Nội dung chính
Xem Buồn nôn sau khi ăn có thai không 2024
Buồn nôn và nôn thường xuất hiện ở 80% phụ nữ có thai. Triệu chứng thường gặp nhất và nặng nhất trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Mặc dù các triệu chứng ốm nghén thường xảy ra vào buổi sáng như, buồn nôn, nôn, hoặc cả hai đều có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày. Các triệu chứng dao động từ nhẹ đến nặng (gọi là chứng ốm nghén nặng)
Chứng ốm nghén nặng là tình trạng nôn nặng, kéo dài do thai nghén, gây ra mất nước đáng kể, thường có bất thường điện giải, nhiễm toan và giảm cân (xem Chứng nôn nghén nặng).
Sinh lý bệnh
Sinh lý bệnh của buồn nôn và nôn trong thời kỳ đầu mang thai vẫn chưa được biết, mặc dù các yếu tố về chuyển hóa, nội tiết, tiêu hoá và tâm lý có thể đóng vai trò trong đó. Estrogen có thể đóng góp vì nồng độ estrogen cao ở bệnh nhân có chứng ốm nghén nặng.
Bệnh căn
Các nguyên nhân phổ biến nhất gây buồn nôn và nôn trong giai đoạn đầu của thai kỳ (xem Bảng: Một số nguyên nhân gây buồn nôn và nôn trong thời kỳ đầu mang thai) là
Ốm nghén (phổ biến nhất)
Chứng ốm nghén nặng
Viêm dạ dày ruột
Thỉnh thoảng, các chế phẩm vitamin uống bổ sung có sắt cũng gây buồn nôn. Hiếm khi, nôn nghén nặng xảy ra trong trường hợp nguyên bào nuôi.
Nôn cũng có thể là kết quả của nhiều rối loạn không thuộc sản khoa. Các nguyên nhân gây đau bụng cấp tính (ví dụ viêm ruột thừa, viêm túi mật) có thể xảy ra trong thai kỳ và có thể kèm theo nôn, nhưng triệu chứng là đau nhiều hơn là nôn. Tương tự, một số rối loạn thần kinh trung ương (ví dụ như chứng đau nửa đầu, xuất huyết não, tăng áp lực nội sọ) có thể kèm theo nôn, nhưng đau đầu hoặc các triệu chứng thần kinh khác thường là những triệu chứng chính gây khó chịu.
Đánh giá
Đánh giá nhằm mục đích loại trừ các nguyên nhân nghiêm trọng hoặc đe dọa đến mạng sống gây ra buồn nôn và nôn. Ốm nghén (buồn nôn và nôn không biến chứng) và chứng ốm nghén nặng là những chẩn đoán loại trừ.
Lịch sử
Tiền sử của các bệnh hiện nay cần lưu ý đặc biệt những điểm sau:
Khởi phát và thời gian nôn
Các yếu tố làm trầm trọng thêm và giảm bớt
Nôn kiểu gì (ví dụ, máu, nước, mật) và số lượng nôn ra
Tần suất (theo đợt hoặc liên tục)
Các triệu chứng liên quan quan trọng bao gồm tiêu chảy, táo bón, và đau bụng. Nếu có đau, hãy tìm điểm đau, hướng lan và mức độ đau. Người khám cũng nên hỏi về những tình huống mang tính chất xã hội có thể ảnh hưởng đến thai phụ như những lý do xã hội và gia đình (liệu cô ấy có phải làm việc hay phải chăm con).
Rà soát toàn thân cần phải tìm kiếm các triệu chứng của các nguyên nhân không sản khoa gây buồn nôn và nôn, bao gồm sốt hoặc ớn lạnh, đặc biệt nếu đi kèm với đau bên sườn hoặc các triệu chứng không đặc hiệu (nhiễm khuẩn tiết niệu hay viêm thận bể thận), và các triệu chứng thần kinh như nhức đầu, suy nhược, không tập trung và nhầm lẫn (đau nửa đầu hoặc xuất huyết não).
Tiền sử y khoa bao gồm những câu hỏi về ốm nghén hoặc chứng ồm nghén nặng trong những lần mang thai trước đây. Quan tâm về tiền sử phẫu thuật bao gồm các phẫu thuật ổ bụng đã từng diễn ra để loại trừ trường hợp tắc ruột cơ học.
Kiểm tra các loại thuốc mà bệnh nhân dùng (ví dụ, các hợp chất chứa sắt, thuốc nội tiết) để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc trong lúc mang thai.
Khám
Kiểm tra bắt đầu bằng việc xem xét các dấu hiệu sống của cơ thể như sốt, nhịp tim nhanh, và huyết áp bất thường (quá thấp hoặc quá cao).
Một đánh giá chung được thực hiện để tìm kiếm các dấu hiệu nhiễm độc (ví dụ, hôn mê, lẫn lộn, kích động). Kiểm tra sức khoẻ tổng thể, bao gồm cả kiểm tra khung chậu, được thực hiện để tìm những nguyên nhân nghiêm trọng hoặc tiềm ẩn nguy hiểm đến tính mạng gây ra buồn nôn và nôn (xem Bảng: Các xét nghiệm thăm khám tìm nguyên nhân ở bệnh nhân bị nôn nghén).
Các dấu hiệu cảnh báo
Những phát hiện sau đây cần được quan tâm đặc biệt:
Đau bụng
Dấu hiệu mất nước (ví dụ, hạ huyết áp tư thế khi đứng, nhịp tim nhanh)
Sốt
Nôn ra máu hay mật
Không có cử động thai hoặc tim thai
Khám thần kinh có dấu hiệu bất thường
Triệu chứng kéo dài hoặc trầm trọng
Giải thích các phát hiện
Phân biệt nôn do mang thai với nôn do các nguyên nhân khác rất quan trọng. Dựa vào biểu hiện lâm sàng (xem Một số nguyên nhân gây buồn nôn và nôn trong thời kỳ đầu mang thai).
Nôn ít khả năng do mang thai nếu triệu chứng bắt đầu sau 3 tháng đầu của thai kì hoặc có kèm theo đau bụng, tiêu chảy hoặc cả hai. Bụng căng có thể gợi ý bệnh lý bụng cấp tính Hội chứng màng não, bất thường của hệ thần kinh, hoặc cả hai đều gợi ý nguyên nhân thần kinh.
Nôn có nhiều khả năng xảy ra khi mang thai nếu nó bắt đầu trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nó kéo dài hoặc tái phát trong vài ngày đến vài tuần, không đau bụng, không có kèm theo triệu chứng hoặc dấu hiệu ở các cơ quan khác.
Nếu nôn có vẻ liên quan đến việc mang thai và nghiêm trọng (nghĩa là, thường xuyên, kéo dài, kèm theo mất nước), cần nghĩ tới hội chứng ốm nghén nặng và chửa trứng.
Xét nghiệm
Bệnh nhân có nôn nặng, dấu hiệu mất nước, hoặc cả hai thường cần phải làm xét nghiệm. Nếu nghi ngờ bị ốm nghén nặng, cần đo xeton nước tiểu; nếu các triệu chứng đặc biệt nghiêm trọng hoặc kéo dài, làm xét nghiệm điện giải trong huyết thanh. Nếu tim thai không nghe rõ hoặc phát hiện qua Doppler thai, nên làm siêu âm khung chậu để loại trừ chửa trứng. Các xét nghiệm khác được thực hiện dựa trên nghi ngờ các rối loạn không sản khoa trên lâm sàng (xem Một số nguyên nhân gây buồn nôn và nôn trong thời kỳ đầu mang thai).
Điều trị
Nôn do mang thai có thể được giảm bớt bằng cách ăn hoặc uống thường xuyên (5 hoặc 6 bữa nhỏ/ngày), nhưng chỉ ăn chế độ ăn nhẹ (như bánh quy, nước ngọt, chế độ ăn BRAT (chuối, gạo, nước sốt táo, bánh mỳ khô). Ăn trước khi dậy có thể giúp ích. Nếu nghi ngờ mất nước (ví dụ, do hội chứng ốm nghén nặng), 1 đến 2 lít dung dịch muối hoặc dung dịch Ringer Lactat được truyền tĩnh mạch, và bất cứ bất thường điện giải nào cũng được điều chỉnh.
Một số loại thuốc (xem Bảng: Các thuốc được khuyến cáo để điều trị buồn nôn và nôn trong thai kỳ sớm) có thể được sử dụng để giảm buồn nôn và nôn trong giai đoạn đầu của thai kỳ mà không có bằng chứng về những ảnh hưởng bất lợi đối với thai.
Vitamin B6 được dùng đơn trị liệu; các thuốc khác được thêm vào nếu các triệu chứng không giảm.
Gừng (ví dụ: viên nang gừng 250 mg uống 3 hoặc 4 lần/ngày trước ăn hoặc kẹo gừng), châm cứu, băng chống say, và thôi miên có thể giúp ích, cũng như chuyển từ uống vitamin trước sinh sang kẹo vitamin chứa folate.
Những điểm chính
Nôn trong khi mang thai thường tự hết và đáp ứng với chế độ ăn uống phù hợp.
Chứng ốm nghén nặng là hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, dẫn đến mất nước, nhiễm toan và giảm cân.
Cần xem xét cả các nguyên nhân không phải sản khoa.
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Buồn nôn sau khi ăn có thai không 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.