Bầu 37 tuần có nên đi xa 2024

Xem Bầu 37 tuần có nên đi xa 2024

Mang thai tuần 37 chính là khoảng thời gian rất ý nghĩa. Đây là những tháng ngày cuối của thai kỳ. Mặc dù không có bất thường gì nhưng sự chuyển dạ sinh em bé có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vậy thì trong tuần lễ mang thai này, mẹ bầu nên chú ý những gì? Em bé trong bụng có những thay đổi ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây.

Nội dung bài viết

  • 1.Mang thai tuần 37có điều gì đặc biệt?
  • 2.Những thay đổi của em bé khi người mẹ mang thai tuần 37
  • 3.Những thay đổi của cơ thể mẹ bầu khi mang thai tuần 37
  • 4.Mẹ bầu mang thai 37 tuần sẽ có những triệu chứng gì?
  • 5.Lời khuyên của các chuyên gia
  • 6.Chế độ dinh dưỡng khi mang thai tuần 37

1.Mang thai tuần 37có điều gì đặc biệt?

Thật vui mừng vì thai phụ đã mang thai tuần 37. Khi đồng hồ đang dần đếm ngược đến ngày bạn chuyển dạ, bạn hãy chuẩn bị sẵn sàng nhé! Theo thống kê chung thì có khoảng 54 % mẹ bầu chuyển dạ từ nay cho đến tuần thứ 39.

Mang thai tuần 37

Trong tuần lễ mang thai này, mẹ bầu cũng không có gì thay đổi nhiều so với tuần thứ 36. Cân nặng sẽ thường không tăng hoặc tăng rất ít. Tuy nhiên, thai phụ nên duy trì những việc sau:

  • Tiếp tục bổ sung vitamin trước khi sinh.
  • Duy trì thói quen uống khoảng 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.
  • Tiếp tục thực hiện các bài tập Kegel hàng ngày để tăng cường sức mạnh của vùng chậu và cơ quan sinh dục.
  • Vẫn duy trì thói quen thực hiện mát xa tầng sinh môn hàng ngày của mẹ bầu.
  • Tìm hiểu kỹ càng hơn những dấu hiệu khởi phát chuyển dạ để đi đến cơ sở y tế kịp thời.

>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề: Ốm nghén: Những điều cần biết

2.Những thay đổi của em bé khi người mẹ mang thai tuần 37

Tuần 37 được xem là giới hạn của sự hoàn chỉnh thai kỳ. Điều đó đồng nghĩa là em bé của bạn đang ở thời điểm phát triển hoàn thiện và sẵn sàng chào đời. Tuy nhiên, theo một số ý kiến của các chuyên gia, em bé ra đời vào tuần 37 vẫn còn khá sớm.

Thai nhi khi người mẹ mang thai tuần 37

Ngoài ra, em bé trong bụng vẫn đang tiếp tục phát triển hoàn chỉnh nhất. Bé sẽ có động tác nắm ngón tay và mút ngón tay cái. Trên thực tế, động tác mút ngón tay cái trong tử cung tạo tiền đề cho phản xạ bú của bé. Vào cuối thời điểm mang thai tuần 37, em bé sẽ dài 45,7 cm và nặng từ 2,8 đến 3,2 kilogram.

>> Xem thêm: Ra dịch nhầy màu hồng khi mang thai có nguy hiểm không?

Các cơ quan chính trong cơ thể em bé đã sẵn sàng để tồn tại độc lập trong môi trường bên ngoài tử cung. Não và phổi tuy vẫn cần nhiều thời gian hơn để trưởng thành hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu em bé của bạn được sinh ra trong tuần lễ này, nhiều khả năng bé sẽ phát triển ổn định.

3.Những thay đổi của cơ thể mẹ bầu khi mang thai tuần 37

Khi mang thai được 37 tuần, cơ thể của thai phụ vẫn không có gì thay đổi quá nhiều so với tuần mang thai thứ 36. Trong lúc em bé di chuyển dần xuống dưới thấp, đầu của bé sẽ áp vào bàng quang của người mẹ. Khi ấy, bạn có thể cảm thấy thường xuyên mắc tiểu hoặc bị đau vùng lưng dưới.

Cảm giác mắc tiểu thường xuyên khi mang thai

Bên cạnh đó, sự chèn ép của bào thai vào trực tràng sẽ làm bạn bị rối loạn đi tiêu. Những triệu chứng thường gặp như tiêu chảy, táo bón (có thể xen kẽ với nhau). Kèm theo tình trạng rối loạn đi tiêu ấy là cảm giác mót rặn thường xuyên.

Một tin vui là khi em bé di chuyển dần xuống dưới, áp lực lên thành ngực sẽ giảm dần. Nhờ vậy, mẹ bầu sẽ cảm thấy dễ thở hơn. Vú của mẹ bầu sẽ trở nên mềm hơn và sẵn sàng cho chức năng tiết sữa. Âm đạo đôi khi chảy ít dịch và có thể lẫn máu.

4.Mẹ bầu mang thai 37 tuần sẽ có những triệu chứng gì?

Những triệu chứng thường gặp của mẹ bầu mang thai tuần 37bao gồm:

  • Phù nề ở tứ chi của người mẹ, đặc biệt là hai chi dưới.
  • Buồn nôn.
  • Khó ngủ.
  • Co thắt Braxton-Hicks.
  • Mệt mỏi.
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Đau nhức hai chân nếu đứng lâu.
  • Cảm giác đầy bụng dưới, trằn bụng, đôi khi đau bụng.

Các cơn co Braxton-Hicks sẽ xuất hiện ngày càng dày đặc hơn và thường xuyên hơn. Nó là tiền đề tạo điều kiện thuận lợi cho những cơn co tử cung. Giúp quá trình chuyển dạ được thuận lợi, bào thai được tống ra ngoài dễ dàng.

Phù chân khi mang thai

5.Lời khuyên của các chuyên gia

Khi mang thai được 37 tuần, các bác sĩ cũng như chuyên gia khuyên mẹ bầu nên:

  • Hạn chế đi du lịch xa vì sự chuyển dạ có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.
  • Không nên làm việc nặng.
  • Duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 1,5 đến 2 lít nước).
  • Không thức khuya, không hút thuốc lá, không uống rượu bia hoặc các thức uống có cồn.

Mặt khác, vào thời gian này, mẹ bầu nên sớm chuẩn bị cho sự ra đời của em bé. Những việc cần làm bao gồm:

  • Đăng ký sinh nở tại một cơ sở y tế mà mình tín nhiệm, tin tưởng.
  • Suy nghĩ tên để đặt cho con.
  • Chuẩn bị những giấy tờ cần thiết khi sinh em bé. Chẳng hạn như sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân, thẻ bảo hiểm y tế, giấy tạm trú (nếu có)
  • Liên hệ những người thân như ông bà, cha mẹ để hỗ trợ mình khi sinh em bé.
Tập thể dục khi mang thai

6.Chế độ dinh dưỡng khi mang thai tuần 37

Khi mang thai được 37 tuần, mẹ bầu vẫn nên duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Bao gồm:

  • Đạm (Protein): Thịt, sữa, trứng, cá.
  • Chất béo: Dầu thực vật.
  • Đường bột: Bột ngũ cốc, cơm gạo tẻ, gạo lứt.
  • Chất xơ: rau xanh, củ các loại.
  • Vitamin phức hợp từ trái cây các loại như: táo, nho, lê, cam, bưởi,
Trái cây nên ăn khi mang thai

Hy vọng qua bài viết này, mẹ bầu sẽ biết được mang thai tuần 37 mình cần chú ý những gì. Từ đó, các bạn sẽ có một kế hoạch đầy đủ nhất, chu đáo nhất cho quá trình chuyển dạ sắp tới.

Để biết được mang thai tuần 38 có gì cần lưu ý, mời các bạn cùng tham khảo bài viết: Mang thai tuần 38 nhé!

Bạn đang tìm hiểu bài viết Bầu 37 tuần có nên đi xa 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)