11 câu hỏi tập huấn môn thể dục THCS 2024

Xem 11 câu hỏi tập huấn môn thể dục THCS 2024

Hướng dẫn trả lời 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy  môn giáo dục thể chất tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây  (776.38 KB, 14 trang )

TRẢ LỜI 11 CÂU HỎI PHÂN TÍCH KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT
1. Sau khi học bài học, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận
dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?
Sau khi học bài học, để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ
đề học sinh cần phải làm
– Tích cực tham gia tập luyện.
– Quan sát, lắng nghe giáo viên chỉ dẫn để tiến hành tập luyện
– Biết sưu tầm tranh ảnh phục vụ bài học
– Biết phân công hợp tác trong nhóm để thực hiện các trò chơi.
– Biết vệ sinh sân tâp, chuẩn bị dụng cụ trước khi tập luyện.
– Biết quan sát tranh ảnh và động tác mẫu của giáo viên để tập luyện
2. Học sinh sẽ được thực hiện các “hoạt động học” nào trong bài học?
Học sinh sẽ được thực hiện các hoạt động học:
– Những kĩ năng sơ giản về vệ sinh sân tập, chuẩn bị dụng cụ trong tập luyện; về vệ
sinh cá nhân, đảm bảo an toàn trong tập luyện; về những yếu tố môi trường tự nhiên
có lợi, có hại trong tập luyện;
– Về vệ sinh trong mỗi giờ học cần phải: khởi động, tập luyện, hồi phục, nghỉ ngơi sau
tập luyện; về chế độ ăn uống cần đảm bảo dinh dưỡng trong tập luyện
– Vận động cơ bản gồm: Đội hình đội ngũ, các tư thế hoạt động vận động cơ bản của
đầu, cổ, tay, chân; các hoạt động vận động phối hợp của cơ thể, các bài tập phối hợp
di chuyển các hướng,…
– Các động tác thể dục phù hợp với đặc điểm lứa tuổi
– Trò chơi bổ trợ khéo léo, mềm dẻo, phối hợp vận động.
3. Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học, những “biểu hiện
cụ thể” của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển
cho học sinh?
Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học có thể hình thành, phát
triển những năng lực phẩm chất sau:
1. Đối với cấp tiểu học

Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm, cụ thể đã khơi dậy
ở HS:
– Nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.
– Tích cực tham gia các trò chơi vận động bổ trợ khéo léo,…
a. Về năng lực: Bài học góp phần hình thành, phát triển các năng lực sau đây:
b. Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học: biết sưu tầm tranh ảnh phục vụ bài học
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các
trò chơi.
c. Năng lực đặc thù
– Biết thực hiện vệ sinh sân tập, chuẩn bị dụng cụ trước tập luyện.
– Biết quan sát tranh ảnh và động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện.
– Thực hiện được nội dung bài tập thể dục: Động tác vươn thở
2. Đối với cấp THCS
a. Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm, cụ thể đã khơi
dậy ở HS:
– Tự giác, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.
– Luôn cố gắng vươn lên để đạt kết quả tốt trong luyện tập.
– Đoàn kết và giúp đỡ bạn trong tập luyện
b. Về năng lực: Bài học góp phần hình thành, phát triển các năng lực sau đây:
c. Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh chủ động, thực hiện việc sưu tầm tranh ảnh
phục vụ bài học.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thuật ngữ, kết hợp với hình ảnh để trình
bày thông tin về động tác; biết hợp tác trong nhóm để thực hiện bài tập và các trò
chơi.
d. Năng lực đặc thù
– Nhận biết được các yếu tố dinh dưỡng cơ bản có ảnh hưởng trong tập luyện và phát
triển thể chất.
– Biết quan sát tranh ảnh và động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện.
– Thực hiện đúng động tác bài tập thể dục: từ động tác 1 đến động tác 8.
– Tự sửa được động tác thông qua nghe, quan sát và tập luyện. – Thể hiện được các
động tác trong bài tập thể dục đã học.
3. Đối với tiết dạy cấp THPT
a. Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm, cụ thể đã khơi
dậy ở học sinh:
– Có ý thức tự giác, tích cực và nghiêm túc rèn luyện, tu dưỡng bản thân.
– Thể hiện tinh thần tập thể, đoàn kết, giúp đỡ bạn trong tập luyện
– Có ý trí vượt qua khó khăn, nỗ lực phấn đấu vươn lên để đạt kết quả tốt trong luyện
tập
– Thể hiện sự yêu thích môn Bóng đá trong học tập và rèn luyện.
b. Về năng lực: Bài học góp phần hình thành, phát triển các năng lực sau đây:
c. Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh chủ động thực hiện việc sưu tầm tranh ảnh phục
vụ bài học.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thuật ngữ, kết hợp với hình ảnh để trình
bày thông tin về động tác; biết hợp tác trong nhóm để thực hiện bài tập và các trò chơi
bổ trợ phát triển thể lực.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua các hoạt động luyện tập, trò chơi,
thi đấu và vận dụng linh hoạt các phương pháp, phân tích được tình huống trong luyện

tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề để giải quyết phù
hợp nhất.
d. Năng lực đặc thù
+ Sử dụng được một số yếu tố tự nhiên (không khí, nước, ánh sáng,…) và dinh dưỡng
để rèn luyện sức khoẻ và phát triển các tố chất thể lực.
+ Có hiểu biết sơ giản về lịch sử môn thể thao Bóng đá.
+ Vận dụng được một số điều luật của môn Bóng đá vào trong tập luyện.
+ Thực hiện được các kĩ thuật cơ bản của môn Bóng đá.
+ Biết điều chỉnh, sửa sai một số động tác của môn Bóng đá thông qua nghe, quan sát,
tập luyện của bản thân và tổ, nhóm.
+ Biết phán đoán, xử lí các tình huống linh hoạt và phối hợp được với đồng đội trong
tập luyện và thi đấu môn Bóng đá.
+ Vận dụng được những hiểu biết về môn Bóng đá để tập luyện hằng ngày.
+ Thể hiện sự tăng tiến thể lực trong tập luyện.
+ Đạt tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh
sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được
sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu sau: tranh ảnh, mô hình,… minh họa bài dạy,
một số dụng cụ phục vụ phù hợp với hoạt động tập luyện của giờ học; các clip hướng
dẫn tập động tác (nếu có)
5. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để
hình thành kiến thức mới?
Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến
thức mới như:

– Học sinh về nhà tự tìm tòi tranh ảnh các clip liên quan tới kiến thức mới trên mạng
internet, sách giáo khoa, phương tiện truyền thông …. theo sự hướng dẫn của giáo
viên từ tiết trước.
– Học sinh báo cáo kết qủa tìm được theo nóm. thảo luận rút ra kết quả
– Lắng nghe giáo viên nhận xét.
– Quan sát Tranh ảnh, video mà giáo viên đưa ra
– Theo dõi giáo viên thị phạm và phân tích động tác
– Tiến hành tập luyện cả lớp theo hướng dẫn của giáo viên
– Tiến hành tập luyện theo tổ, nhóm đôi….
– Lắng nghe nhận xét của giáo viên, bạn bè để chỉnh sửa lỗi sai cho mình từ đó tập
luyện cho đúng, đẹp
– Quan sát các bạn tập luyện từ đó rút ra kinh nghiệm tập luyện cho đúng
6. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành
kiến thức mới là gì?
Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến
thức mới là:
* Đối với tiết dạy cấp tiểu học:
– Biết sưu tầm tranh ảnh phục vụ bài học
– Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các trò chơi.
– Biết thực hiện vệ sinh sân tập, chuẩn bị dụng cụ trước tập luyện.
– Biết quan sát tranh ảnh và động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện.
– Thực hiện được nội dung bài tập thể dục: Động tác vươn thở
* Đối với tiết dạy cấp THCS:
– Nhận biết được các yếu tố dinh dưỡng cơ bản có ảnh hưởng trong tập luyện và phát
triển thể chất.
– Biết quan sát tranh ảnh và động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện.
– Thực hiện đúng động tác bài tập thể dục: từ động tác 1 đến động tác 8.
– Tự sửa được động tác thông qua nghe, quan sát và tập luyện.
– Thể hiện được các động tác trong bài tập thể dục đã học.
* Đối với cấp THPT:

– Sử dụng được một số yếu tố tự nhiên (không khí, nước, ánh sáng,…) và dinh dưỡng
để rèn luyện sức khoẻ và phát triển các tố chất thể lực.
– Có hiểu biết sơ giản về lịch sử môn thể thao Bóng đá.
– Vận dụng được một số điều luật của môn Bóng đá vào trong tập luyện.
+ Thực hiện được các kĩ thuật cơ bản của môn Bóng đá.
+ Biết điều chỉnh, sửa sai một số động tác của môn Bóng đá thông qua nghe, quan sát,
tập luyện của bản thân và tổ, nhóm.
– Biết phán đoán, xử lí các tình huống linh hoạt và phối hợp được với đồng đội trong
tập luyện và thi đấu môn Bóng đá.
– Vận dụng được những hiểu biết về môn Bóng đá để tập luyện hằng ngày.
– Thể hiện sự tăng tiến thể lực trong tập luyện.
– Đạt tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
7. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động
để hình thành kiến thức mới của học sinh?
Để nhận xét, đánh giá thực hiện kết quả hình thành kiến thức mới của học sinh:
– Đánh giá, nhận xét thường xuyên và kịp thời.
– Phải căn cứ vào mục tiêu và các yêu cầu cần đạt đối với từng lớp học, cấp học trong
chương trình môn Giáo dục thể chất, theo các tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh do
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, chú trọng kĩ năng vận động và hoạt động thể dục
thể thao của học sinh.
– Đánh giá phải bảo đảm toàn diện, khách quan, có phân hoá; kết hợp giữa đánh giá
thường xuyên và định kì; kết hợp giữa đánh giá của giáo viên, tự đánh giá và đánh giá
của các bạn, đánh giá của cha mẹ học sinh.
– Đánh giá phải coi trọng sự tiến bộ của học sinh về năng lực, thể lực và ý thức học
tập; có tác dụng thúc đẩy và hỗ trợ học sinh phát triển các phẩm chất và năng lực; tạo
được hứng thú và khích lệ tinh thần tập luyện của học sinh, qua đó khuyến khích học
sinh tham gia các hoạt động thể dục thể thao ở trong và ngoài nhà trường.
– Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực của người
học. Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức… sang đánh
giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh
giá các năng lực vận động có sự tư duy sáng tạo ở học sinh.
8. Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học
sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?

Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ
được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu: tranh ảnh, sách giáo khoa, tài liệu trên
mạng internet, các phương tiện truyền thông, các vật dụng, thiết bị mà giáo viên đưa
ra
9. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để
luyện tập/vận dụng kiến thức mới?
Học sinh dựa vào vốn kiến thức mình tìm được và nội dung giáo viên hướng dẫn hình
thành nên khái niệm ban đầu.
Tiến hành tập luyện dưới các hình thức: cá nhân, nhóm đôi, tổ, tập chung cả lớp
Có thể luyện tập, vận dụng kiến thức mới trong các hình thức thi đấu, biểu diễn
Áp dụng kiến thức thường xuyên trong cuộc sống: tập luyện để nâng cao sức khỏe,
tập luyện sau các tiết học căng thẳng để tinh thần thoải mái tránh mệt mỏi
10. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện
tập/vận dụng kiến thức mới là gì?
Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng
kiến thức mới là:
– Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện
cụ thể như: tham gia chơi tích cực các trò chơi vận động rèn luyện tư thế, tác phong,
phản xạ và bổ trợ môn thể thao ưa thích; nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt
động tập thể; bước đầu hình thành thói quen tập thể dục; thể hiện sự yêu thích tập
luyện thể dục thể thao; có trách nhiệm với tập thể và ý thức giúp đỡ bạn trong tập
luyện; tự giác, dũng cảm, thường xuyên tập luyện TDTT.
– Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung như: học sinh thực hiện các
hoạt động tìm tòi, khám phá, tra cứu thông tin và thực hiện các bài tập thực hành;
môn Giáo dục thể chất còn tạo cơ hội cho học sinh thường xuyên được trao đổi, trình
bày, chia sẻ và phối hợp thực hiện ý tưởng trong các bài thực hành, các trò chơi, các
hoạt động thi đấu có tính đồng đội,..
– Giúp học sinh bước đầu hình thành, phát triển năng lực thể chất như: năng lực chăm
sóc sức khoẻ; năng lực vận động cơ bản; năng lực hoạt động thể dục thể thao.
11. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động
luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?
Về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh giáo
viên cần nhận xét, đánh giá:

– Giáo viên phải luôn thể hiện sự quan tâm, động viên của mình đối với học sinh, để
các em không e ngại khi chưa làm đúng động tác, giúp các em mạnh dạn trao đổi, đặt
câu hỏi với giáo viên và với bạn cùng tập luyện với mình để cùng nhau tìm cách khắc
phục những động tác sai thường mắc.
– Đặc biệt chú ý đặc trưng của môn học Giáo dục thể chất là sự coi trọng nguyên tắc
đối xử cá biệt trong quá trình giảng dạy và tập luyện. Luôn nhắc và yêu cầu học sinh
tập trung quan sát, lắng nghe giáo viên chỉ dẫn để vận dụng vào tập luyện.
– Để học sinh có thể hoàn thành lượng vận động của bài tập mà học sinh không bị ức
chế, nhàm chán dẫn đến không tập trung và không thích luyện tập, người giáo viên
phải vận dụng linh hoạt, phong phú các hình thức tổ chức luyện như: – Luyện tập
đồng loạt; – Chia tổ luyện tập cố định và chia tổ luyện luân phiên.
– Khi sử dụng hình thức chia tổ luyện tập này cần sử dụng linh hoạt đội ngũ cán sự và
tiểu cán sự của lớp cũng như đội hình tập luyện, có thể sử dụng đội hình vòng tròn,
đội hình 2 hàng ngang đứng quay mặt vào nhau; một hàng tập luyện, một hàng đứng
quan sát bạn tập; sau khi bạn tập hết nội dung động tác quy định thì đội đứng quan sát
luân phiên cử người nhận xét (ngắn gọn) bạn mình đã tập đúng hay sai và ở mức độ
nào. Sau đó đổi vị trí của 2 nhóm tập cho nhau.
– Kết hợp giữa đánh giá của giáo viên, tự đánh giá và đánh giá của học sinh, đánh giá
của cha mẹ học sinh. Học sinh được biết thông tin về hình thức, thời điểm, cách đánh
giá và chủ động tham gia quá trình đánh giá.
– Đánh giá phải coi trọng sự tiến bộ của học sinh về năng lực, thể lực và ý thức học
tập; có tác dụng thúc đẩy và hỗ trợ học sinh phát triển các phẩm chất và năng lực; tạo
được hứng thú và khích lệ tinh thần tập luyện của học sinh, qua đó khuyến khích học
sinh tham gia các hoạt động thể dục thể thao ở trong và ngoài nhà trường.
CHỦ ĐỀ: THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN LỚP 1
BÀI: THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN
( 1 Tiết )
I. Mục tiêu bài học.
1. Về phẩm chất:
Bài học góp phần bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm, cụ thể đã khơi dạy ở HS:
– Nghiêm túc, tự giác, tích cực tập luyện và tham gia các hoạt động học tập.
– Tích cực tham gia các trò chơi vận động

2. Về năng lực:
Bài học góp phần hình thành, phát triển các năng lực sau đây:
2.1. Năng lực chung:
– Năng lực tự chủ và tự học: Biết sưu tầm tranh ảnh phục vụ cho học tập.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện
tập luyện và chơi trò chơi.
2.2. Năng lực đặc thù
– Biết thực hiện vệ sinh sân tập, chuẩn bị dụng cụ trước khi tập luyện.
– Biết quan sát tranh ảnh và động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện.
– Thực hiện được nội dung thể dục rèn luyện tư thế cơ bản: Đứng kiễng gót 2 tay
chống hông.
II. Địa điểm  Phương tiện
– Địa điểm: Trên sân trường.
– Phương tiện:
+ Giáo viên chuẩn bị: Giáo án, trang phục, tranh ảnh đứng kiễng gót 2 tay chống
hông lớp 1… và 1 số dụng cụ khác.
+ Học sinh chuẩn bị: Trang phục, sưu tầm tranh ảnh và 1 số dụng cụ giáo viên đã
hướng dẫn.
III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
– Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện và thi đấu
– Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt, theo tổ, theo cặp đôi
IV. Tiến trình dạy và học
Nội dung
LVĐ
TG
I. Phần mở đầu
5 – 7′
1. Nhận lớp:
1 – 2′
– Hoạt động của cán sự lớp
Phương pháp tổ chức và yêu cầu
SL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
– GV nhận lớp phổ
biến nội dung, yêu
cầu của giờ học.

Đội hình nhận
lớp
x x x x x
x x x x x
– Hoạt động của giáo viên
x x x x x
– Hỏi thăm sức
khỏe của HS và
GV

trang phục
luyện.
2. Khởi động:
2 – 3′
Xoay các khớp: cổ tay, cổ
chân; vai; hông; gối…
tập – Cán sự tập trung
lớp, điểm số,báo
cáo sĩ số, tình hình
lớp học cho GV.
GV
đi
quanh
lớp
(2×8
– Cán sự điều
)nh quan sát, hướng khiển lớp khởi
dẫn Hs thực hiện
động chung.
động tác.
Đội hình khởi
động
x
x
x
x
x
x
1 – 2′
– Ôn phối hợp: Đứng đưa 2
tay ra trước, đứng đưa 2 tay
dang ngang.
x
x

x
x
x
x
x
12L
– HS tích cực, chủ
động tham gia
– GV hướng dẫn khởi động.
cho HS chơi
– HS tích cực, chủ
động
chơi.
1.Ôn các tư thế đã học:
x
CSL
– Chơi trò chơi vận động:
Làm theo hiệu lệnh
II. Phần Cơ bản .

x
2022′
1 – 3
12L
tham
gia
– GV dặn dò, giao – Tổ trưởng và
cho các tổ thực thành viên tổ lần
hiện
lượt điều khiển.
– GV quan sát, x x
hướng dẫn
T1
x
x
x
x
x
X

– Ôn phối hợp: Đứng đưa 2
tay ra trước, đứng đưa 2 tay
lên cao chếch chữ V.
X
x
T2
x
x

2. Học mới động tác: Đứng
kiễng gót 2 tay chống hông.
2 – 3′
* Tư thế chuẩn bị:
23L
Động tác: Từ tư thế đứng cơ
bản(TTĐCB) kiễng 2 gót
chân lên cao, đồng thời hai
tay chống hông (ngón tay cái
hướng ra sau lưng), thân
người thẳng, mặt hướng về
phía trước, khuỷu tay hướng
sang 2 bên.

– Giáo viên làm
mẫu động tác và Đội hình HS
cho HS xem tranh quan sát GV làm
ảnh động tác đứng mẫu động tác
kiễng gót 2 tay
chống.
x x x x
x
– Giáo viên đứng
giữa lớp làm mẫu x x x x x
GV
và cho HS xem
tranh.
x x x x
– GV nêu tên động x
tác để HS biết, chú
x
ý quan sát.
– Khi làm mẫu GV
kết hợp nêu điểm
cơ bản, trọng tâm
của động tác để HS
dễ nhớ.
x
x
x

+ HS đứng thành
những hàng ngang
quay mặt vào
trong quan sát GV
làm mẫu.
– Những sai thường
mắc và cách khắc
phục khi thực hiện
động tác.
+ HS quan sát,
lắng nghe GV chỉ
– GV quan sát, dẫn, nhận xét để
hướng dẫn cho HS vận dụng vào tập
luyện
+ Tổ chức tập luyện cả lớp do
CS điều khiển
2 – 3′
+ Tổ chức tập theo tổ do tổ
trưởng điều khiển
x
Đội hình tập
luyện đồng loạt
23L

x
– GV quan sát,
x
x
x
x
x
x
x
x
x

hướng dẫn, sửa sai
cho HS
x
x
x
x
x

GV
1 – 2′
Đội hình tập
luyện theo tổ
+ Yêu cầu:1 hàng
tập; 1 hàng quan
sát và nhận xét
bạn tập, Sau đó
2 hàng đổi vị trí
cho nhau
23L
x x x x x
+ Tổ chức tập theo cặp đôi, 1
người hô 1 người thực hiện
sau đó đổi.
1
– GV quan sát,
hướng dẫn HS tự
sửa cho nhau
1 – 3′
Đội hình tập
luyện theo cặp
đôi
23L
* Tập thi đua  trình diễn giữa
các tổ
1 – 2′
2 x x x x x
+ Yêu cầu: 1 HS
tập; 1 HS quan sát
và nhận xét bạn
tập, Sau đó 2
HS đổi vị trí cho
nhau:
x
x
x
x
– HS luyện tập nội
dung đã học theo
– GV cho mỗi yêu cầu của GV.
nhóm cử người đại – Đảm bảo lượng
diện lên thi đua – vận động của bài
trình diễn
tập

– GV nhận xét * Thực hiện thi
đánh giá và biểu đua giữa các tổ
dương khích lệ các (theo yêu cầu của
tổ.
GV)
3. Chơi trò chơi: Vượt hồ
tiếp sức
1L
3 – 4′
+ HS quan sát bạn
– GV tổ chức chơi trình diễn, đưa ra
trò chơi cho HS nhận xét của cá
theo trình tự tổ nhân
chức của trò chơi
Đội hình chơi
theo hàng dọc
+ HS tích cực
tham gia trò chơi
vận động theo chỉ
dẫn của GV
1L
III. Phần Kết thúc:

4 – 6′
1. Hồi tĩnh:
3 – 4′
– Thả lỏng cơ toàn thân.
12L
– GV điều hành lớp Đội hình hồi tỉnh
thả lỏng cơ toàn
x x x x x
thân
x x x x x
– Đứng hát,vỗ tay.
x
x
x
x
x
GV
2. Nhận xét và hướng dẫn tự 1 – 2′
tập luyện ở nhà:
– Ưu điểm; Hạn chế cần khắc
phục
– Hướng dẫn tập luyện ở nhà
3. Xuống lớp:
– HS tập trung
thực hiện được
theo chỉ dẫn của
GV; đưa cơ thể về
trạng thái bình
– Giáo viên hướng thường 1 cách hợp
dẫn HS tập luyện ở lí
nhà
Đội hình nhận
– Giáo viên nhận
xét kết quả, ý thức,
thái độ học của
HS.
xét và kết thúc
giờ học
x x x x x

x x x x x
x x x x x
GV

Bạn đang tìm hiểu bài viết 11 câu hỏi tập huấn môn thể dục THCS 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)