Nội dung chính
- 1 Xem Bài tập hợp đồng tương lai có đáp án 2024
- 1.1 Hợp đồng tương lai là gì?
- 1.2 Ví dụ về hợp đồng tương lai
- 1.3 Các khái niệm của hợp đồng tương lai
- 1.4 Lợi ích của hợp đồng tương lai
- 1.5 Đặc điểm của hợp đồng tương lai
- 1.6 Giao dịch hợp đồng tương lai diễn ra như thế nào?
- 1.7 Các chiến lược đầu tư phái sinh hợp đồng tương lai hiệu quả
- 1.8 HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Xem Bài tập hợp đồng tương lai có đáp án 2024
Hợp đồng tương lai là gì? Bài viết tổng hợp tất cả các thông tin về hợp đồng tương lai: Lợi ích, đặc điểm, các chiến lược giao dịch phái sinh hợp đồng tương lai cho nhà đầu tư,
Lợi ích của hợp đồng tương laiĐặc điểm của hợp đồng tương laiCác chiến lược đầu tư phái sinh hợp đồng tương lai hiệu quả
Hợp đồng tương lai là gì?
Trong lĩnh vực tài chính, hợp đồng tương lai (futures contract) là một hợp đồng chuẩn hóa giữa hai bên nhằm trao đổi một tài sản cụ thể có chất lượng và khối lượng chuẩn hóa với giá thỏa thuận hôm nay (gọi là giá tương lai (futures price) hay giá xuất phát) nhưng lại giao hàng vào một thời điểm cụ thể trong tương lai, ngày giao hàng). Các hợp đồng này được giao dịch thông qua sàn giao dịch tương lai (futures exchange). Một bên đồng ý mua tài sản cơ sở trong tương lai, hay bên mua trong hợp đồng, gọi là trường vị (long), còn một bên đồng ý bán trong tương lai, hay bên bán trong hợp đồng, gọi là đoản vị (short). Thuật ngữ trên phản ánh kỳ vọng của các bên người bán hy vọng giá hàng hóa sẽ giảm, còn người mua hy vọng giá hàng hóa sẽ tăng. Lưu ý rằng tự bản thân hợp đồng không tốn phí khi ký kết; thuật ngữ mua/bán chỉ là công cụ ngôn ngữ thuận tiện để phản ánh vị thế của các bên (trường vị hoặc đoản vị).
Bạn đang xem: Bài tập hợp đồng tương lai có lời giải
Trong nhiều trường hợp, tài sản cơ sở trong hợp đồng tương lai có thể hoàn toàn không phải là hàng hóa truyền thống nghĩa là, đối với hợp đồng tài chính tương lai, tài sản hoặc mặt hàng cơ sở có thể là các loại tiền tệ, chứng khoán hay công cụ tài chính và tài sản vô hình hoặc các khoản mục tham chiếu như chỉ số chứng khoán và lãi suất.
Hợp đồng tương lai
Ví dụ về hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai là thỏa thuận giữa hai bên mua và bán về một giao dịch diễn ra trong tương lai với mức giá mức giá được xác định từ thời điểm ký kết hợp đồng.
Ví dụ: Công ty A ký hợp đồng tương lai bán cho công ty B 100 000 thùng dầu vào tháng 5/2018 theo giá 1.500.000 đ/thùng. Đến tháng 9/2018, nếu giá dầu tăng 2.000.000 đ/thùng thì sẽ có hai phương án cho công ty A như sau: Hoặc là A sẽ giao cho B 100 000 thùng dầu với giá 1.500.000 đ/thùng hoặc công ty A sẽ không bán dầu cho công ty B mà thanh toán theo chênh lệch thỏa thuận ban đầu cho công ty B với số tiền: 500.000×100.000 = 50.000.000.000đ
Giao dịch hàng hóa phái sinh
Các khái niệm của hợp đồng tương lai
Khái niệmGiải thíchHợp đồng tương laiLà thỏa thuận giữa bên mua và bên bán về một giao dịch diễn ra trong tương lai với mức giá được xác định trước.Tài sản cơ sởLà đối tượng được thỏa thuận trong hợp đồng phái sinh.Ký quỹKhoản đặt cọc để tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh, đóng vai trò đảm bảo khả năng thanh toán của hai bên hợp đồng.Vị thếTrạng thái giao dịch và khối lượng của hợp đồng phái sinh mà nhà đầu tư hiện đang nắm giữ.Đóng vị thếMở một vị thế đối ứng với một vị thế đang nắm giữ có cùng tài sản cơ sở và ngày đáo hạn.Giá thanh toán cuối ngàyMức giá của hợp đồng phái sinh được dùng để tính toán giá trị lãi/lỗ phát sinh trong ngày của từng hợp đồng.Giá thanh toán cuối cùngMức giá của tài sản cơ sở được xác định vào ngày giao dịch cuối cùng của chứng khoán phái sinh dựa trên tài sản cơ sở đó, dùng để tính t oán giá trị lãi/lỗ phát sinh trong ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng.Hệ số nhân hợp đồngHệ số quy đổi giá trị của Hợp đồng tương lai chỉ số thành tiền.Khối lượng mởSố lượng hợp đồng của một loại Chứng khoán phái sinhđang còn tồn tại ở một thời điểm.
Lợi ích của hợp đồng tương lai
Giao dịch hợp đồng tương lai dễ dàng, thuận tiện
Giao dịch hợp đồng tương lai diễn ra tương tự như giao dịch cổ phiếu. Nhà đầu dự đoán thị trường tăng điểm sẽ đặt lệnh mua để mở vị thế mua hợp đồng tương lai, khi thị trường tăng đúng như kỳ vọng, nhà đầu tư sẽ có được lợi nhuận. Ngược lại, nhà đầu tư có thể mở vị thế bán hợp đồng tương lai để kiếm lời trong thị trường giảm điểm.
Lợi ích nhờ tỷ lệ đoàn bẩy cao
Với đặc thù chỉ cần ký quỹ một phần giá trị hợp đồng, hợp đồng tương lai sẽ mang lại cho nhà đầu tư mức đòn bẩy rất cao, khiến cho số lãi nhận được có thể lớn hơn nhiều so với đầu tư vào cổ phiếu. Tuy nhiên, đòn bẩy cao cũng có thể mang lại thiệt hại lớn nếu thị trường đi ngược lại với dự đoán của nhà đầu tư, do vậy nhà đầu tư cần theo dõi thị trường chặt chẽ khi đã nắm giữ hợp đồng tương lai.
Có thể mua/bán liên tục trong ngày
Nếu như trong giao dịch cổ phiếu, nhà đầu tư sau khi mua cổ phiếu phải chờ 2 ngày để cổ phiếu về tài khoản mới có thể thực hiện bán, thì ở giao dịch hợp đồng tương lai, lợi ích từ việc nhà đầu tư có thể ngay lập tức đóng vị thế vừa mở (bất kể là vị thế mua hay vị thế bán). Như vậy, nhà đầu tư có thể liên tục mở và đóng vị thế trong phiên để tìm kiếm lợi nhuận trên mọi biến động của thị trường.
Cơ hội tìm kiếm lợi nhuận khi thị trường giảm điểm
Hiện tại trên thị trường cổ phiếu, nhà đầu tư đang không có côn g cụ để tìm kiếm lợi nhuận trong thị trường giảm điểm. Tuy nhiên, với hợp đồng tương lai, nhà đầu tư hoàn toàn có thể thực hiện được việc này. Nhà đầu tư có thể tham gia vào vị thế bán hợp đồng tương lai bất kỳ lúc nào với điều kiện duy nhất cần đáp ứng là nộp đủ số lượng ký quỹ yêu cầu trước khi tham gia hợp đồng. Khi chỉ số giảm đúng như dự đoán, nhà đầu tư sẽ có được lợi nhuận từ giao dịch bán hợp đồng tương lai của mình.
Cơ hội tìm kiếm lợi nhuận khi thị trường giảm điểm
Đặc điểm của hợp đồng tương lai
Để nắm rõ về hợp đồng tương lai một công cụ của chứng khoán phái sinh thì nhà đầu tư phải biết rõ các đặc điểm của hợp đồng tương lai, từ đó giúp NĐT có nhiều lợi thế khi tham gia vào thị trường chứng khoán phái sinh tốt hơn.
Xem thêm: Hướng Dẫn Tạo Tài Khoản Bitcoin, Blogtienao
Tính chuẩn hóa
Hợp đồng tương lai là một công cụ được niêm yết và giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán phái sinh. Vì vậy, đặc điểm hợp đồng tương lai là các điều khoản của hợp đồng đều được chuẩn hóa.
Cụ thể, sở giao dịch nơi niêm yết hợp đồng tương lai sẽ quy định cụ thể các nội dung chi tiết của một hợp đồng, như: loại và chất lượng tài sản cơ sở, quy mô của hợp đồng (số lượng tài sản cơ sở giao dịch tương ứng với một hợp đồng), cách thức giao nhận cũng như thanh toán giữa hai bên khi hợp đồng đáo hạn
Được niêm yết
Được niêm yết và tiêu chuẩn trên Sở giao dịch chứng khoán phái sinh, vì vậy hợp đồng tương lai được chuẩn hóa về điều khoản, giá trị, khối lượng của tài sản cơ sở,..
Bù trừ và ký quỹ
Trên thị trường hợp đồng tương lai, ký quỹ là biện pháp bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ mang tính bắt buộc theo hợp đồng đối với cả bên mua và bên bán khi hợp đồng được thanh toán. Nhà đầu tư tham gia thị trường này phải đáp ứng các yêu cầu về ký quỹ do sở giao dịch và trung tâm thanh toán bù trừ quy định cụ thể cho từng loại HĐTL.
Hợp đồng tương lai yêu cầu các bên tham gia thực hiện ký quỹ để:
Đảm bảo việc thanh toán mang tính bắt buộc.Thanh toán và bù trừ theo giá thực tế hằng ngày và sẽ thông báo lỗ lãi vào tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư theo giá thực tế và gọi ký quỹ bổ sung khi cần. Do đó làm giảm rủi ro mất khả năng thanh toán của các bên tham gia.Dễ đóng vị thế
Nhà đầu tư tham gia HĐTL có thể thực hiện đóng vị thế bất cứ lúc nào bằng cách tham gia vị thế ngược đối với hợp đồng tương lai tương tự. Từ đó, giúp người sử dụng hợp đồng tương lai linh hoạt trong việc sử dụng vốn.
Đòn bẩy tài chính
Khi tham gia thị trường hợp đồng tương lai nhà đầu tư có khả năng thu được những khoản lợi nhuận hết sức ấn tượng chỉ với một số tiền đầu tư ban đầu rất nhỏ (so với việc đầu tư trên thị trường tài sản cơ sở).
Một nhà đầu tư muốn mua hay bán hợp đồng tương lai chỉ cần đáp ứng yêu cầu ký quỹ với tính chất là khoản cam kết tài chính đảm bảo thực hiện hợp đồng.
Khi dự đoán của nhà đầu tư về biến động giá của tài sản cơ sở trở thành hiện thực, nhà đầu tư sẽ kiếm được lợi nhuận từ vị thế hợp đồng tương lai mà mình nắm giữ. Do hiệu ứng đòn bẩy của khoản tiền ký quỹ, mức sinh lời trên thị trường này thường cao hơn nhiều so với mức sinh lời trên thị trường tài sản cơ sở.
Tính cam kết về việc thực hiện nghĩa vụ trong tương lai
Khi giao dịch HĐTL, cả hai bên giữ vị thế mua và bán của hợp đồng đều bị ràng buộc bởi những quyền và nghĩa vụ nhất định.
Cụ thể, khi đáo hạn HĐTL, bên bán có nghĩa vụ giao một khối lượng tài sản cơ sở xác định cho bên mua và có quyền được nhận tiền từ bên mua còn bên mua có nghĩa vụ trả tiền theo thỏa thuận trong HĐTL và nhận tài sản chuyển giao từ bên bán.
Tính thanh khoản
Căn cứ vào các điều khoản trong hợp đồng, NĐT tham gia vào thị trường mua bán HĐTL đều biết được trước một cách rõ ràng họ có thể (hoặc sẽ) mua bán cái gì, cách thức giao dịch vào thời điểm nào trong tương lai.
Vì vậy, các NĐT có thể mở và đóng vị thế khi cần một cách dễ dàng. Điều này làm cho thị trường hợp đồng tương lai có tính thanh khoản rất cao, và biến hợp đồng tương lai thành công cụ thuận lợi cho các nhà đầu tư sử dụng vào những mục đích khác nhau.
Giao dịch hợp đồng tương lai diễn ra như thế nào?
Cơ chế giao dịch hợp đồng tương lai gần như tương tự chứng khoán thông thường. Sức hấp dẫn của sản phẩm hợp đồng tương lai được thể hiện ở việc nhà đầu tư có thể mua/bán mà không cần nắm giữ tài sản cơ sở tương ứng do bản chất hợp đồng tương lai là giao dịch dựa trên kỳ vọng giá của các nhà đầu tư. Chính vì vậy, khi tin rằng thị trường sẽ giảm, nhà đầu tư hoàn toàn có thể bán khống hợp đồng tương lai để bảo vệ danh mục trước sau đó mua lại để chốt lãi/ lỗ. Khi thực hiện phòng ngừa rủi ro (hedge) bằng hợp đồng tương lai, sự giảm tăng giá trị danh mục sẽ được bù đắp bởi việc tăng giảm của hợp đồng tương lai.
Ảnh: Cơ chế giao dịch hợp đồng tương lai
*Trong quy trình này, thành viên giao dịch cũng đồng thời là thành viên bù trừ
Các chiến lược đầu tư phái sinh hợp đồng tương lai hiệu quả
Chiến lược giao dịch đầu cơ theo xu thế giá
Đây là chiến lược được sử dụng nhiều nhất vì tính đơn giản và mức độ hấp dẫn của nó nhưng cũng đi kèm với rủi ro cao hơn các chiến lược khác. Theo đó, nếu nhà đầu tư dự báo thị trường sắp tới tăng giá thì sẽ tiến hành mua hợp đồng tương lai và chờ bán để đóng vị thế khi giá tăng.
Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư sẽ thực hiện bán hợp đồng tương lai khi dự báo thị trường sẽ giảm điểm và thực hiện vị thể Mua để đóng vị thế giao dịch.
Chiến lược giao dịch trong ngày
Giao dịch trong ngày được hiểu theo nghĩa hẹp là nhà đầu tư mua và bán trong ngày; vào cuối ngày, nhà đầu tư đóng tất cả các vị thể đưa vị thế nắm giữ của mình về 0, qua đó không chịu các biến động giá qua đêm. Ở một nghĩa rộng hơn, giao dịch trên có thể tính cho các vị thế nắm giữ qua đêm tới 1 vài ngày.
Nhà đầu tư có thể truy cập trangcsmaritimo-online.com để có thêm thông tin về Giao dịch Hàng hóa, cách đầu tư phái sinh hàng hóa hiệu quả. Hoặc để lại thông tin để Gia Cát Lợi có thể hướng dẫn, hỗ trợ bạn tìm hiểu sâu hơn về thị trường này.
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Bài tập hợp đồng tương lai có đáp án 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.