Xem Cách làm giãn áo thun bị chật đáng xem nhất 2024
Thông tin tác giả
X
wikiHow là một trang “wiki”, nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 24 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian.
Bài viết này đã được xem 37.878 lần.
Bất kể áo bị co lại trong lúc giặt/sấy hay kích cỡ áo ban đầu quá chật, bạn đều có thể áp dụng rất nhiều cách để kéo giãn áo thun đến kích cỡ mong muốn (tất nhiên là chỉ đến một mức độ nào đó). Chất liệu thun cotton có tính đàn hồi, đặc biệt là khi ướt, nên trước khi bực tức vứt chiếc áo đó, bạn cứ thử những phương pháp sau đây.
Các bước
Phương pháp 1 của 7:Kéo giãn áo bằng dầu xả
- 1Ngâm áo thun trong chậu nước ấm. Bạn có thể thực hiện việc này bằng cách ngâm áo trong bồn rửa tay hoặc trong chậu nước. Nhớ dùng nước ấm để ngâm chiếc áo thun mà bạn muốn làm giãn. Lượng nước phải đủ để thấm ướt toàn bộ áo.
- Nhớ dùng nước ấm. Nếu dùng nước nóng hoặc nước lạnh, sợi vải sẽ không giãn ra. Sợi vải chỉ giãn khi tiếp xúc với nước ấm.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
- 2Thêm 1/4 cốc dầu xả vào nước. Khi đã thêm dầu xả, bạn sẽ dùng tay khuấy để dầu xả không tụ lại mà tan hoàn toàn trong nước. Dầu xả sẽ làm mềm sợi vải khiến chúng co giãn dễ dàng hơn.
- Nếu không có sẵn dầu xả, bạn có thể dùng dầu gội dành cho em bé.
- Dùng dầu xả rẻ tiền cũng hiệu quả; đừng lãng phí dầu xả đắt tiền để xử lý chiếc áo thun.
- 3Giữ cho áo thun thẳng và ngâm khoảng 10-15 phút. Cách đơn giản nhất là đặt áo thun trên bề mặt chậu nước hoặc bồn rửa tay và sau đó nhẹ nhàng nhấn áo vào nước, đảm bảo nước dầu xả ngấm vào từng sợi vải của áo. Nếu được làm từ chất liệu sợi mềm, áo sẽ có những vùng co rút không đều.
- Vẫn giữ cho áo phẳng ở bên dưới chậu nước tránh cho áo gom lại, trong khoảng một hoặc hai phút để đảm bảo mỗi sợi vải đều thấm hút nước dầu xả. Khi càng thấm nhiều nước thì áo sẽ tự chìm xuống dưới đáy chậu. Ngâm áo như vậy trong khoảng 10-15 phút.
- 4Xả sạch áo. Lấy áo ra khỏi chậu nước, đổ bỏ nước đã dùng và lấy thêm nước sạch vào chậu (hoặc lấy một chậu nước khác). Tương tự như việc xả tóc sau khi dùng dầu xả, bạn cũng phải xả sạch áo để không còn dầu xả khiến áo bị bết dính.
- Từ từ xả sạch áo. Dành 5 phút hoặc tương đương để xả sạch áo, đảm bảo nước sạch thấm vào từng sợi vải.
- 5Tìm một mặt phẳng để trải áo ra. Chẳng hạn như bề mặt máy giặt, mặt bàn hoặc sàn nhà lát gạch bông. Lót vài chiếc khăn để bảo vệ áo (và mặt phẳng, nếu bạn không muốn nó bị ướt).
- Vắt khô nước trong áo để nước không chảy khắp nơi và để áo khô nhanh hơn.
- 6Nếu trên áo có hình ảnh và bạn không muốn nó bị giãn, bạn nên ủi hình ảnh đó ngay ở bước này. Việc kéo giãn áo có thể làm hỏng hình ảnh trên đó. Tuy nhiên, nếu bạn làm khô hình ảnh trước, phần đó sẽ không giãn nhiều như phần dưới và hai bên áo (những chỗ mà bạn muốn kéo giãn) vì chúng vẫn còn ướt.
- 7Đặt cánh tay vào bên trong phần áo mà bạn muốn kéo giãn. Nếu muốn áo rộng hơn, bạn sẽ kéo áo hướng ra ngoài, nhưng đảm bảo không chỉ kéo mạnh tại một vị trí. Việc này có thể để lại “vết lõm” khác thường trên bề mặt áo. Nếu cảm thấy cánh tay của bạn không đủ mạnh để kéo giãn áo đến mức độ mong muốn, bạn có thể thử dùng chân, cây gậy hoặc tìm ai đó với cánh tay khỏe hơn để giúp bạn.
- Nếu muốn áo dài hơn, bạn sẽ kéo từ cổ áo đến lai áo, kéo dài áo theo hướng ngược lại. Thực hiện từ trái sang phải đảm bảo các bên đều được kéo giãn đều nhau.
- 8Trải áo đã kéo giãn trên khăn khô. Nếu lo lắng áo sẽ bị rút lại, bạn nên đặt vật nặng lên các mép áo. Nếu muốn ngực áo hoặc thân áo to hơn, bạn có thể đặt vật nặng trong áo để những vị trí này được kéo giãn thật đều.
- Áo sẽ giữ được hình dạng cho đến lần giặt và sấy khô tiếp theo. Nếu muốn giữ kích thước mới của áo, bạn nên nhớ không cho áo vào máy sấy nữa.
Phương pháp 2 của 7:Kéo giãn áo bằng bàn là
- 1Làm ướt toàn bộ chiếc áo bằng nước ở nhiệt độ thường. Tương tự như thao tác ở phương pháp trên, bạn sẽ làm ướt cả chiếc áo, đảm bảo từng sợi vải đều được thấm nước. Giữ cho áo nằm bằng phẳng dưới đáy chậu nước hoặc bồn rửa tay để đảm bảo áo được làm ướt đều.
- Không cần phải ngâm áo; chỉ cần làm ướt áo. Khi có cảm giác như áo đã ướt đều, bạn sẽ chuyển sang bước tiếp theo.
- 2Đặt áo trên bề mặt phẳng để là. Vắt nhẹ áo để giảm bớt nước, tránh tình trạng áo ướt sũng và nước thấm vào mặt phẳng hoặc bàn để là quần áo. Đảm bảo bất kỳ dụng cụ nào mà bạn dùng để là đều có thể chịu nhiệt. Bàn để là quần áo là lựa chọn tốt nhất, nhưng bạn cũng có thể dùng mặt bàn hoặc sàn nhà nếu là người cẩn thận.
- Nếu muốn, bạn có thể kéo áo ngay lúc này để bắt đầu quá trình kéo giãn áo. Bạn sẽ ngạc nhiên với hiệu quả có được từ việc dùng tay kéo giãn áo.
- 3Dùng bàn là đã được chỉnh ở chế độ thấp vừa là lên áo với lực mạnh. Giữ bàn là bằng một tay và tay còn lại giữ áo, bạn sẽ ấn mạnh và kéo áo bằng bàn là. Đừng chỉ là áo một cách nhẹ nhàng mà bạn sẽ dùng bàn là như một áp lực để kéo giãn áo mỗi khi đặt bàn là lên.
- Nhớ thao tác theo nhiều hướng – kéo lên, kéo xuống và kéo sang hai bên. Sau khi là xong một mặt, bạn sẽ lật mặt còn lại lên để thực hiện tương tự.
- Phương pháp này không thật sự hiệu quả nếu bạn cần tạo độ giãn đáng kể. Nếu bạn chỉ muốn làm cho áo hơi rộng hơn hoặc dài hơn một chút, đây là phương pháp thích hợp nhất.
- 4Hong khô áo. Đảm bảo áo phải được trải phẳng và bạn sẽ kéo áo thêm một lần cuối. Trải áo ra và đặt vật nặng xung quanh các mép áo nếu bạn muốn. Đây là cách để giữ được kích cỡ áo đúng như mong muốn của bạn.
- Để giữ được kích cỡ áo như hiện tại, bạn nên tránh cho áo vào máy sấy. Từ bây giờ, chiếc áo này chỉ nên được hong khô. Thỉnh thoảng bạn vẫn sẽ phải kéo giãn áo, nhưng việc bỏ qua bước sấy sẽ giúp cho áo không bị co lại.
Phương pháp 3 của 7:Kéo giãn áo khi tắm vòi sen
- 1Mặc chiếc áo đó khi tắm vòi sen. Quần áo thường giãn nhiều hơn khi bị ướt. Vì vậy, lần sau khi đi tắm (tắm nước nóng là tốt nhất), bạn nhớ mặc chiếc áo này. Sau đó kéo những chỗ mà bạn muốn áo giãn ra. Đây là cách giúp bạn làm một công đôi việc.
- Việc này nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng bạn thử nghĩ xem nhé: Nếu kéo giãn áo trong khi mặc trên người, bạn có thể kéo giãn những chỗ mà mình muốn thay vì phải kéo giãn toàn bộ áo. Vì vậy, nếu bạn chỉ cần làm cho áo dài hơn hoặc rộng hơn ở phần ngực thì đây là phương pháp thích hợp.
Phương pháp 4 của 7:Kéo giãn áo bằng tay
- 1Thường xuyên kéo giãn áo. Áo thun cotton thường có độ co giãn. Nếu bạn kéo áo nhiều lần, đến một lúc nào đó chiếc áo cũng sẽ giãn ra. Nếu thường xuyên mặc chiếc áo đó, việc liên tục kéo sẽ làm cho áo giãn dần. Chỉ cần đảm bảo không kéo áo quá tay vì áo sẽ không giữ được hình dạng.
Phương pháp 5 của 7:Kéo giãn áo bằng vật nặng
- 1Dùng vật nặng để thay đổi kích cỡ áo. Nếu đã thử một trong các phương pháp trên, bạn sẽ muốn dùng vật nặng để kéo giãn áo đến kích cỡ mong muốn. Tại các mép của áo, bạn có thể đặt vài chiếc cốc, sách hoặc túi gạo để giữ cho áo ở vị trí kéo giãn.
- 2Bạn cũng có thể đặt một số vật bên trong áo. Bạn muốn kéo giãn phần ngực áo phải không? Hãy đặt vài quả bóng quần vợt vào trong áo để kéo giãn vị trí đó. Bạn muốn tay áo rộng hơn à? Vậy thì chỉ cần đặt một vật hình trụ hoặc bát nhỏ vào trong tay áo.
Phương pháp 6 của 7:Kéo giãn áo bằng cơ thể
- 1Đưa áo cho một người cao to hơn bạn mặc hộ. Lưu ý: người có kích thước cơ thể gần giống với bạn sẽ không thể làm cho áo giãn ra đến mức độ như bạn muốn; người có kích thước cơ thể quá to thì không thể mặc vừa chiếc áo đó hoặc sẽ làm cho áo bị giãn quá mức. Do đó, bạn cần tìm người có kích thước cơ thể gần giống với kích cỡ áo mà bạn muốn và nhờ họ giúp đỡ. Họ chỉ cần mặc chiếc áo đó trong một hay hai tiếng; hoặc mặc chiếc áo đó khi ngủ.
Phương pháp 7 của 7:Kéo giãn áo bằng ghế
Phương pháp này chỉ phù hợp với áo cỡ nhỏ hoặc cỡ vừa.
- 1Làm ướt toàn bộ áo. Bạn có thể làm ướt áo bằng máy giặt hoặc nhúng áo vào chậu nước.
- 2Bọc chiếc áo đã vắt bớt nước nhưng vẫn còn ướt vào lưng ghế. Bạn nên chọn ghế với kích cỡ phù hợp và không bị ảnh hưởng bởi nước.
- 3Chờ áo khô. Áo sẽ bị giãn ra theo hình dáng của chiếc ghế khi đã khô.
Lời khuyên
- Việc kéo giãn chỉ hiệu quả trên áo thun cotton 100%. Nếu được làm từ các loại sợi khác như polyester, áo sẽ bị cứng và khó kéo giãn hơn.
- Nếu thật sự thích chiếc áo đó và muốn tiếp tục mặc, bạn nên thường xuyên kéo giãn áo. Chỉ cần nhớ không sử dụng máy sấy quần áo vì nỗ lực kéo giãn áo của bạn sẽ tan thành mây khói.
- Bạn cũng có thể kéo giãn tay áo hoặc cổ áo theo cách tương tự. Cổ áo thường dễ kéo giãn hơn, nên bạn nhớ phải cẩn thận để không kéo quá mạnh tay trong lần xử lý đầu tiên.
- Lưu ý rằng việc kéo giãn áo theo chiều ngang thường làm cho chiều dài áo ngắn lại; nếu muốn giữ nguyên độ dài áo, bạn chỉ kéo giãn đường viền vai áo và lai áo. Trải áo trên mặt phẳng để hong khô và đảm bảo các phần trên áo có tỷ lệ kéo giãn như nhau.
- Phương pháp kéo giãn có thể thực hiện trên áo len hoặc vật liệu co giãn khác, nhưng bạn phải kéo thật cẩn thận vì những chất liệu này mỏng manh hơn chất liệu áo thun.
Những thứ bạn cần
- Áo thun
- Chậu nước hoặc bồn rửa tay
- Dầu xả hoặc bàn là
- Nước
- Khăn
- Vật nặng như sách hoặc cốc (tùy chọn)
- 1Đưa áo cho một người cao to hơn bạn mặc hộ. Lưu ý: người có kích thước cơ thể gần giống với bạn sẽ không thể làm cho áo giãn ra đến mức độ như bạn muốn; người có kích thước cơ thể quá to thì không thể mặc vừa chiếc áo đó hoặc sẽ làm cho áo bị giãn quá mức. Do đó, bạn cần tìm người có kích thước cơ thể gần giống với kích cỡ áo mà bạn muốn và nhờ họ giúp đỡ. Họ chỉ cần mặc chiếc áo đó trong một hay hai tiếng; hoặc mặc chiếc áo đó khi ngủ.
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Cách làm giãn áo thun bị chật đáng xem nhất 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.