những ca khúc nổi tiếng qua giọng hát của ca sĩ Bằng Kiều như “Cơn mơ băng giá”, “Có lẽ”… 

Sau khi phát hành bản audio “Hà Nội, nơi tìm về”, Tuấn Hiệp dự định sẽ thực hiện MV với ca khúc này. Ý tưởng kịch bản của MV đã được diễn viên Việt Anh- một người bạn của cả Tuấn Hiệp và Lê Thành Trung xây dựng và dự kiến sẽ bấm máy trong thời gian tới.

PV

Bạn đang tìm hiểu bài viết Ca sĩ tuấn hiệp sinh năm bao nhiêu là ai? 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)