Biên bản hợp tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn sách giáo khoa lớp 7 2024

Xem Biên bản hợp tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn sách giáo khoa lớp 7 2024

KhoaHoc mời các thầy cô cùng tham khảo mẫu Báo cáo lựa chọn sách giáo khoa lớp 7 năm 2022 – 2023 được đăng tải trong bài viết dưới đây để viết báo cáo về việc lựa chọn SGK lớp 7 mới.

Dưới đây là toàn bộ mẫu biên bản lựa chọn sách giáo khoa lớp 7 cho các thầy cô cùng tham khảo chuẩn bị góp ý, xây dựng lựa chọn bộ sách giáo khoa mới cho năm học 2022 – 2023. Báo cáo lựa chọn SGK lớp 7 cũng cần nêu rõ ưu điểm, nhược điểm của từng đầu sách mà trường mình chọn, qua đó sẽ cải thiện những nhược điểm, hạn chế để giảng dạy hiệu quả hơn. Mời quý thầy cô cùng tham khảo Báo cáo lựa chọn sách giáo khoa mới.

TRƯỜNG THCS………
TỔ: LÍ – HÓA – SINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày …. tháng …. năm 2022

BÁO CÁO

Về việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 7

Năm học 2022 – 2023

I. Việc tổ chức quán triệt các văn bản chỉ đạo về công tác chọn sách giáo khoa lớp 7 năm học 2022-2023:

II. Việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa lớp 7 năm học 2022-2023:

III. Danh mục sách giáo khoa lớp 7 được giáo viên đề xuất lựa chọn:

TT

Môn

Tên Bộ sách

Số GV lựa chọn

Tỷ lệ (%)

1

KHTN 7

Chân trời sáng tạo

07/07

100%

2

Công nghệ 7

Chân trời sáng tạo

07/07

100%

IV. Nhận xét về bộ sách được lựa chọn:

1. Môn KHTN 7 (Bộ sách Chân trời sáng tạo – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam):

a. Ưu điểm:

– Nội dung sách viết rõ ràng, ngôn ngữ và cách thức phù hợp dễ hiểu, gần gũi với thực tế. Cấu trúc sách giáo khoa tạo cơ hội học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn kỹ năng hợp tác, phát triển tiềm năng và khả năng tư duy của người học.

– Bố cục trình bày khoa học hợp lí giữa kênh hình và kênh chữ. Nội dung kiến thức đưa ra ngắn gọn, dễ hiểu.

– Hệ thống câu hỏi và kênh hình đưa ra giúp HS phát huy được tính tư duy, sáng tạo, giúp HS chủ động chiếm lĩnh tri thức mà không phải tiếp thu kiến thức một cách thụ động.

– Nhìn chung, nội dung mỗi bài học trong bản mẫu sách giáo khoa với yêu cầu cần đạt trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 là phù hợp, chính xác, khoa học.

– Tạo điều kiện để nhà trường, tổ CM xây dựng KH kiểm tra, đánh giá HS.

– Các câu hỏi, câu lệnh, nhiệm vụ học tập trong các bài học bảo đảm được mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kết quả hoạt động (đọc/ xem/ viết/ nghe/ nói/ làm) của học sinh; bảo đảm cho giáo viên và học sinh khai thác hiệu quả nội dung, hình ảnh, ngữ liệu trong sách giáo khoa để tổ chức hoạt động dạy học.

b. Hạn chế:

– Hệ thống biểu tượng các hoạt động trong bài học còn khó nhớ, gây khó khăn trong quá trình nghiên cứu sách.

– Một số hình ảnh nhỏ, chưa rõ nét hoặc chưa có hình ảnh minh họa.

2. Môn CÔNG NGHỆ 7 (Bộ sách Chân trời sáng tạo – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam):

a. Ưu điểm:

– Trình bày hài hòa, có tính thẩm mĩ, gây hứng thú cho HS.

– Nội dung đảm bảo tính khoa học, chỉ rõ các hoạt động học được tập, giúp HS xác định được mục tiêu học tập đáp ứng được các yêu cầu cần đạt về phẩm chất năng lực theo chương trình GDPT mới.

– Hình ảnh minh họa rõ ràng, có tính thẩm mĩ, tạo hứng thú học tập cho học sinh.

– Chú trọng phát triển phẩm chất, năng lực, khả năng nhận thức của HS, kích thích khả năng tư duy và tích cực học tập của HS. Các bài học được thiết kế trình bày đa dạng

– Thể hiện đầy đủ các yêu cầu cần đạt, giúp GV đánh giá được mức độ thực hiện của HS. Tạo điều kiện để nhà trường, tổ CM xây dựng KH kiểm tra, đánh giá HS

b. Hạn chế:

– Có một số nội dung chưa nêu rõ khái niệm để HS phân biệt. Ví dụ các cách bón phân, tưới nước ở bài 3 phần 4 trang 18.

– Sử dụng một số từ ngữ học sinh chưa hiểu được rõ. Ví dụ như giá thể, thủy vực.

V. Kiến nghị, đề xuất: Điều chỉnh những hạn chế đã nêu trong các bộ sách mà GV lựa chọn để dạy và học tốt hơn.

Trên đây là Báo cáo kết quả về công tác lựa chọn sách giáo khoa lớp 7 cho năm học 2022-2023 của tổ Lí – Hóa – Sinh Trường THCS……..

PHÓ TỔ TRƯỞNG

Biên bản họp tổ chuyên môn về lựa chọn sách giáo khoa lớp 6 năm 2021 – 2021 gồm 2 mẫu cho tổ Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội, giúp thầy cô tham khảo, để đánh giá bộ sách giáo khoa lớp 6. Xem thêm các thông tin về Mẫu biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn THCS mới tại đây

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN THẢO LUẬN, ĐÁNH GIÁ SÁCH GIÁO KHOA LỚP 7 CÁC MÔN TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN NĂM 2022 – 2023

YOPOVN xin gửi BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN THẢO LUẬN, ĐÁNH GIÁ SÁCH GIÁO KHOA LỚP 7 CÁC MÔN TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN NĂM 2022 – 2023 đến quý thầy cô.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN THẢO LUẬN, ĐÁNH GIÁ SÁCH GIÁO KHOA LỚP 7 CÁC MÔN TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

I. KIỂM DIỆN: – Có mặt: 11/11 đ/c

– Vắng mặt: 0 đ/c

II. NỘI DUNG:

Tổ tiến hành nghiên cứu, thảo luận và đánh giá sách giáo khoa lớp 7 các môn học của tổ KHTN, bỏ phiếu lựa chọn sgk.

1/ Đ/c Tổ trưởng trưởng khai các văn bản hướng dẫn.

– Căn cứ Quyết định số 441/QĐ-BGDĐT ngày 28/01/2022 phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 7. – Căn cứ Quyết định số 707/QĐ-UBND ngày 10/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. – Thực hiện Công văn 328/SGDĐT-GDTrH-GDTX ngày 28/02/2022 của Sở Giáo dụcvà Đào tạo Hưng Yên về việc lựa chọn, đề xuất danh mục sách giáo khoa lớp 7. – Căn cứ Công văn số86/CV-PGDĐT ngày 0303/2022 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Về việc triển khai công tác lựa chọn sách giáo khoa lớp 3 và lớp 7 năm học 2022-2023 – Thực hiện nghị quyết chỉ đạo của Hội đồng giáo dục nhà trường THCS Đặng Lễ về việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 7 năm học 2022-2023.

2/Thảo luận, đánh giá sgk các môn học:

Bộ kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục):
Hà Huy Khoái (Tổng Chủ biên), Nguyễn Huy Đoan (Chủ biên), Cung Thế Anh, Nguyễn Cao Cường, Trần Mạnh Cường, Doãn Minh Cường, Trần Phương Dung, Sĩ Đức Quang, Lưu Bá Tháng, Đặng Hùng Thắng.
Sách viết mỗi bài theo cấu trúc chung
– Cấu trúc các bài trong một chương hợp lý, khoa học.
Dễ cho GV trong việc soạn bài. Giảm thời lượng soạn bài. Tạo nhiều có hội cho Gv kiểm tra, đánh giá năng lực cho hs
– Sách viết theo lối nhẹ nhàng, dễ tiếp cận, hình ảnh sinh động, gần gữi với học sinh.
– Phần khởi động, một số nội dung trải nghiệm trải nghiệm hay tạo hứng thú cho học sinmh khi đọc và học sách.
– Sách có các nội dung hướng nghiệp, giáo dục An toàn giao thông tạo điều kiện phát triển kĩ năng sống cho học sinh
– Số và đại số có nhiều thay đổi, các vấn đề về GTTĐ, đa thức 1 biến, cộng rừ nhân chia đa thức 1 biến
– Giảm bớt chứng minh hình học, vắng bóng định lí Pytago
– Thống kê đơn giản hơn.

– Bài tập với sô lượng vừa phải, vừa củng cố lí thuyết, nâng cao kĩ năng tính toán cho học sinh

– Tuy có rõ ràng về nội dung nhưng lại mang tính chất giới thiệu nặng về kiến thức hơn là chú trọng đến rèn luyện kĩ năng cho Hs.
– Chưa giới thiệu được cách vẽ tam giác cân, tam giác đều (chưa hiểu ý đồ tác giả). Dành cho các cháu về nhà tự tìm hiểu vậy (mục 4)

– Cách trình bày một số nội dung chưa hợp lí.​

Bộ Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục):
Trần Nam Dũng (Tổng Chủ biên), Tràn Đức Huyên (Chủ biên), Nguyễn Cam, Nguyễn Văn Hiển, Ngô Hoàng Long, Huỳnh Ngọc Thanh.
– Cấu trúc các bài trong một chương hợp lý, khoa học
– Về cấu trúc các phần trong một bài học:
– Định hướng phát triển năng lực toán học
+ Các phần có cấu trúc rõ ràng: Hoạt động khởi động, HĐ khám phá, trọng tâm kiến thức, thức hành, vận dụng.
+ Cách sắp xếp các hoạt động khoa học hợp lý làm rõ trọng tâm kiến thức trong từng bài giúp giáo viên dễ dàng thực hiện các hoạt động trong tiết học.
+ Sau mỗi bài học có nêu ra các yêu cầu cụ thể về kiến thức, kỹ năng trong từng bài học (Mục: Sau bài học này em đã làm được những gì) để học sinh và phụ huynh có thể đối chiếu xem con em mình đã đạt được những kiến thức, kỹ năng nào trong bài.
+ Bộ sách giáo khoa Chân trời sáng tạo có nhiều hình ảnh minh họa sinh động, hướng tới phát triển các năng lực và phẩm chất của học sinh.

+ Nhiều hoạt động trải nghiệm thực tế.

– HĐ khởi động thường đặt các vấn đề trong toán học.
– Nhiều nội dung kiến thức vẫn chưa giảm bớt tính hàn lâm, gây khó cho học sinh khi tiếp nhận kiến thức mới.
– Nội dung thống kê và xác suất tách dời để ở hai tập tạo sự không liền mạch cho chủ đề.
– Phần hình học đo lường: Vẽ đoạn thẳng chưa đánh dấu hai điểm tại hai đầu đoạn thẳng (Đề nghị nhà xuất bản chỉnh sửa).
– Còn nhiều nội dung phần đo góc (dụng cụ đo lại ở phần hình học phẳng ở sách tập 2).

– Sách in trên giấy bóng, chữ nhỏ gây khó khăn trong việc đọc sách của học sinh. Dễ gây mất hứng thú cho học sinh muốn khám phá nội dung bài học

Bộ cánh diều
Nhóm tác giả:
Đỗ Đức Thái (Tổng chủ biên kiêm chủ biên), Lê Tuấn Anh – Đỗ Tiến Đạt – Nguyễn Sơn Hà – Nguyễn Thị Phương Loan – Phạm Sỹ Nam – Phạm Đức Quang
Nhà xuất bản: Đại học sư phạm

– Cấu trúc các bài trong một chương hợp lý, khoa học
– Về cấu trúc các phần trong một bài học:
+ Các phần có cấu trúc rõ ràng: Hoạt động khởi động, HĐ khám phá, trọng tâm kiến thức, vận dụng phù hợp với đổi mới phương pháp dạy học.
+ Phần câu hỏi gợi mở vấn đề trong hoạt động khởi động, bộ sách có nhiều câu hỏi thực tế, sinh động, gần gũi gắn với thực tế, giúp học sinh tò mò muốn khám phá và tiếp cận kiến thức một cách tự nhiên.
+ Cách sắp xếp các hoạt động trong từng nội dung bài học khoa học, hợp lý làm rõ trọng tâm kiến thức trong từng nội dung của bài giúp giáo viên dễ dàng thực hiện các hoạt động trong tiết học.
– Ưu điểm nổi bật của bộ sách là giúp người đọc sách rất dễ hiểu, các kiến thức được phát hiện một cách tự nhiên gần gũi, lý thuyết giảm bớt tính hàn lâm, giúp học sinh tăng khả năng tự học thông qua đọc sách giáo khoa.
– Hệ thống bài tập phong phú phù hợp với nhiều đối tượng học sinh.
– Bộ sách giáo khoa Cánh Diều đã có những điểm mới, gắn với thực tế cuộc sống. Có nhiều hình ảnh minh họa sinh động, thân thiện, tích hợp kiến thức các môn học hướng tới phát triển các năng lực và phẩm chất của học sinh.
– Có nhiều hoạt động trải nghiệm giúp tạo hứng thú học cho học sinh, mà học sinh có thể thực hiện ngay trên lớp trong mỗi tiết học giúp học sinh cảm nhận được sự gần gũi của môn Toán với thực tế cuộc sống.

– Sách được in trên chất liệu giấy không bóng, chữ in to rõ ràng, giúp cho học sinh không bị lóa mắt khi đọc sách.

– Sau mỗi bài học không có phần chốt kiến thức trọng tâm hay đặt ra câu hỏi như bộ sách Chân trời sáng tạo.
– Còn có bài học đưa ra câu hỏi khởi động nhưng trong nội dung bài chưa giải quyết mà vẫn để cho học sinh tụ khám phá,
Bộ kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục):
Vũ Văn Hùng (Tổng Chủ biên), Mai Văn Hưng, Lê Kim Long, Bùi Gia Thịnh (dồng Chủ biên), Nguyễn Thị Thanh Chi, Ngô Tuấn Cường, Trần Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Bích Ngọc, PhạmThị Phú, Vũ Trọng Rỹ, Mai Thị Tình, Vũ Thị Minh Tuyến.
– Kênh chữ và kênh hình đa phần đẹp rõ nét, phù với nội dung bài học.
– Nội dung sách giáo khoa phân chia theo chương, bài cụ thể.
– Các hoạt động học tập trong sách có hướng dẫn, gợi ý học sinh để lĩnh hội kiến thức mới được dễ dàng.

– Nội dung các bài học gắn lý thuyết với thực hành nhằm giúp học sinh ôn tập, củng cố và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.

– Câu hỏi bài tập vận dụng nâng cao, tìm tòi, khám phá ở 1 số bài còn ít.
– Nội dung kiểm tra đánh giá ở một số bài chưa phát huy được năng lực học tập của học sinh.
– Ở bài 30 “Nguyên sinh vật” phần một số bệnh do nguyên sinh vật sách chỉ giới thiệu về 2 loại bệnh chưa đi sâu vào giáo dục ý thức học sinh.
– Bài 25: Hệ thống phân loại sinh vật. H25.2 Sơ đồ các đơn vị phân loại sinh vật chưa thể hiện rõ nét các đơn vị phân loại từ bậc thấp đến cao. Nội dung kiến thức chưa khẳng định được cần dựa vào tiêu chí nào để phân loại sinh vật,

– Một số bài nội dung kiến thức nhiều, chữ nhỏ, hình ảnh chưa rõ ràng

Bộ Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục):– Kênh chữ và kênh hình đa phần đẹp rõ nét, phù với nội dung bài học.
– Cấu trúc mỗi bài học theo các hoạt động: Mở đầu, hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng, mở rộng giúp học sinh phát huy được tính chủ động, tích cực trong quá trình tiếp thu kiến thức cũng như giúp cho giáo viên thuận lợi trong việc xây dựng kế hoạch dạy học.
– Nội dung sách giáo khoa phân chia theo các mạch chủ đề và các hoạt động học tập cụ thể từ thấp đến cao giúp học sinh có hứng thú học tập, tích cực chủ động rèn luyện các kỹ năng, kích thích tư duy sáng tạo.
– Các hoạt động học tập trong sách đều có hướng dẫn, gợi ý cần thiết bằng các hình thức khác nhau như kênh hình, kênh chữ để cho học sinh tìm tòi và lĩnh hội kiến thức dễ dàng hơn. Có các hoạt động phân hóa học sinh theo năng lực của từng em.
– Từng bài học, chủ đề có hệ thống câu hỏi mở và liên hệ nhiều đến các hiện tượng tự nhiên, các vấn đề trong cuộc sống phát huy khả năng tìm tòi, tư duy sáng tạo của học sinh. Sau mỗi bài học đều có hệ thống bài tập củng cố hay vận dụng thực hành gắn lý thuyết nhằm giúp học sinh ôn tập, củng cố và phát triển năng lực, phẩm chất, vận dụng kiến thức thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong mỗi bài học.
– Nhìn tổng thể phông chữ và cỡ chữ của cuốn sách còn chưa đồng nhất theo các nội dung của 1 bài. – Trong một số bài có sử dụng cỡ chữ quá nhỏ học sinh khó nhận biết (mục 4 bài 22).
– Còn 1 số hình ảnh nhỏ, chưa rõ nét, hoặc còn chưa có hình ảnh minh họa: Bài 29, Bài 31 (hình ảnh nhỏ). Bài 34 (không có hình ảnh minh họa). Bài 28: ở hình 28.6 trang 128 hình ảnh chưa rõ ràng dẫn tới học sinh suy diễn. Có bài sử dụng hình ảnh minh họa chưa mang tính chất phổ biến, gây khó khăn cho học sinh vùng cao: hình a của Hình 11.1 và hình b, d Hình 11.2 thuộc Bài 11.
– Một số nội dung trong sách cần được điều chỉnh bổ sung để phù hợp hơn:
+ Bài 7 “Thang nhiệt độ Celsius – Đo nhiệt độ” nên: giới thiệu thêm về đặc điểm của nhiệt kế y tế là ở bầu nhiệt có một nút thắt và tác dụng của nút thắt đó; bổ sung thêm hình ảnh nhiệt kế phổ biến khác. Trong phần mở rộng của bài cần nói thêm về nguyên tắc hoạt động của Nhiệt kế điện tử và nhiệt kế hồng ngoại được dùng nhiều trong y tế.
+Trong phần tóm tắt kiến thức trọng tâm của bài 37 trang 164 cần bổ sung mối liên hệ tổng quát giữa trọng lượng của vật với khối lượng của vật P = 10.m

+ Cách đọc tên các chất (theo cách mới) nên chú thích cả cách đọc cũ (Có thể mở ngoặc tên cũ hoặc có mục lục cuối sách, ví dụ ở trang 74: iodine (tên cũ là gì?). trang 76: khí hydrogen chloride (tên cũ là gì?).

Bộ cánh diều (Đại học Sư phạm ).
Mai Sỹ Tuấn (Tổng Chủ biên), Đinh Quang Báo, Nguyễn Văn Khánh, Đặng Thị Oanh (đồng Chủ biên), Nguyễn Văn Biên, Đào Tuấn Đạt, Phan Thị Thanh Hội, Ngô Văn Hưng, Đỗ Thanh Hữu, Đỗ Thị Quỳnh Mai, Phạm Xuân Quế, Trương Anh Tuấn, Ngô Văn Vụ.
– Kênh chữ và kênh hình đa phần đẹp rõ nét, phù với nội dung bài học.
– Cấu trúc mỗi bài học theo các hoạt động.
– Nội dung sách giáo khoa phân chia theo các mạch chủ đề và các hoạt động học tập cụ thể từ thấp đến cao giúp học sinh có hứng thú học tập.
– Phần mục lục cuối sách giáo khoa có thêm hình ảnh, màu sắc nên rối mắt.
– Trong một bài có nhiều cỡ chữ chú thích các hình chữ nhỏ. Bài 13 “Từ tế bào đến cơ thể” trang 85.
– Sau mỗi bài học không có hệ thống bài tập củng cố kiến thức mà chỉ có bài tập củng cố ở sau mỗi chủ đề hoặc nhiều chủ đề vì vậy chưa giúp học sinh ôn tập, củng cố khắc sâu kiến thức kịp thời cho học sinh trong mỗi tiết học. Nên tách riêng hệ thống câu hỏi, bài tập sau mỗi bài học hoặc mỗi chủ đề.
– Số câu hỏi định hướng tự học, tự nghiên cứu kiến thức trong quá trình hình thành kiến thức còn ít, không có mức độ phân hóa học sinh. Phần thực hành dành cho học sinh ít. Dẫn đến không phát huy hết năng lực sáng tạo, năng lực tự học cũng như năng lực thức hành của mỗi học sinh.
– Không có số thứ tự câu hỏi quan sát, trả lời câu hỏi hay thảo luận để hình thành kiến thức mới cũng như câu hỏi luyện tập.
– Nội dung kiến thức mới thường được thông báo ngay, sẽ làm hạn chế khả năng tìm hiểu hay xây dựng kiến thức của học sinh
– Một số bài từ dùng chỉ kiến thức chưa cụ thể: Bài Virus phần 1 (Hình dạng và cấu tạo virus).
– Một số nội dung trong sách cần được điều chỉnh bổ sung để phù hợp hơn:
+ Cách đọc tên các chất (theo cách mới) nên chú thích cả cách đọc cũ (Có thể mở ngoặc tên cũ hoặc có mục lục cuối sách, ví dụ ở trang 64: Khí chlorine (tên cũ là gì?)

+ Trong bài 29 “Lực hấp dẫn” trang 166, 167 chưa nói được mối liên hệ tổng quát giữa Trọng lượng của vật với khối lượng của vật P = 10.m

Bộ kết nối tri thức với cuộc sống– Nội dung gắn liền với cuộc sống thực tiễn hàng ngày với hs– Phải có vườn để thực hành
Bộ Chân trời sáng tạo – Nội dung gắn liền với cuộc sống thực tiễn hàng ngày với hs. Hướng nghiệp cho hs, giáo dục stem– Một số kiến thức còn trừu tượng
Bộ cánh diều– Các bài học được xây dựng với các nội dung gần gũi với cuộc sống, với hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản của người dân, giúp cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và dễ vận dụng– Phải có vườn để thực hành
Bộ kết nối tri thức với cuộc sống– Các tiêu chí, tiêu chuẩn đảm bảo, phù hợp với địa phương.
– Sách gồm 5 chủ đề với 16 bài học:
Cấu trúc các bài học được xây dựng thống nhất, rõ ràng, cụ thể, dễ phân biệt bằng logo các phần khởi động, hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng; các phần được trình bày hợp lý, kết hợp hình ảnh minh họa phù hợp.
– Với mỗi bài học, sách đều đưa ra những tình huống xuất hiện trong cuộc sống gắn với nội dung bài học, gần gũi, học sinh tiếp cận kiến thức một cách tự nhiên.
– Các hoạt động học tập đều có hướng dẫn, gợi ý bằng các hình thức khác nhau, kích thích tư duy sáng tạo của học sinh; một số bài có câu hỏi thảo luận nhóm, cấu trúc, nội dung bài học có tính mở giúp giáo viên thuận lợi trong việc lập kế hoạch bài dạy theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; học sinh dễ dàng tiếp thu và hoạt động trong tiết học; mỗi bài đều có luyện tập củng cố và vận dụng giúp học sinh khắc sâu kiến thức.

– Trong cuốn sách có tích hợp nội dung đổi mới: – Phát triển năng lực học sinh thông qua các hoạt động; – Kết nối trí thức cũ và tri thức mới; – Khả năng kết hợp kệnh hình và kênh chữ.

– Sách chữ hơi nhỏ, hình ảnh thực tế còn ít, một số hình ảnh chưa rõ nét.
Bộ cánh diều– Các tiêu chí, tiêu chuẩn cơ bản đảm bảo, phù hợp với địa phương.
– Sách gồm 5 chủ đề với 31 bài học:
Mỗi bài học cụ thể các phần hoạt động, luyện tập, vận dụng, câu hỏi tự kiểm tra. Mỗi chủ đề đều có mục tiêu chủ đề, tóm tắt chủ đề và tìm hiểu thêm giúp học sinh mở rộng kiến thức, nâng cao hiểu biết.
– Kênh chữ và kênh hình đẹp, rõ nét, dễ nhìn, nhiều hình ảnh minh hoạ sống động, phù hợp với nội dung bài học.

– Trong cuốn sách có tích hợp nội dung an toàn giao thông; an ninh mạng, thực tiễn trong cuộc sống, kiến thức liên môn; rèn luyện ý thức tự học và học tập suốt đời.

– Cấu trúc bài học phần khởi động không rõ ràng, tách biệt, chỉ có logo các phần hoạt động, luyện tập, vận dụng, câu hỏi tự kiểm tra làm cho học sinh và giáo viên khó theo dõi bài học và khó khăn trong việc soạn giáo án.
– Một số hoạt động đưa ra còn dài dòng, khó
– Một số nội dung thiếu hình ảnh minh họa

– Hệ thống câu hỏi, bài tập luyện tập, vận dụng còn ít.

Bộ kết nối tri thức với cuộc sống– Nội dung kiến thức được thể hiện qua kênh chữ ngắn gọn, rõ ràng, đầy đủ, kết hợp hài hòa, thống nhất với kênh hình minh họa chuẩn xác kỹ thuật, giúp học sinh dễ hiểu, dễ hình dung động tác và thực hiện nhiệm vụ học tập theo mạch nội dung của 4 phần: Mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng.
– Mỗi chủ đề đều có các động tác bổ trợ rất cần thiết cho học sinh làm quen với bóng và bước vào học kỹ thuật mới dễ hơn.
– Chủ đề Bài thể dục liên hoàn 30 nhịp có sự kế thừa, sự liên kết bài tốt và thể hiện rõ mức độ yêu cầu cao hơn ở cuối bài.

– Phần thể thao tự chọn có 3 chủ đề (Cầu lông, Bóng rổ, Bóng đá) đều là những môn thể thao học sinh rất yêu thích.

– Màu sắc trang trí, một số hình ảnh sử dụng tông màu nhạt làm cho hình ảnh chưa nổi bật, bắt mắt.
– Các chủ đề chưa có nội dung giới thiệu chung về kỹ thuật.
Bộ Chân trời sáng tạo– Kênh hình sắc nét, màu sắc trang trí nổi bật, dễ phân biệt các phần bằng logo của 4 phần: Mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng.Kênh chữ với kênh hình có chỗ chưa phù hợp, chưa thống nhất.
– Chủ đề Chạy cự li trung bình: Nội dung khởi động chuyên môn không có chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, chạy đạp sau mà sử dụng động tác đá lăng trước, bước ngang, bước chéo là chưa phù hợp với chủ đề.
– Chủ đề Bài tập thể dục: Bài thể dục liên hoàn 20 nhịp là hơi ngắn so với 10% thời lượng của môn học, trong bài có 3 nhịp giống nhau đều đưa người tập về tư thế chuẩn bị là không cần thiết trong quá trình tập luyện sẽ làm giảm đi sự liên kết của cả bài; các động tác còn đơn giản, chưa thể hiện được mức độ tăng dần yêu cầu cao hơn ở cuối bài.

– Một số trò chơi chưa phù hợp với điều kiện thời gian trong tiết học.

Bộ cánh diều– Kênh hình sắc nét, màu sắc trang trí nổi bật, dễ phân biệt các phần bằng logo của 4 phần: Mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng.
– Mỗi chủ đề đều nội dung giới thiệu tổng quát về kỹ thuật có mấy giai đoạn.
– Phần vận dụng: Có sử dụng một số hình ảnh minh họa sinh động, gần gũi với thực tiễn cuộc sống.
– Chủ đề chạy cự li ngắn: Bài 1, trình tự sắp xếp nội dung học các động tác bổ trợ sau nội dung học kỹ thuật chạy giữu quãng là chưa phù hợp.
– Chủ đề ném bóng và chủ đề Chạy cự li trung bình: Không có nội dung học các động tác bổ trợ trước khi bước vào học kỹ thuật để học sinh luyện tập, làm quen với bóng và chủ động tiếp thu kỹ thuật mới là chưa phù hợp.
– Chủ đề Bài tập thể dục: Trong bài thể dục liên hoàn 32 nhịp, có 8 nhịp giống nhau đều đưa người tập về tư thế chuẩn bị là không cần thiết trong quá trình tập luyện và sẽ làm giảm đi sự liên kết của cả bài.

MÔN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Bộ kết nối tri thức với cuộc sống ( Đồng chủ biên: Trần thị Thu +Đỗ Mạnh Hùng… Của nhà xuất bản GDVN)– Sách giáo khoa đã thể hiện đúng mục tiêu yêu cầu nêu trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, thể hiện tính hiện đại, cập nhật, tính chính xác, hệ thống của kiến thức.
– Ngôn ngữ viết khoa học, cô đọng, dễ hiểu. Các quy định về chính tả, chữ viết, kí hiệu đúng theo quy định, thể hiện chính xác nội dung cần trình bày, phù hợp với lứa tuổi HS.
– Nội dung bài học có: mục tiêu rõ ràng, những kiến thức, kĩ năng đảm bảo những nội dung cần đạt về phẩm chất năng lực theo CT GDPT giúp người học rèn luyện khả năng tự học, tự tìm tòi kiến thức, bồi dưỡng năng lực phẩm chất.

– Nội dung của sách giáo khoa đã phù hợp với trình độ phát triển của học sinh, với trình độ của giáo viên, với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, phù hợp với xu hướng của thời đại.

– Nhiều hoạt động và nhiệm vụ trong một tiết.
Bộ Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục):
– Đồng chủ biên: Vũ Đình Bảy+ Vũ Phương Liên

Trần Bảo Ngọc+ Đồng Văn Toàn+ Huỳnh Mộng Tuyền

1/Hình thức trình bày:

  • – Hình thức đẹp, hấp dẫn;
  • – Tranh ảnh minh họa đẹp, bắt mắt;

– Hài hoà giữa kênh chữ, kênh hình.
2/Nội dung:
– Nội dung sách gồm 9 chủ đề, bám sát yêu cầu về kế hoạch chủ đề giáo dục phát triển năng lực do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, đồng thời tạo cơ hội cho HS phát triển.
– Thiết kế các nhiệm vụ vừa sức với đối tượng HS, các nhiệm vụ thiết kế mở, linh hoạt, phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương;
– HS thực hiện; GV dễ dàng tổ chức hoạt động (Hoạt động chủ đề trải nghiệm).
– Thể hiện rõ vai trò, vị trí của Phụ huynh và cộng đồng trong giáo dục học sinh.
– Các hoạt động hướng tới sự thê hiện năng lực, sở thích của bản thân, tạo điều kiện cho HS chủ động tham gia kiến tạo kiến thức.
– Các nội dung bám sát thực tế cuộc sống, dễ hiểu, dễ vận dụng; Các tình huống cụ thể, gần gũi với cuộc sống.

– Gợi ý các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động đa dạng, phong phú.​

Các nội dung Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp, HĐGD theo chủ đề chưa được định hướng rõ ràng, cụ thể, GV chủ yếu phải dựa vào định hướng của SGV.​

Bộ cánh diều (Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam)
Chủ biên Đỗ Ngọc thống cùng nhiều tác giả
1. Bám sát các yêu cầu của CT GDPT 2018.
– Cấu trúc hợp lí: các hoạt động cụ thể
2. Nhiệm vụ của các hoạt động phù hợp
3. Sách được thiết kế sáng sủa, rõ ràng, dễ hiểu; in màu và có nhiều hình ảnh, bảng biểu, minh họa đẹp. Kênh hình trở thành các nội dung dạy và học.

4. Đổi mới đánh giá theo yêu cầu của CT: đánh giá năng lực (đọc, viết, nói và nghe); sử dụng ngữ liệu đánh giá mới.

– Nhiều hoạt động và nhiệm vụ trong một tiết.
– Bài tập còn lặp hình thức

3/Bỏ phiếu lựa chọn sgk:

Tổ chuyên môn đã bầu ban kiểm phiếu, tổ chức cho các giáo viên bỏ phiếu kín, mỗi giáo viên lựa chọn một đầu sách giáo khoa cho mỗi môn học. Kết quả: (có biên bản kiểm phiếu và danh mục sách được sắp xếp theo thứ tự từ số phiếu cao đến số phiếu thấp kèm theo). Cuộc họp kết thúc vào hồi 16h 30 phút ngày 10/03/2022. Biên bản đã được thông qua trước cuộc họp

XEM THÊM:

Bạn đang tìm hiểu bài viết Biên bản hợp tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn sách giáo khoa lớp 7 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)