Xem Bà bầu có nên ngồi bệt 2024
Tư thế nằm ngồi cấm kỵ của mẹ bầu cần phải được lưu tâm nhiều hơn dù là ở những tháng đầu t iên hay tháng giữa, tháng cuối thai kỳ. Vì nếu mẹ phạm phải rất dễ gặp tai biến thai kỳ nguy hiểm.
Khi mang thai, tử cung mẹ giãn ra để chứa bào thai đang dần lớn lên trong bụng mẹ. Những kiêng cữ kỹ lưỡng về chuyện ăn uống vẫn chưa đủ, mà mẹ bầu cần phải hết sức cẩn thận trong chuyện nằm ngồi, đi đứng để không tạo bất kỳ áp lực hay nguy hiểm gì cho thai nhi.
Chị hàng xóm nhà em vừa cao ráo vừa khỏe mạnh nên có bầu vẫn đi làm công chuyện đồng áng bình thường, không kiêng khem nghỉ ngơi gì cả. Rảnh rỗi dắt con sang chơi em toàn bắt gặp cảnh chị ngồi xổm hì hục rửa chén, giặt đồ, thổi cơm Nhiều lúc thấy chị ấy giỏi thật! Em đây hồi bầu tới tháng thứ 4 thứ 5 bụng to lên là đã không muốn ngồi xổm, ngồi khoanh chân rồi, cấn nhức bụng khó chịu lắm. Đợt đó em còn bảo chồng đầu tư cho cái bồn cầu cao để ngồi đi nặng cho tiện nữa là! Nhà ở quê mà có cái bồn cầu ngồi như gia đình em là xịn lắm luôn đó ạ. Chưa kịp ngưỡng mộ bao lâu thì đùng cái chị hàng xóm vỡ ối đẻ non khi thai mới 8 tháng, bé phải nằm lồng ấp. Bác sĩ bảo có thể tại chị vận động quá sức cộng với tư thế ngồi sai trong thời gian dài khiến tử cung, bọc ối bị chèn ép, chuyển dạ sớm. Công nhận sợ thật, đúng là lúc xảy ra chuyện rồi mới thấy hối hận vì chủ quan các mẹ ạ! Thế nên, sẵn hôm nay lên tám với các mẹ chút chuyện em note luôn đây những tư thế nằm ngồi nguy hiểm với bà bầu. Mẹ nào mang thai lưu ý để tránh ảnh hưởng xấu đến con nha!
Tư thế ngồi cấm kỵ khi mang thai
1/ Ngồi xổm
Khi bụng mẹ to lên, phần dưới của cơ thể và cột sống sẽ chịu áp lực rất lớn từ thai nhi. Mẹ ngồi xổm sẽ khiến các cơ bị kéo căng, đau nhói, các mạch máu ở chân bị tắc nghẽn, không thể lưu thông, gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch, phù nề, dễ ngã, dễ ngất xỉu. Đó là chưa kể tư thế ngồi xổm còn khiến bụng mẹ bị co ép, rất có hại cho thai nhi, dễ vỡ ối đẻ non.
Vì co ép đẩy thai xuống dưới nên tư thế này rất được khuyến khích khi mẹ đau đẻ. Nó giúp xương chậu nở ra và dồn sức ép lên tử cung để đẩy em bé ra ngoài dễ hơn. Vì vậy, với các mẹ thai còn nhỏ, chưa đủ ngày đủ tháng thì nên kiêng tư thế này.
2/ Ngồi bắt chéo chân
Tư thế ngồi bắt chéo chân vừa duyên dáng vừa trông thanh lịch, cao sang nên đa số chị em đều thích. Tuy nhiên, khi mang thai, bác sĩ khuyên mẹ nên bỏ ngay tư thế ngồi này đi. Nguyên nhân là vì nó sẽ làm cản trở lưu thông máu, giãn tĩnh mạch chân. Với những mẹ bị phù nề ở chân thì càng phải bỏ vì khiến máu dồn về chân nhiều hơn, làm tình trạng thêm trầm trọng.
Nên lưu ý các tư thế nằm ngồi cấm kỵ của mẹ bầu để không ảnh hưởng đến thai nhi
(Ảnh minh họa)
3/ Ngồi khoanh chân
Ngồi khoanh chân thường thấy khi mẹ ăn cơm trải chiếu cùng gia đình. Ở tư thế này, phần chi dưới của mẹ bị chèn ép, lưu lượng máu truyền đi bị tắc nghẽn, ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở đùi, gây phù, đau nhức, dễ tê chân Tình trạng này càng nặng hơn khi bụng mẹ càng to nên đây là tư thế nằm ngồi cấm kỵ của mẹ bầu 3 tháng cuối nhất định phải lưu ý.
4/ Ngồi gập người về phía trước
Tư thế cúi người, gập người về phía trước vô tình gây áp lực lớn lên bụng, khiến bụng bị chèn ép mạnh. Mẹ sẽ cảm thấy hơi ê nhức, khó chịu. Đồng thời, thai nhi cũng bị co ép, gặp nguy hiểm nếu mẹ thường xuyên ngồi ở tư thế này.
5/ Ngồi ngửa người
Ngồi dựa ngửa về sau giúp mẹ cảm thấy sảng khoái, đỡ mỏi tức thời nhưng lại gây ra hậu quả to lớn. Thứ nhất, lưng mẹ chịu áp lực lớn sẽ bị đau nhức. Thứ hai, nằm ngửa khiến bụng bị căng dãn, bào thai cũng bị căng dãn dưới áp lực của vùng bụng khi mẹ ngả về sau.
Tư thế nằm cấm kỵ khi mang thai
1/ Nằm ngửa
Trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ hoàn toàn có thể nằm ngửa, kê chân bằng gối. Tuy nhiên, khi bắt đầu bước qua 3 tháng giữa và đặc biệt nhất là 3 tháng cuối thì mẹ bắt buộc phải dừng ngay tư thế nằm này. Đây là một trong những tư thế nằm ngồi cấm kỵ khi mang thai. Vì nằm ngửa khiến trọng lượng thai nhi đè lên mạch máu, hạn chế lượng máu chảy tới tim, dễ gây đau đầu, chóng mặt. Do đó, thai phụ nằm ở tư thế này dễ cảm thấy đau đầu, đau lưng, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, bệnh huyết áp. Mặt khác, nằm ngửa khiến máu, dinh dưỡng và oxi truyền đến thai nhi bị hạn chế.
2/ Nằm sấp
Nằm sấp cũng là một trong những tư thế nằm ngủ nguy hiểm khi mang thai. Nó sẽ chèn ép khá mạnh lên bào thai, con có nguy cơ ngạt thở, vỡ ối. Hơn nữa, các tĩnh mạch bị nén lại sẽ cản trở lượng máu về tim khiến mẹ khó thở, tụt huyết áp.
Tư thế nằm ngồi cấm kỵ của mẹ bầu ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi rất lớn
(Ảnh minh họa)
Tư thế đi đứng cấm kỵ khi mang thai
Ngoài các tư thế nằm ngồi cấm kỵ của mẹ bầu gây nguy hiểm cho thai, khi mang thai (nhất là lúc bụng đã khá to), mẹ nên đi đứng thật cẩn thận. Không đứng hoặc đi bộ quá lâu. Khi đứng nên kiêng kiểu đứng chụm sát hai chân (vì khả năng giữ thăng bằng thấp), không đứng bằng một chân (dễ té ngã). Khi đi nên hạn chế kiểu đi bằng mũi chân, bước nhanh để tránh bị ngã do trọng lực dồn vào phần bụng quá nhiều
Tư thế nằm ngồi, đi đứng cho bà bầu được bác sĩ khuyến khích
-Bà bầu nên ngồi bằng ghế có lưng tựa, ngồi thẳng lưng, không được ngồi nửa mông
-Nằm ngủ thì nên nằm nghiêng về bên trái để giúp lưu thông máu, không gây áp lực lớn lên các cơ quan nội tạng, đỡ sưng phù tay chân.
-Áp dụng cách kê gối đúng để mẹ bầu ngủ ngon, không nhức mỏi, không ảnh hưởng thai.
-Khi đi lại, mẹ bầu nên giữ lưng thẳng, đầu hơi ngẩng, gót chân chạm đất trước, cố gắng bước đi chắc chắn, từ từ, chậm rãi, cân bằng cơ thể. -Khi lên xuống cầu thang, hoặc bước lên những chỗ cao, mẹ bầu nên tận dụng tay vịn để tránh rủi ro té ngã.
-Khi đứng, mẹ bầu nên thả lỏng vai, chân thẳng song song, hai bàn chân mở nhỏ hơn so với vai. Tư thế này giúp trọng tâm cơ thể chia đều ra 2 chân, giảm bớt áp lực, mệt mỏi. Khi bắt buộc phải đứng, nên thay đổi vị trí chân trước chân sau, đồng thời ngồi xuống nghỉ ngơi đúng thời điểm để máu lưu thông và lưng thư giãn.
Khi mang thai, mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đau nhức cơ thể nên muốn thay đổi tư thế đi đứng, nằm ngồi liên tục để đỡ nhức mỏi. Tuy nhiên, nên biết tư thế nằm ngồi nào được ưu tiên và tư thế nằm ngồi cấm kỵ của mẹ bầu để đảm bảo an toàn cho thai, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Bà bầu có nên ngồi bệt 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.