Biển báo đi theo vòng xuyến 2024

Xem Biển báo đi theo vòng xuyến 2024

Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, người điều khiển phương tiện phải nhường đường như thế nào là đúng quy tắc giao thông? Nội dung chínhTại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, người điều khiển phương tiện phải nhường đường như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

Theo quy định tại Điều 24 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì:

Nhường đường tại nơi đường giao nhau

Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:

1. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;

2. Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái;

3. Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.

Như vậy, tại nơi không có vòng xuyến thì phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải.

Vòng xuyến (Hình từ Internet)

Những xe nào được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào?

Theo quy định tại Điều 25 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:

– Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;

– Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;

– Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

– Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

– Đoàn xe tang.

Xe quy ở trên (trừ đoàn xe tang) khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

Ngoài ra, Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

Các biển báo vòng xuyến có hình dạng như thế nào?

Theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT, để báo hiệu phía trước có vòng xuyến, lực lượng chức năng sẽ bố trí biển báo biển báo R.303 “Nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến” hoặc biển báo W.206 “Giao nhau chạy theo vòng xuyến”. Hình ảnh minh họa và ý nghĩa của từng biển báo này như sau:

C.6 Biển số W.206 “Giao nhau chạy theo vòng xuyến”

Để báo trước nơi giao nhau có bố trí đảo an toàn ở giữa nút giao, các loại xe qua nút giao phải đi vòng xuyến quanh đảo an toàn theo chiều mũi tên, đặt biển số W.206 “Giao nhau chạy theo vòng xuyến”. Trong nội thành, nội thị có thể không đặt biển này.

Hình C.6 – Biển số W.206

D.3 Biển số R.303 “Nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến”

– Để báo cho các loại xe (thô sơ và cơ giới) phải chạy vòng theo đảo an toàn ở nơi đường giao nhau phải đặt biển số R.303 “Nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến”.

– Biển có hiệu lực bắt buộc các loại xe muốn chuyển hướng phải chạy vòng theo đảo an toàn theo hướng mũi tên.

Vòng xuyến là một điểm giao thông thường gặp khi đi trên đường. Tuy nhiên, với những người mới học lái ô tô, xe máy có thể chưa quen lắm với thuật ngữ này và cũng chưa nắm rõ cách đi vòng xuyến như thế nào cho đúng luật. Để nắm rõ về báo hiệu vòng xuyến theo luật giao thông hiện nay, hãy tham khảo bài viết sau đây của Luật sư X!

Lịch tư vấn pháp luật miễn phí

Căn cứ pháp lý

Luật giao thông đường bộ 2008

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Vòng xuyến là gì?

Vòng xuyến còn có tên gọi khác là vòng xoay hay bùng binh, theo cách hiểu thông thường, vòng xuyến là một vòng tròn nằm ở giữa các ngả đường giao nhau để làm mốc cho xe cộ lưu thông.

Khi đi vào vòng xuyến, người lái xe phải cho xe chạy theo chiều ngược kim đồng hồ, theo chiều mũi tên chỉ dẫn, cho đến khi tách khỏi vòng tròn rẽ sang đường nhánh nào đó.

Trước chỗ giao cắt phải đặt biển báo số R.303 với ý nghĩa: “Nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến”. Biển có hiệu lực bắt buộc các loại xe muốn chuyển hướng phải chạy vòng theo đảo an toàn theo hướng mũi tên.

Quy tắc đi vòng xuyến đúng luật

Điểm vào và điểm ra gần nhau:

Đây là dành cho những xe tham gia vào vòng xuyến với quãng đường ngắn nhất gần như là thực hiện một bước rẽ phải chuyển hướng. Vậy khi tham gia vòng xuyến người điều khiển đánh xe ôm phải và đi sát mép ngoài cùng của vòng xuyến để tới lối ra gần nhất và ra khỏi vòng xuyến.

Việc đi sát mép ngoài cũng giúp cho người lái xe tránh khỏi các làn xe hỗn lộn bên trong để vào và ra khỏi vòng xuyến nhanh nhất, tránh gây ùn tắc giao thông cũng như người điều khiển tiết kiệm quãng đường và thời gian tốt nhất.

Điểm vào và ra cách nhau 1 lối ra gần như là quãng đường ngắn thứ hai:

 Khi rẽ phải vào vòng xuyến các người điều khiển thực hiện đánh lái đi ở làn xe sát làn ngoài cùng gần với làn của xe có quãng đường ngắn nhất. Như vậy nếu hai xe cùng vào vòng xuyến, xe thoát ra ở lối ra đầu tiên sẽ đi ở làn ngoài cùng và xe thoát ra ở lối tiếp theo sẽ đi ở làn trong kế bên.

Điểm vào và ra cách nhau với quãng đường khoảng hai lối ra:

Khi tham gia vào vòng xuyến các người điều khiển phải nhanh chóng đánh lái vào làn xe ở giữa kế bên làn xe ở lối ra thứ hai. Khi đi tới gần lối ra của mình các tài xế bật tín hiệu xin ra và nhanh chóng đánh lái để tới đường ra cần thiết, đồng thời quan sát các xe kế bên cạnh để đảm bảo an toàn.

Trong quy tắc đi vòng xuyến người điều khiển xe cần phải nắm rõ thêm đó là khi vào phải ưu tiên cho làn xe bên trái. Tức là khi mới bắt đầu tham gia vòng xoay tất cả các xe phải rẽ phải khi thấy vòng xoay, cùng lúc đó nhường đường cho các xe đang đi bên trái đã tham gia vòng xoay. Sau khi tham gia vào vòng xoay các xe sẽ đi theo vòng xoay về phía bên trái và khi cần thoát ra thì thoát ra về phía bên tay phải.

Báo hiệu vòng xuyến theo luật giao thông hiện nay

Báo hiệu vòng xuyến theo luật giao thông hiện nay như sau:

Báo hiệu vòng xuyến theo luật giao thông hiện nay

Mức xử phạt khi không xi nhan vòng xuyến

Luật Giao thông đường bộ hiện hành không có quy định nào cụ thể về vấn đề bật tín hiệu khi đi vào vòng xuyến nên về nguyên tắc chung vẫn áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:

“Điều 15. Chuyển hướng xe

1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ

2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.

3. Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.

4. Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.”

Như vậy, khi bạn có nhu cầu chuyển hướng thì đều phải bật đèn xi nhan. Vòng xuyến là nơi giao nhau giữa nhiều con đường từ nhiều hướng khác nhau. Do đó, khi đi qua khu vực giao lộ có vòng xuyến, bạn đều phải tiến hành việc nhập vào vòng xuyến và đi ra khỏi vòng xuyến khi đến đường cần đi tiếp.

Nội phạt muộn thì bị xử lý như thế nào?

Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 153/2013/TT-BTC quy định nội dung trên:

1. Quá thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Không tính chậm nộp tiền phạt trong thời hạn cá nhân vi phạm hành chính được hoãn thi hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.

Căn cứ Khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định:

1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Như vậy, Tiền nộp phạt = Tiền phạt chưa nộp + (Tiền phạt chưa nộp x 0,05% x Số ngày chậm nộp)

Theo đó, số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt, thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt.

Có thể bạn quan tâm

  • Đèn tín hiệu giao thông dành cho người đi bộ có mấy màu
  • Tín hiệu đèn giao thông được quy định như thế nào?
  • Đèn giao thông không có bộ đếm ngược có phải tuân thủ?

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Báo hiệu vòng xuyến theo luật giao thông hiện nay”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như tại mẫu đơn xác nhận độc thân, tra cứu quy hoạch xây dựng, dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

  • FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  • Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Tại vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên nào?

Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái
Căn cứ theo quy định tại điểm n khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự khi không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;

Đường ưu tiên là gì?

Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường bộ được các phương tiện giao thông đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên.

Đường nhánh là gì?

Đường nhánh là đường nối vào đường chính. Khi tham gia giao thông tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên, hoặc giữa đường nhánh và đường chính, xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.

Bạn đang tìm hiểu bài viết Biển báo đi theo vòng xuyến 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)