Hồ sơ đi B là gì đáng xem nhất 2024

Xem Hồ sơ đi B là gì đáng xem nhất 2024

Trung tâm Lưu trữ quốc gia III chuyển giao hồ sơ cán bộ đi B cho 44 tỉnh, thành phố qua bưu điện.

Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III Vũ Xuân Hưởng kể cho chúng tôi nghe trường hợp đồng chí Lương Phú Tường, sinh năm 1934, quê ấp Khởi Hà, xã Cầu Khởi (Dương Minh Châu, Tây Ninh) là người đầu tiên đến Trung tâm và tìm được hồ sơ lưu trữ từ năm 1967, khi đồng chí đi B. Khỏi phải nói về nỗi xúc động khi vợ đồng chí Tường là bà Phạm Thị Son đã rưng rưng rơi lệ khi được cầm số giấy tờ liên quan thời gian đồng chí Tường đi B bao gồm: giấy chuyển sinh hoạt Ðảng, quyết định đi B, hồ sơ cán bộ và huân, huy chương, cùng cuốn sổ tiết kiệm của đồng chí Tường gửi từ năm 1967. Bà Phạm Thị Son kể: Năm 1997, vợ chồng tôi ra Hà Nội và tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, tôi đã tìm lại một phần đời sống tinh thần cho chồng tôi. Bà Son cho rằng: “Cũng nhờ những kỷ vật này mà chồng tôi, với thương tật 4/4 đã sống được đến 74 tuổi và qua đời vào tháng 2-2008”.

Ðể giúp chúng tôi hiểu về những cống hiến, hy sinh của hàng nghìn cán bộ đi B, Giám đốc Vũ Xuân Hưởng giải thích ngắn gọn: “Cán bộ đi B là những cán bộ, chiến sĩ miền nam tập kết, tham gia lao động sản xuất tại miền bắc và những cán bộ miền bắc theo yêu cầu của cách mạng, đã vào nam công tác theo đường dân sự”. Từ năm 1959 đến 1975, để tăng cường chi viện cho cách mạng miền nam, những đơn vị mở đường Trường Sơn được thành lập và các đoàn cán bộ thuộc khối Dân, Chính, Ðảng lặng lẽ hành quân vào miền nam công tác. Vì điều kiện chiến tranh, nên tất cả các cán bộ được Ðảng, Nhà nước lựa chọn đều phải đi theo con đường bí mật. Mọi người phải để lại toàn bộ hồ sơ, giấy tờ, chứng minh nhân dân, quyết định điều động, sổ tiết kiệm, thư từ, ảnh người thân, tiền bạc, đồ vật trang sức… Tất cả chỉ được mang theo những vật dụng thiết yếu do Ban quan hệ Bắc – Nam trực thuộc Phủ Thủ tướng (sau này là Ủy ban Thống nhất Chính phủ) cấp phát. Những cán bộ này đều từ miền nam tập kết ra bắc từ năm 1954 sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, đã có thời gian sống, học tập, lao động tại miền bắc và những sinh viên, cán bộ miền bắc theo yêu cầu của cách mạng vào nam công tác bằng con đường dân sự. Họ hợp lại thành đoàn quân, mà lúc đó và bây giờ, gọi là đi B. Nhiều người đã ngã xuống, chẳng biết là bao nhiêu nữa. Số người trở về cũng chẳng ai thống kê chính xác. Khi miền nam được giải phóng, thống nhất đất nước, Ủy ban Thống nhất Chính phủ giải thể. Toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của khoảng 55 nghìn cán bộ được chuyển giao cho Ban Tổ chức Trung ương quản lý, đến năm 1981 thì số hồ sơ này được chuyển cho Cục Lưu trữ Nhà nước. Tới nay, số hồ sơ cán bộ đi B đã trả được 4.503 trường hợp, nằm rải rác ở hơn 20 tỉnh, thành phố. Từ tháng 4-2008, Trung tâm đã giao tiếp số hồ sơ cán bộ đi B cho Bưu điện Trung tâm IV chuyển đến 44 tỉnh, thành phố qua đường bưu điện, nhằm giúp các địa phương giải quyết chế độ chính sách cho người hoạt động cách mạng, thương binh, bệnh binh, liệt sĩ, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng.

Có lẽ, do điều kiện khách quan, rất nhiều cán bộ sau khi về hưu, trở về địa phương đã không thể có điều kiện tìm lại hồ sơ, giấy tờ của mình. Ðặc biệt, có một số lớn cán bộ đã hy sinh tại chiến trường, gia đình, người thân của họ không thể tìm lại được những giấy tờ, kỷ vật của cha, anh làm kỷ niệm hoặc đề nghị Nhà nước giải quyết chế độ chính sách. Ðặc biệt là làm sáng tỏ cho một số cán bộ làm công tác biệt phái sống trong lòng địch, bị hiểu lầm và gia đình phải chịu tai tiếng. Trưởng phòng Tổ chức và Sử dụng tài liệu của Trung tâm Lưu trữ quốc gia III Nguyễn Tiến Ðỉnh không thể quên ngày mà một phụ nữ thân hình gầy guộc, lam lũ ở tận Gò Công đến tìm gặp đồng chí và nói: “Chú ơi! Chú nói với tôi một câu đi, chồng tôi theo địch hay là thế nào? Chú nói đi, để gia đình tôi còn yên tâm mà sống. Cứ mất tích thế này thì khổ lắm!”. Mấy chục năm trời, người đàn bà ấy phải sống trong những hoài nghi, dị nghị khi chồng bà đi B và không thấy trở về. Ra Hà Nội mà túi không còn một xu, tìm được hồ sơ, đồng chí Ðỉnh và cán bộ trung tâm lại quyên tiền để giúp bà chút tiền trong chặng đường trở về quê hương. Sẽ thật day dứt cho những người đang sống nếu không tìm được gốc tích lai lịch để minh oan cho mỗi cán bộ đi B, kể cả khi họ còn sống hay đã chết. Ðó cũng là lý do để các cán bộ ở Trung tâm Lưu trữ quốc gia III tận tụy với công việc và luôn chu đáo với tất cả những ai đến Trung tâm muốn tìm tin tức người thân.

Quãng thời gian 37 năm tìm hồ sơ để cha mình được công nhận là liệt sĩ của đồng chí Huỳnh Tùng (nguyên Ðại tá thuộc Binh chủng Phòng không – Không quân), ở số 1, ngõ 2 Vương Thừa Vũ (Hà Nội) cũng đầy gian truân. Cha đồng chí là cụ Huỳnh Mai, quê ở Bình Ðịnh, là cán bộ tập kết ra bắc năm 1955. Ðến năm 1961, cụ Huỳnh Mai lên đường vào nam công tác, rồi hy sinh trên đất Lào. Ðến năm 1976, gia đình đồng chí Tùng hoàn tất hồ sơ đề nghị công nhận cụ Huỳnh Mai là liệt sĩ, thế nhưng khi đi B, trong hồ sơ địa phương lại viết là đi học ở Liên Xô. Ðến năm 1997, nhờ tìm được hồ sơ đi B tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, cụ Huỳnh Mai mới chính thức được công nhận liệt sĩ.

Rồi một người đàn ông gần 40 tuổi, ở Hòa Bình đã nhiều năm đi tìm hồ sơ của cha, ước sao được biết mặt cha. Anh đã đi rất nhiều nơi, theo lời mách bảo của nhiều người, nhưng không thu được kết quả. Thật may là ước vọng đó đã trở thành hiện thực khi anh tìm được hồ sơ của cha mình tại Trung tâm, cùng một tấm ảnh đã ố vàng theo mầu thời gian. Và trường hợp hai chị em Nguyễn Thị Trí và Nguyễn Ðăng Doanh (Cổ Loa, Ðông Anh, Hà Nội)… đã may mắn tìm được hồ sơ và biết mặt cha mình. Cha chị, đồng chí Nguyễn Tấn Phước là bộ đội miền nam tập kết ra bắc. Năm 1971, đồng chí xây dựng gia đình với bà Cao Thị Thắng. Năm 1975, đồng chí nhận lệnh đi B tăng cường, rồi từ đó đến nay không chút tin tức. Ngày cha đi, cô chị lên năm, còn cậu em mới gần hai tháng tuổi. Ít bữa sau, một tai nạn bất ngờ khiến người mẹ gần như mất sức lao động. Chị Nguyễn Thị Trí phải nghỉ học đi làm thuê để cùng mẹ nuôi em khôn lớn. Cả quãng thời gian 30 năm trời đằng đẵng, nhiều lần hai chị em muốn về quê nội, nhưng đành chịu vì không có một dòng địa chỉ. Bà Thắng chỉ nhớ quê chồng hình như ở Cần Thơ, Hiệp Phụng hay Phụng Hiệp gì đó. Vậy mà thật may mắn, sau ba lần tới Trung tâm, cuối cùng hai chị em cũng tìm được hồ sơ của cha mình. Ông Ðỗ Bang, nhà khảo cổ học ở Thừa Thiên – Huế nhớ lại hành trình hơn 30 năm mới tìm được người cha yêu dấu, ứa nước mắt thổ lộ nỗi lòng: “Bao nhiêu năm tôi đi viết lịch sử cho các địa phương, bây giờ tôi mới viết sử được cho gia đình mình”.

Quả thật, những trang hồ sơ cán bộ đi B đang trở thành bằng chứng chứng minh sự hy sinh cao cả của những chiến sĩ đi B chẳng vụ lợi gì cho bản thân, tất cả đều vì lý tưởng giải phóng đất nước và tiếng gọi của cách mạng. Rất nhiều lá đơn xin ra mặt trận, có lý lịch trích ngang, có huân, huy chương… Rồi những bộ hồ sơ, trong đó có lá đơn xung phong ra chiến trường bằng cả lòng nhiệt huyết được viết bằng máu, đã khô lại theo thời gian. Hiện số vàng còn lại trong kho là 9,6 chỉ; số cán bộ còn sổ tiết kiệm chưa lĩnh là 739 người; số tiền tiết kiệm, công trái theo thời giá trước đây là 104.614 đồng và số cán bộ còn kỷ vật là 3.403 người. Giờ đây nói về giá trị vật chất, tất cả chẳng đáng bao nhiêu, nhưng đối với gia đình người thân của các cán bộ, chiến sĩ đi B thì những di vật đó đáng giá nghìn vàng. Tất cả như đang gợi lại quá khứ hào hùng của bao thế hệ cha anh đã hy sinh xương máu, tuổi thanh xuân để bảo vệ nền độc lập của dân tộc.                             Bài và ảnh: LÊ PHƯƠNG HIÊN

Bạn đang tìm hiểu bài viết Hồ sơ đi B là gì đáng xem nhất 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.